Bài thơ Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương - Nội dung, tác giải, tác phẩm

Tải xuống 3 7.4 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tác phẩm Bánh trôi nước gồm đầy đủ nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt hay. Tài liệu có 3 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Bánh trôi nước Ngữ văn lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Bánh trôi nước – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt:

BÁNH TRÔI NƯỚC

Bài giảng: Bánh trôi nước

Nội dung bài thơ: Bánh trôi nước

Bài thơ Bánh trôi nước - nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả Hồ Xuân Hương

Bài thơ Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương - Nội dung, tác giải, tác phẩm (ảnh 1)

1. Tiểu sử 

- Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất.

- Theo các tài liệu lưu truyền quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.

- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề làm lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.

- Hồ Xuân Hương xinh đẹp, thông minh đi niều nơi, giao thiệp với rộng (quen biết nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du).

- Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

- Theo giới nghiên cứu hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ tương truyền là của Hồ Xuân Hương.

- Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.

b. Phong cách nghệ thuật

- Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

- Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ

→ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng của tác giả

- Nét phóng túng và tiềm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương luôn gây nguồn cảm hứng vô tận cho hậu thế.

II. Tìm hiểu về tác phẩm Bánh trôi nước

Bài thơ Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương - Nội dung, tác giải, tác phẩm (ảnh 2)

1. Giá trị nội dung

- Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi

- Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.

2. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian

- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

3. Hoàn cảnh sáng tác

- Sống giữa một thời đại phong kiến xã hội trọng nam khinh nữa, đa thê thiếp khiến cho người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu là cảnh bất hạnh và những số phận bị hắt hủi đau thương. Bản thân là một nữ sĩ Hồ xuân Hương đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phu nữ thời phong kiến cho nên bà đã chiêm nghiệm và sáng tác lên bài thơ này.

4. Bố cục

* Bố cục: 2 phần

   + Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh chiếc bánh trôi nước.

   + Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.

5. Ý nghĩa nhan đề

  Tác giả đặt nhan đề này với ý nghĩa ví người phụ nữ thời đó như chiếc bánh trôi nước. Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ và sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ. Nói lên phẩm chất của người người phụ nữ phong kiến ko thất bại

6. Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

7. Thể thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt

III. Dàn ý phân tích bài thơ Bánh trôi nước

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương

- Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước (khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật)

2. Thân bài

a. Hình ảnh bánh trôi nước

- Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn

- Cách thức làm bánh:

   + Bảy nổi ba chìm

   + Tùy thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh: rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

- Nhân bánh có màu đỏ: tấm lòng son

⇒ Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh. Nghĩa tả thực của bài thơ là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.

b. Hình ảnh người phụ nữ

- Trắng, tròn: vẻ đẹp ngoại hình duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ

- Số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc của người phụ nữ:

   + Bảy nổi ba chìm

   + Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

- Vẻ đẹp tâm hồn với tấm lòng thủy chung, son sắt: tấm lòng son

⇒ Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ

   + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, xây dựng nhiều tầng ý nghĩa,…

- Mở rộng: liên hệ với những câu ca dao viết về người phụ nữ bắt đầu bằng cụm từ “thân em”

IV. Phân tích bài thơ Bánh trôi nước

Bài văn mẫu

Chúng ta đang sống trong trong một xã hội bình đẳng, dân chủ - nơi mà con người được hưởng tất cả những quyền tự do, hạnh phúc. Nơi không có chiến tranh, không có áp bức, không có bất công hay phân biệt đối xử. Đó chính là một cuộc sống mà con người ta hằng mong ước. Nhưng đó lại là điều xa xỉ ở trong xã hội cũ. Con người khao khát bình đẳng, khao khát quyền làm chủ, đặc biệt là người phụ nữ. Điều đó lại càng thể hiện rõ hơn trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Mở đầu bài thơ, Hồ Xuân Hương sử dụng mô-típ quen thuộc “thân em” để có thể ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp đầy đặn, mặn mà. Chỉ bằng hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhưng gợi lên cho người đọc sự thuần khiết, tinh khôi của người phụ nữ - những người đáng ra phải nhận được sự quan tâm, chở che và bảo vệ.

Nhưng cuộc đời họ lại chịu nhiều cay đắng. Ở câu thơ thứ hai, tác giả đã sử dụng câu thành ngữ “bảy nổi ba chìm” một cách khéo léo, đầy tinh tế để gợi tả về số phận “bất hạnh” của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị chà đạp, bị những định kiến của xã hội làm cho cuộc đời bấp bênh, trôi nổi, không biết đến ngày mai. Cái thân phận yếu ớt, mảnh mai ấy làm sao có thể chịu được những sóng gió, vùi dập, cứ lênh đênh không có một bến bờ để neo đậu. Không cần dùng những câu nói hay những động từ có tác động mạnh đến người đọc, nhưng những hình ảnh ẩn dụ của Hồ Xuân Hương lại có ấn tượng mạnh mẽ đến vậy. Người phụ nữ trong xã hội ấy, họ không được định đoạt số phận, không được "quyền" quyết định hạnh phúc của mình mà cứ thế phó mặc cho cuộc đời đưa đẩy. Đọc đến câu thơ này, nhiều người đọc sẽ phải thốt lên: "Làm sao có thể để cho người phụ nữ chân yếu tay mềm, yếu ớt nhưng vậy phải gánh chịu những bão bùng của cuộc đời, vậy phải chăng trên thế gian này không còn ai giống "Từ Hải" để có thể cứu giúp những thân phận người phụ nữ đầy bất hạnh như Thúy Kiều nữa?"

Cái thân phận yếu mềm, tủi nhục và không biết đến ngày mai ấy cứ phó mặc cho cuộc đời, phó mặc cho "kẻ nặn" cái quyền được "điều khiển" cuộc đời mình. Dù họ có vùng vẫy như thế nào đi chăng nữa thì cuộc đời họ cũng không thể thoát khỏi được. Vậy vì sao lại vậy? Vì sao họ lại tiếp tục căm chịu như vậy? Phải chăng do họ sợ? Không, bởi vì họ nhận thức sâu sắc rằng, dù họ có làm gì đi chăng nữa thì cũng không thể nào có thể chống lại những định kiến của xã hội, đã được bồi đắp hàng nghìn năm. Cái chế độ khiến con người ta đi vào bế tắc và không muốn phản kháng lại nữa. Vậy biết đến bao giờ họ mới có thể có một cuộc sống tự lập riêng cho chính mình, để họ có thể được sống theo ý mình, để họ có thể được làm chính họ?

Giọng thơ dù thể hiện nỗi đau, sự tủi nhục, cam chịu của người phụ nữ nhưng vẫn giữ thái độ kiên trì, bền vững "tấm lòng son" - một biểu hiện tượng trưng cho phẩm chất thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với chồng với con. Dù cho họ bị vùi dập đến đâu, dù có đau khổ đến nhường nào họ vẫn sẽ là một người vợ, người mẹ, người con hiếu thảo, chịu thương chịu khó, hết mực với chồng với con. Đó chính là phẩm chất ngàn đời của người phụ nữ Việt không thể thay thế được. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ cảm xúc mạnh mẽ của tác giả: sự đồng cảm sâu sắc đối với những người phụ nữ đang là "tù nhân" của xã hội phong kiến và sự phẫn nộ đối với những "kẻ nặn" - những kẻ trực tiếp gây ra những nỗi đau cho chính những người phụ nữ đáng ra họ phải được hưởng nhiều hơn là cam chịu như vậy.

Bài thơ dù rất ngắn nhưng lại khắc họa được hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam thông qua hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả mong muốn thông qua bài thơ, góp một tiếng lòng, sự đồng cảm sâu sắc đối với những người phụ nữ và thức tỉnh những “kẻ nặn” - hãy biết trân trọng và thương yêu những người phụ nữ ở bên cạnh mình.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống