Giải SGK Lịch sử 6 Bài 16 (Cánh diều): Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc

Tải xuống 3 2.7 K 2

Với giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc chi tiết bám sát nội dung sgk Lịch sử 6  Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 6 Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 83 Lịch Sử lớp 6: Qua các hình 16.1, 16.2, 16.3, hãy nêu tên một số nét văn hóa của người Việt vẫn được giữ gìn và phát triển trong thời Bắc thuộc.

Qua các hình 16.1, 16.2, 16.3, hãy nêu tên một số nét văn hóa của người Việt

Lời giải:

- Một số nét văn hóa của người Việt vẫn được giữ gìn và phát triển trong thời Bắc thuộc:

+ Tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình.

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

+ Các lễ hội.

Câu hỏi 2 trang 84 Lịch Sử lớp 6: Quan sát các hình từ 16.4 đến 16.9 và đọc thông tin, hãy cho biết việc tiếp thu các yếu tố bên ngoài đến phát triển văn hóa dân tộc như thế nào?

Quan sát các hình từ 16.4 đến 16.9 và đọc thông tin, hãy cho biết việc tiếp thu

Lời giải:

- Trong thời Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu một cách chủ động, có chọn lọc và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển văn hóa truyền thống thêm đặc sắc và đa dạng. Điều này được thể hiện ở một số điểm sau:

+ Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hán, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ.

+ Học một số phát minh kĩ thuật như: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh…

+ Tiếp thu một số lễ tết, như: tết Hàn thực, Đoan Ngọ, Trung thu… nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt. Ví dụ: tết Trung Thu với người Hán là tết đoàn viên; với người Việt là tết thiếu nhi…

+ Tiếp thu Đạo giáo và đón nhận một số dòng Phật giáo từ Trung Quốc truyền bá sang.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập trang 84 Lịch Sử lớp 6: Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc có ý nghĩa to lớn trong việc:

+ Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Làm thất bại âm mưu đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc.

+ Tiếp thu có chọn lọc, có sáng tạo những trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển văn hóa truyền thống thêm đặc sắc và đa dạng.

Vận dụng trang 84 Lịch Sử lớp 6: Những phong tục nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay?

Lời giải:

- Những phong tục nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay:

+ Tục ăn trầu.

+ Tục làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết.

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc

1. Giữ gìn văn hóa dân tộc

- Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình:

+ Truyền dạy tiếng Việt cho con, cháu; nghe – nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.

+ Duy trì các phong tục – tập quán, như: thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc; nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình...

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 16 : Cuộc đấu tranh giữ gì ? và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc | Cánh diều

2. Phát triển văn hóa dân tộc

- Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc, như:

+ Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 16 : Cuộc đấu tranh giữ gì ? và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc | Cánh diều

+ Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng phù hợp với văn hóa của người Việt.

+ Tiếp thu chữ Hán.

+ Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được truyền bá ngày càng sâu rộng.

Bài giảng Lịch sử 6 Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc - Cánh diều

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống