Với giải Câu hỏi 1 trang 133 Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 12: Núi lửa và động đất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 12: Núi lửa và động đất
Câu hỏi 1 trang 133 Địa Lí lớp 6: Núi lửa
1. Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy mô tả hiện tượng núi lửa và nguyên nhân hình thành núi lửa.
2. Theo em, núi lửa phun trào sẽ gây ra những hậu quả gì?
Lời giải:
1. Mô tả hiện tượng núi lửa:
- Núi lửa gồm các bộ phận: miệng núi lửa, ống phun, dung nham, lò mắc-ma, miệng phụ và tro bụi khi núi lửa phun ra tạo nên.
- Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng đất sẽ được giải phóng ra ngoài tạo ra dung nham và tro bụi.
- Nguyên nhân hình thành núi lửa
+ Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng.
+ Dưới lòng Trái Đất luôn chịu áp lực của các dòng chảy mắc-ma, khi dòng mắc-ma phun trào lên trên qua miệng núi sẽ tạo thành núi lửa.
+ Các hoạt động nội sinh, tách xa nhau hoặc xô vào nhau của các địa mảng cũng tạo ra núi lửa.
2. Những hậu quả của núi lửa phun trào
- Làm mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi.
- Núi lửa phun gây thiệt hại cho các vùng lân cận.
- Tro bụi và dung nham vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại về nguời và tài sản.
- Tro bụi núi lửa gây ô nhiễm không khí.
Lý thuyết Núi lửa
- Nguyên nhân sinh ra núi lửa: Do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.
- Các bộ phận của núi lửa: Lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun, dung nham và tro bụi.
- Hậu quả: Gây hại đến tính mạng con người, môi trường, đời sống và sản xuất.
- Dấu hiệu nhận biết: Mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,...
Xem thêm các bài giải bài tập Địa lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: