Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16 có đáp án: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

Tải xuống 4 3.4 K 19

 Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Công nghệ 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10 sắp tới.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16 có đáp án: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa:

TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 10

Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

Câu 1: Bệnh khô vằn lúa do loại nào sau đây gây nên?

A. Vi khuẩn

B. Nấm

C. Tuyến trùng

D. Đáp án khác

Đáp án: B. Nấm

Giải thích: Bệnh khô vằn lúa do nấm gây nên – SGK trang 52

Câu 2: Bệnh đạo ôn gây hại ở bộ phận nào của cây lúa được coi là nặng và thiệt hại nặng nhất?

A. Đạo ôn trên lá

B. Đạo ôn trên thân cây lúa

C. Đạo ôn cổ bông

D. Tất cả các bộ phân trên của cây lúa

Đáp án: D. Tất cả các bộ phân trên của cây lúa

Giải thích: Bệnh đạo ôn là bệnh có thể gây hại cho lúa ở tất cả các bộ phận trên mặt đất và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau – SGK trang 52

Câu 3: Trên đất giàu mùn, giàu đạm, cây trồng dễ mắc bệnh:

A. Đạo ôn, bạc lá

B. Khô vằn, đạo ôn

C. Tiêm lửa, đạo ôn

D. Khô vằn, tiêm lửa

Đáp án: A. Đạo ôn, bạc lá

Giải thích:Trên đất giàu mùn, giàu đạm, cây trồng dễ mắc bệnh: Đạo ôn, bạc lá. Do đất mùn, giàu đạm sẽ làm lá của cây trồng phát triển mạnh. Bệnh bạc lá gây hại trên phiến lá, bệnh đạo ôn gây hại ở tất cả các bộ phận của lá

Câu 4: Biện pháp nào sau đây không sử dụng để ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển:

A. Xử lý đất

B. Xử lý hạt giống, chọn giống sạch

C. Vệ sinh đồng ruộng

D. Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí

Đáp án: D. Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí

Giải thích:Biện pháp sử dụng để ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển như: xử lí đất, hạt giống, vệ sinh đồng ruộng…

Câu 5: Sâu gây hại lúa nào sau đây có vòng đời biến thái không hoàn toàn?

A. Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ

B. Sâu cuốn lá lúa loại lớn

C. Rầy nâu hại lúa

D. Sâu đục thân bướm hai chấm

Đáp án: C. Rầy nâu hại lúa

Giải thích: Sâu gây hại lúa nào sau đây có vòng đời biến thái không hoàn toàn là: Rầy nâu hại lúa: Trứng → Rầy non → Trưởng thành – Hình 16.3 – SGK trang 51

Câu 6: Bệnh bạc lá lúa do loại nào sau đây gây nên?

A. Vi khuẩn

B. Vi rút

C. Tuyến trùng

D. Đáp án khác

Đáp án: A. Vi khuẩn

Giải thích: Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn gây ra – SGK trang 52

Câu 7: Điều kiện thời tiết như thế nào thích nghi cho loại bệnh bạc lá lúa phát sinh phát triển?

A. Thời mát, có nhiều sương muối

B. Thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa bão trong mùa hè

C. Tiết trời mát mẻ, khô ráo

D. Trời âm u

Đáp án: B. Thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa bão trong mùa hè

Giải thích:Thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa bão trong mùa hè là điều kiện thích hợp cho loại bệnh bạc lá lúa phát sinh phát triển

Câu 8:Biểu hiện của ruộng lúa bị bạc lá?

A. Vết bệnh có đường viền gợn sóng màu nâu đậm.

B. Bệnh gây hại trên phiến lá lúa

C. Phần lá mắc bệnh bị chết làm cho lá khô trắng

D. Tất cả ý trên

Đáp án: D. Tất cả ý trên

Giải thích:Biểu hiện của ruộng lúa bị bạc lá:

+ Vết bệnh có đường viền gợn sóng màu nâu đậm ngăn cách phần bệnh và phần khỏe.

+ Bệnh gây hại trên phiến lá lúa.

+ Phần lá mắc bệnh bị chết làm cho lá khô trắng – SGK trang 52

Câu 9:Giai đoạn nào của sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng nhất cho cây lúa?

A. Giai đoạn sâu non

B. Giai đoạn nhộng

C. Giai đoạn sâu trưởng thành

D. Giai đoạn bướm

Đáp án: A. Giai đoạn sâu non

Giải thích: Giai đoạn sâu non sẽ nhả tơ cuốn lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại, sâu non ở trong ăn lá – SGK trang 51

Câu 10:Rầy trưởng thành cánh dài thường đẻ trứng ở bộ phận nào của cây lúa?

A. Mặt sau lá lúa

B. Trên các bẹ hoặc gân lá

C. Trên thân cây lúa

D. Tất cả ý trên

Đáp án: D. Tất cả ý trên

Giải thích: Rầy trưởng thành cánh dài thường đẻ trứng ở: mặt sau lá lúa, trên các bẹ hoặc gân lá. trên thân cây lúa - Hình 16.3 – SGK trang 51

Xem thêm
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16 có đáp án: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16 có đáp án: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16 có đáp án: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16 có đáp án: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống