Với giải bài tập Lịch sử 6 Bài 4: Nguồn gốc loài người chi tiết bám sát nội dung sgk Lịch Sử 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 6 Bài 4: Nguồn gốc loài người
Câu hỏi giữa bài
Lời giải:
* Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về màu da giữa người châu Phi và châu Âu:
- Độ sáng tối của da là do số lượng các hắc tố trong da quyết định.
+ Người châu Âu có ít hắc tố nên màu da rất nhạt.
+ Người châu Phi nhiều hắc tố nên da màu đen hoặc nâu đen.
- Các nhà khoa học cho biết, màu da của người là kết quả thích ứng với môi trường trong quá trình tiến hóa lâu dài.
+ Người châu Phi do sống ở vùng vĩ độ thấp, nhiều ánh nắng, cường độ nắng gay gắt => tia cực tím xâm nhập vào da, gây hại và khiến da bị tổn thương, khi đó cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra hắc tố (melanin) bảo vệ tế bào da => lượng hắc tố cao khiến da đen sạm đi.
+ Người châu Âu sống ở vùng vĩ độ cao, ánh nắng mặt trời chiếu không mạnh nên da họ có ít hắc tố hơn => da của họ sáng hơn.
* Người châu Phi và Châu Âu đều có chung một nguồn gốc (được tiến hóa qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ).
Lời giải:
- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua các giai đoạn là: Vượn người; Người tối cổ và Người tinh khôn.
- Niên đại tương ứng với các giai đoạn:
+ Loài Vượn cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng 6 triệu năm.
+ Cách ngày nay khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh của loài Vượn cổ đã phát triển lên thành Người tối cổ.
+ Cách ngày nay khoảng 15 vạn năm, người Tối cổ đã tiến hóa thành Người tinh khôn.
Lời giải:
- Những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam:
+ Ở Việt Nam:
+ Ở các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á:
- Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Nam Á đã chứng tỏ tại khu vực Đông Nam Á (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) từ rất sớm đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người.
Luyện tập & Vận dụng
Lời giải:
- Tại khu vực Đông Nam Á (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) từ rất sớm đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Dấu tích của người tối cổ (bao gồm: di cốt hóa thạch và công cụ đồ đá) được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á và cả ở Việt Nam:
+ Ở Việt Nam, dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy tại:
· Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
· Núi Đọ (Thanh Hóa).
· An Khê (Gia Lai).
· Xuân Lộc (Đồng Nai).
+ Ở các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á, dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy tại:
· Lang Xpen (Campuchia).
· Pôn-đa-ung và A-ni-at (Mianma).
· Kho-ta Tam-pan và Ni-a (Malaixia).
· Tri-nin (In-đô-nê-xia).
Lời giải:
- Điểm khác biệt giữa Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn:
Vượn người |
Người tối cổ |
Người tinh khôn |
- Có khả năng đi, đứng bằng 2 chi sau. |
- Đi, đứng hoàn toàn bằng 2 chân. - Chưa loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể mình, ví dụ: + Trán còn thấp, bợt ra sau. + U mày nổi cao. + Trên cơ thể vẫn còn lớp lông dày. |
- Có cấu tạo cơ thể như người ngày nay: + Cương cốt nhỏ. + Cơ thể gọn và linh hoạt. + Bàn tay nhỏ, khéo léo. + Trán cao, mặt phẳng. |
Lời giải:
- Học sinh có thể tham khảo hình ảnh và những thông tin dưới đây về quá trình tiến hóa từ vượn thành người (trên thế giới):
Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 4: Nguồn gốc loài người
1. Quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người
- Quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người đã diễn ra cách đây hàng triệu năm.
+ Cách ngày nay khoảng 5 - 6 triệu năm, đã có một loài Vượn người sinh sống.
+ Từ loài Vượn người, một nhánh đã phát triển lên thành Người tối cổ. Dạng người này xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước.
+ Khoảng 15 vạn năm trước, Người tối cổ biến đổi thành Người tinh khôn.
2. Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam
- Tại khu vực Đông Nam Á:
+ Quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người đã diễn ra từ rất sớm.
+ Dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á. Đó là những di cốt hóa thạch và công cụ đá do con người chế tạo.
- Ở Việt Nam:
+ Đã phát hiện răng của Người tối cổ ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn),...
+ Những công cụ đá được ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ cũng đã có mặt ở An Khê (Gia Lai), Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước),...