Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em thích nhất thành tựu nào

Tải xuống 2 1.7 K 1

Với giải luyện tập và vận dụng 2 trang 43 Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch Sử 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 43 Lịch Sử lớp 6: Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em thích nhất thành tựu nào? Vì sao?

Lời giải:

- Trong các thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ đại, em ấn tượng nhất với “Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng”.

Hầm mộ binh mã rỗng cách lăng Tần Thủy Hoàng (huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây) khoảng 1.500m về phía Đông. Cho đến nay, Trung Quốc đã phát hiện 4 hầm mộ binh mã rỗng, trong đó có 1 hầm chưa xây dựng xong, vì vậy ở đây không có tượng lính và tượng ngựa tùy táng. Trong 3 hầm mộ binh mã rỗng, hầm số 1 có quy mô lớn nhất, chạy từ Đông sang Tây, dài 210 mét, rộng khoảng 60 mét, tổng diện tích khoảng 13.000m2.. Trong 3 hầm mộ binh mã rỗng còn lại, hầm số 1 là hầm của Hữu quân, thiết lập một thế trận hùng mạnh với bộ binh là chính. Hầm mộ số 2 là hầm mộ của Tả quân với thế trận rất quy mô, gồm có chiến xa, kỵ binh và bộ binh. Hầm mộ chưa xây dựng xong là hầm mộ dành cho Trung quân theo dự định...

Tượng binh mã rỗng không những có giá trị về mặt nghệ thuật, mà còn có thể giúp nhân loại giải đáp nhiều thắc mắc của các nhà nghệ thuật đương đại về vấn đề chiến tranh thời cổ đại ở Trung Quốc. 

·         Hầm mộ binh mã rỗng thời Tần Thuỷ Hoàng rất quy mô, tổng cộng có 20.780m2, hiện nay ngành chức năng Trung Quốc chỉ mới khai quật được 1 phần. 

·         Xét về cách xếp các tượng lính và tượng ngựa đã khai quật cho thấy, cả 3 hầm mộ cổ đã chôn hơn 130 chiến xa, 500 ngựa gốm kéo xe, 116 chiếc yên ngựa của kỵ binh, gần 8.000 tượng lính kéo xe, tượng kỵ binh và bộ binh. Những tượng lính và tượng ngựa trông rất giống người thật và ngựa thật. Các tượng lính đều cao trên 1,8 mét. Những tượng lính và tượng ngựa đứng oai nghiêm xếp hàng rất trật tự là hình ảnh thu nhỏ, nói lên tiềm lực quân đội hùng hậu của nhà Tần. 

Kết quả khai quật cho thấy chủ yếu tượng được đúc kết hợp giữa mô hình thật với phương pháp nặn tượng. Người ta lấy đất sét ở địa phương làm nguyên liệu nặn tượng. Trước hết làm phần đầu, phần thân và chân tay, bên trong tượng đúc rỗng, sau đó lắp ghép từng bộ phận lại với nhau, đợi đến sắp khô mới bắt đầu chạm khắc các chi tiết như tai, mũi, mắt, miệng, tóc, trang phục...
Sau khi tượng hoàn thành, phải đợi tượng khô hoàn toàn mới cho vào lò nung. Công nghệ làm tượng ngựa cũng tương tự. Chính vì các tượng lính và tượng ngựa được làm từng cái một cho nên mỗi tượng có nét khác nhau trông rất độc đáo. Đặc biệt là nét mặt rất phong phú và sinh động.

=> Việc khai quật binh mã rỗng vào năm 1974 một lần nữa đánh thức nền văn minh thời cổ Trung Quốc, mở ra cánh cửa để người đương đại tìm hiểu kho tàng lịch sử bị vùi trong hàng ngàn năm.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Người đặt nền móng cho nền sử học ở Trung Quốc là

A. Hàn Phi Tử.      

B.  Ban Cố.

C. Phạm Diệp.      

D. Tư Mã Thiên.

Đáp án: D.

Người đặt nền móng cho nền sử học ở Trung Quốc là Tư Mã Thiên (SGK Lịch Sử 6/ trang 43).

Câu 2. Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ Trung Quốc (năm 221 TCN) thông qua con đường nào?

A. Đồng hóa văn hóa.

B. Chiến tranh.

C. Ngoại giao. 

D. Luật pháp.

Đáp án: B.

Sau triều đại nhà Chu, Trung Quốc lại bị chia thành nhiều nước nhỏ. Trong đó, nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn mạnh nhất, lần lượt tiêu diệt các đối thủ thông qua con đường chiến tranh, thống nhất lãnh thổ Trung Quốc vào năm 221 TCN (SGK Lịch Sử 6/ trang 41).

Câu 3. Từ thời nhà Thương, người Trung Quốc đã khắc chữ lên

A. những tấm đất sét còn ướt.

B. giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút.

C. mai rùa, xương thú.

D. giấy làm từ bột gỗ.

Đáp án: C.

Từ thời nhà Thương, người Trung Quốc đã khắc chữ lên mai rùa, xương thú (gọi là giáp cốt văn) – SGK Lịch Sử 6/ trang 42.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 39 Bài 9 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã chế tạo...

Câu hỏi 1 trang 40 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, sông Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động như thế nào...

Câu hỏi 2 trang 41 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào...

Câu hỏi 3 trang 41 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy xây dựng đường thời gian từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy...

Câu hỏi 4 trang 42 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Kể tên một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại...

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 43 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại có những đặc điểm gì nổi bật...

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống