Địa Lí 10 Bài 2 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Tải xuống 15 1.8 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 15 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và 22 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ môn Địa lí lớp 12 có những nội dung sau:

 Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ Địa lí lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: 

ĐỊA LÍ 10 BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Phương pháp biểu hiện Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện
1.1. Phương pháp kí hiệu

Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

Các dạng kí hiệu:

- Kí hiệu hình học

- Kí hiệu chữ

- Tượng hình

- Vị trí phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng

- Chất lượng của đối tượng.

1.2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội.

- Hướng di chuyển của đối tượng.

- Khối lượng của đối tượng di chuyển.

- Chất lượng của đối tượng di chuyển.

1.3. Phương pháp chấm điểm Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

1.4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó.

- Số lượng của đối tượng.

- Chất lượng của đối tượng.

- Cơ cấu của đối tượng.

2. Một số ví dụ điển hình các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 2.2. Công nghiệp điện Việt Nam, năm 2002

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Lý thuyết Địa Lí 10 đầy đủ nhất

Hình 2.3a. Gió và bão ở Việt Nam, 2.3b. Phân bố dân cư châu Á, 2.3c. Diện tích và sản lượng lúa năm 2000

- Hình 2.1 và 2.2 là những kí hiệu hình học và thể hiện đối tượng địa lí tiêu biểu trên bản đồ của phương pháp kí hiệu.

- Hình 2.3a là ví dụ tiêu biểu thể hiện đối tượng địa lí lên bản đồ của phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

- Hình 2.3b là ví dụ tiêu biểu thể hiện đối tượng địa lí lên bản đồ của phương pháp chấm điểm.

- Hình 2.3c là ví dụ tiêu biểu thể hiện đối tượng địa lí lên bản đồ của phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Phần 2: 22 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu 1: Trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ, người ta dùng cách.

A. đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

B. đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

C. đặt các điểm chấm vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

D. khoanh vùng các đơn vị lãnh thổ đó.

Lời giải:

Trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, người ta thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện:

A. Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ

B. Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ

C. Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ

D. Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ

Lời giải:

Trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, người ta thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

⇒ Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trên bản đồ, để thể hiện mỏ sắt người ta dùng kí hiệu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2 có đáp án năm 2021 mới nhất, đây là dạng kí hiệu nào?

A. Kí hiệu lập thể.

B. Kí hiệu chữ.

C. Kí hiệu tượng hình.

D. Kí hiệu hình học.

Lời giải:

Kí hiệu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2 có đáp án năm 2021 mới nhất có dạng hình tam giác → đây là dạng kí hiệu hình học.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:

A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu

B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.

C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu.

D. Sự khác nhau về màu sắc và hình dạng.

Lời giải:

Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng: sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.

Ví dụ: quy mô các thành phố, đô thị ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Trong các đối tượng địa lí dưới đây đối tượng nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trên bản đồ?

A. Đường giao thông.

B. Mỏ khoáng sản.

C. Sự phân bố dân cư.

D. Lượng khách du lịch tới.

Lời giải:

Trong các đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trên bản đồ thường là khoáng sản, các đô thị, vườn quốc gia,… và trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:

A. Các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá.

B. Các luồng di dân, các luồng vận tải.

C. Biên giới, đường giao thông.

D. Các nhà máy, đường giao thông.

Lời giải:

- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội → các luồng di dân, luồng vận tải có sự dịch chuyển trong không gian

⇒ Sử dụng kí hiệu đường chuyển động để hiện hướng di chuyển của các luồng di dân, vận tải…

- Các nhà máy, đường giao thông, biên giới…là những đối tượng đứng yên không di chuyển về mặt không gian → không thể sử dụng phương pháp đường chuyển động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện những đối tượng nào dưới đây?

A. Các điểm dân cư, trung tâm công nghiệp, khoáng sản, hải cảng.

B. Phân bố dân cư, phân bố cây trồng.

C. Dòng biển, hướng gió, luồng di dân, luồng hàng hóa.

D. Các luồng di dân, điểm dân cư, các điểm công nghiệp.

Lời giải:

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện các đối tượng chuyển động theo dạng tuyến như dòng biển, hướng gió, luồng di dân, luồng hàng hóa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Để thể hiện lượng mưa trung bình các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương, người ta thường dùng.

A. phương pháp kí hiệu.

B. phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

C. phương pháp bản đồ - biểu đồ.

D. phương pháp khoanh vùng.

Lời giải:

Quan sát các trạm khí hậu (Sa Pa, Hà Nội….) → nhận thấy lượng mưa các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa điểm được thể hiện bằng biểu đồ kết hợp cột đường.

⇒ Để thể hiện lượng mưa trung bình các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương, người ta thường dùng phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Để thể hiện số lượng đàn bò, trâu, sản lượng thủy sản đánh bắt,… của các tỉnh ở nước ta người ta thường dùng phương pháp nào dưới đây?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp chấm điểm.

C. Phương pháp bản đồ – biểu đồ.

D. Phương pháp vùng phân bố.

Lời giải:

Để thể hiện số lượng đàn bò, trâu, sản lượng thủy sản đánh bắt,… của các tỉnh ở nước ta người ta thường dùng phương pháp bản đồ, biểu đồ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp:

A. Kí hiệu đường chuyển động

B. Vùng phân bố

C. Kí hiệu

D. Chấm điểm

Lời giải:

Các mỏ than được kí hiệu bằng hình vuông tô màu đen, đặt đúng vị trí phân bố các mỏ than.

⇒ Các mỏ than sử

 

Xem thêm
Địa Lí 10 Bài 2 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (trang 1)
Trang 1
Địa Lí 10 Bài 2 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (trang 2)
Trang 2
Địa Lí 10 Bài 2 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (trang 3)
Trang 3
Địa Lí 10 Bài 2 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (trang 4)
Trang 4
Địa Lí 10 Bài 2 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (trang 5)
Trang 5
Địa Lí 10 Bài 2 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (trang 6)
Trang 6
Địa Lí 10 Bài 2 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (trang 7)
Trang 7
Địa Lí 10 Bài 2 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (trang 8)
Trang 8
Địa Lí 10 Bài 2 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (trang 9)
Trang 9
Địa Lí 10 Bài 2 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống