Hãy trình bày những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp

Tải xuống 1 5.5 K 2

Với giải câu hỏi 4 trang 47 Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch Sử 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Câu hỏi 4 trang 47 Lịch Sử lớp 6: Hãy trình bày những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp. Những ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang là gì?

Lời giải:

- Những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang Hi Lạp:

+ Mỗi thành bang lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng.

+ Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.

+ Mô hình thể chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau. Ví dụ: thành bang Xpac-ta theo thể chế Cộng hòa quý tộc; thành bang A-ten theo thể chế dân chủ chủ nô.

- Ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang:

+ Có thể đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực (vì mỗi thành bang là 1 nhà nước).

+ Dù cho mô hình thể chế chính trị của các thành bang có sự khác biết, song về cơ bản, các thành bang đều theo chế độ dân chủ, trong đó: các công dân có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước.

Lý thuyết Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp

- Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IX TCN, ở Hy Lạp đã hình thành hàng trăm nước nhỏ được gọi là nhà nước thành bang.

+ Mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại | Kết nối tri thức

+ A-ten là thành bang quan trọng nhất, tiêu biểu cho chế độ dân chủ của Hy Lạp cổ đại.

+ Để bảo vệ cho nền dân chủ và ngăn chặn những âm mưu đảo chính, "chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò" đã được thực hiện.

- Đến thế kỉ I TCN, Hy Lạp bị đế quốc La Mã thôn tính.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 44 Bài 10 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Không có cơ sở của văn minh Hy Lạp và La Mã...

Câu hỏi 1 trang 45 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát lược đồ, hãy cho biết vị trí địa lí của Hy Lạp cổ đại có điểm gì nổi bật...

Câu hỏi 2 trang 45 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, với điều kiện tự nhiên như trên, cư dân Hy Lạp cổ đại có ưu thế...

Câu hỏi 3 trang 46 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào nội dung ở trên và quan sát lược đồ, em hãy cho biết vị trí đại lí...

Câu hỏi 5 trang 47 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào thông tin trong mục và sơ đồ trên, hãy trình bày tổ chức nhà nước...

Câu hỏi 6 trang 49 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại...

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 49 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 49 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Có ý kiến cho rằng: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 49 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, thành tựu văn hóa nào của Hy Lạp, La Mã cổ đại...

 

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống