Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 38: Quốc tế thứ nhất chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 6 trang gồm 11 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử lớp 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 38 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 10.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 6 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 11 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 38 có đáp án: Quốc tế thứ nhất:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10
BÀI 38: QUỐC TẾ THỨ NHẤT
Câu 1: Nội dung nào không phải mục tiêu hoạt động của Quốc tế thứ nhất?
A. Truyền bá học thuyết Mác.
B. Chống những tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.
C. Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa kinh tế.
D. Kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động Pari.
Đáp án : Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội)
+ Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.
+ Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa kinh tế và chính trị quan trọng: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Quốc tế thứ nhất được thành lập trong hoàn cảnh nào?
A. Cuộc đấu tranh của công nhân trong tình trạng phân tán về tổ chức, thiếu thống nhất về tư tưởng
B. Phong trào công nhân thu được nhiều thắng lợi quan trọng
C. Công nhân và nông dân đã đoàn kết trong một mặt trận
D. Giới chủ đã có những thỏa hiệp đối với công nhân
Đáp án : Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.
=> Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước. Ngày 28-9-1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế thứ nhất, phong trào công nhân có nhiều biến chuyển, ngoại trừ
A. Nhiều chính đảng của công nhân các nước được thành lập
B. Công nhân tham gia ngày càng nhiều vào các phong trào đấu tranh chính trị
C. Các tổ chức quần chúng của công nhân được thành lập
D. Ủng hộ cuộc đấu tranh của người lao động Pa-ri, đoàn kết công nhân quốc tế
Đáp án : Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế thứ nhất, phong trào công nhân có nhiều biến chuyển:
- Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.
- Giúp đỡ phong trào công nhân, đặc biệt kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động ở Pa-ri (1871).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến bùng nổ phong trào công nhân giữa thế kỉ XIX?
A. Ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản.
B. Chính sách thiếu dân chủ của chính quyền.
C. Công nhân ngày càng đông đảo và mức độ tập trung cao.
D. Chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng.
Đáp án : Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân càng tăng thêm đông đảo và mức độ tập trung khá cao, đặc biệt ở những trung tâm công nghiệp. Ách áp bức bóc lột đối với công nhân tăng thêm => Những cuộc đấu tranh mới của công nhân không ngừng diễn ra.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Nét nổi bật nhất của phong trào công nhân dưới tác động của Quốc tế thứ nhất là gì?
A. Giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt.
B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ hơn về vai trò của giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
C. Phong trào diễn ra liên tục và mạnh mẽ.
D. Quốc tế thứ nhất ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh hơn.
Đáp án : Những nét nổi bật của phong trào công nhân dưới tác động của Quốc tế thứ nhất bao gồm:
- Ngày 28 - 9 - 1864. công nhân Anh và đại biểu công nhân nhiều nước châu Âu tham gia mít tinh có tổ chức, sau đó thành lập "Hội Liên hiệp lao động quốc tế", còn gọi là Quốc tế thứ nhất. Mác là đại biểu của công nhân Đức đã trở thành "linh hồn" của Quốc tế thứ nhất.
- Từ khi thành lập đến năm 1870. Quốc tế thứ nhất thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác, qua đó thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển tích cực, tự giác.
=> Giai cấp công nhân từ đây đã trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức được rõ hơn về vai trò của giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế của công nhân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Cho đến giữa thế kỉ XIX, giai cấp công nhân có sự biến chuyển như thế nào?
A. đông đảo, tập trung mức độ khá cao.
B. đông đảo, tập trung mức độ rất cao.
C. tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
D. giảm về số lượng và tính tập trung.
Đáp án : Giữa thế kỷ XIX, đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân giữa thế kỉ XIX có điểm hạn chế gì?
A. Phân tán, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng vô sản.
B. Phân tán, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng.
C. Tập trung, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng phi vô sản.
D. Tập trung, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn.
Đáp án : Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Ngày 28 - 9 – 1864, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn đã thông qua nghị quyết thành lập
A. Quốc tế thứ hai.
B. Hội liên hiệp quốc tế.
C. Quốc tế thứ nhất.
D. Hội liên hiệp lao động.
Đáp án : Ngày 28 - 9 – 1864, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Từ tháng 5-1864 đến tháng 7-1876, Quốc tế thứ nhất đã tiến hành bao nhiêu kì đại hội?
A. hai kì đại hội.
B. ba kì đại hội.
C. bốn kì đại hội.
D. năm kì đại hội.
Đáp án : Trong thời gian tồn tại từ tháng 9-1864 đến tháng 7-1876, Quốc tế thứ nhất đã tiến hành 5 kì đại hội.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Tổ chức quốc tế đầu tiên góp phần truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác vào trong phong trào công nhân quốc tế có tên là
A. Hội liên hiệp lao động quốc tế.
B. Hội liên hiệp quốc dân.
C. Hội liên hiệp quốc tế.
D. Hội công nhân quốc tế.
Đáp án : Bằng những đóng góp của mình, Quốc tế thứ nhất (gọi khác là Hội liên hiệp lao động quốc tế) là tổ chức quốc tế đầu tiên góp phần truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Ý nào sau đây không minh chứng C. Mác là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”?
A. Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
B. Đưa Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng sai lệch.
C. Soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
D. Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội thành lập Quốc tế thứ nhất.
Đáp án : Mác được xem là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất” do:
- Chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội để thành lập Quốc tế thứ nhất.
- Đứng đầu ban lãnh đạo, đưa Quốc tế thứ nhất chống lại những tư tưởng sai lệch, thông qua các nghị quyết đúng đắn.
- Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
Đáp án cần chọn là: C