Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5 : Trung Quốc thời phong kiến đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 34 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 5 : Trung Quốc thời phong kiến và 51 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến môn Lịch sử lớp 10 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 5 : Trung Quốc thời phong kiến Lịch sử lớp 10.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 : Trung Quốc thời phong kiến:
LỊCH SỬ 10 BÀI 5 : TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Phần 1: Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 5 : Trung Quốc thời phong kiến
1. Trung Quốc thời Tần - Hán
Thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc thường gây chiến tranh và thôn tính lẫn nhau
Thời Tần: 221 TCN -206 TCN
- Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN Tần thống nhất Trung Quốc.
- Vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối, bắt tay vào việc xây dựng chính quyền.
- Nhà Tần tồn tại 15 năm, Lưu Bang lên ngôi lập ra nhà Hán.
Đế chế Tần năm 210 TCN
Nhà Hán: 206 TCN - 220
- Tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử.
- Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.
Tổ chức Bộ máy nhà nước Tần – Hán
Nhà Hán năm 2 TCN
Bản đồ Trung Quốc thời Nhà Đường
2. Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường
- Sau mấy thế kỷ rối ren, Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Đường (618- 907).
Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao :
Kinh tế phát triển toàn diện:
+ Thực hiện chế độ quân điền, nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.
+ Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….
+ Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.
Con đường tơ lụa
Chính trị : Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW xuống địa phương, có chức Tiết độ sứ.
Tiếp tục chính sách xâm lược: chiếm Nội Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
Đến cuối thời Đường: Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi nghĩa nông dân thế kỷ X khiến cho nhà Đường sụp đổ.
3. Trung Quốc Thời Minh, Thanh
Sự thành lập nhà Minh, nhà Thanh:
- Nhà Minh thành lập (1638 - 1644), người sáng lập là Chu Nguyên Chương.
- Nhà Thanh thành lập 1644 - 1911.
Sự phát triển kinh tế dưới triều Minh: Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN:
+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê.
+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.
Về chính trị: Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua.
- Mở rộng bành trướng ra bên ngoài trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.
Chính sách của nhà Thanh:
- Đối nội: Áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán.
- Đối ngoại: Thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng"
-> Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ năm 1911.
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Minh
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh
4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: đạt nhiều thành tựu rực rỡ
Tư tưởng
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường
Sử học:
Tư Mã Thiên với bộ sử ký.
Văn học
+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường
+ Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh - Thanh.
Khoa học kỹ thuật: Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt, và kỹ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong kiến.
Cố Cung - Tử Cấm Thành Bắc Kinh (Cung điện nhà Minh và nhà Thanh)
Phần 2: 51 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 5 : Trung Quốc thời phong kiến
Câu 1: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ
A. Quan lại.
B. Quan lại và một số nông dân giàu có.
C. Quý tộc và tăng lữ.
D. Quan lại, quý tộc và tăng lữ.
Đáp án : Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ quan lại và một số nông dân giàu có.
- Quan lại là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
- Nông dân cũng bị phân hóa thành các bộ phận: một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ); một số khác giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh; một bộ phận còn lại nghèo, mất hoặc không có ruộng đất phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy - trở thành nông dân lĩnh canh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Người nông dân dưới thời Đường nhận ruộng của nhà nước phải có nghĩa vụ
A. nộp tô cho nhà nước
B. thực hiện chế độ tô, dung, điệu
C. đi lao dịch cho nhà nước
D. nộp thuế cho nhà nước
Đáp án : Dưới thời Đường, khi nhận được ruộng đất của nhà nước theo chế độ quân điền thì nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là
A. Chế độ quân điền
B. Chế độ tỉnh điển
C. Chế độ tô, dung, điệu
D. Chế độ lộc điền
Đáp án : Sau khi nhà Đường được thành lập (618), cùng với biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Trung Quốc trở thành đế quốc phong kiến phát triển nhất dưới triều đại nào?
A. Kim
B. Mông Cổ
C. Đường
D. Thanh
Đáp án : Đến thời nhà Đường, các hoàng đế đứng đầu đất nước tiếp tục chính sách mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam (lãnh thổ Việt Nam hồi đó), ép Tây Tạng thần phục. Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Phật giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nào?
A. Hán
B. Đường
C. Minh
D. Thanh
Đáp án : Phât giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nhà Đường.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?
A. Trần Thắng - Ngô Quang
B. Chu Nguyên Chương
C. Lý Tự Thành
D. Triệu Khuông Dẫn
Đáp án : Do đời sống của nhân dân khổ cực do sự khủng hoảng cuối triều Minh => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân lại nổ ra. Cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Dưới triều Tần, nông dân được phân hóa thành các bộ phận chính nào?
A. Giai cấp địa chủ, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh
B. Nông dân lĩnh canh, nông dân tự canh, tư sản dân tộc.
C. Phú nông, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.
D. Phú nông, nông dân lĩnh canh, tiểu tư sản trí thức
Đáp án : Dưới triều Tần, nông dân đã bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (giai cấp địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh. Số nông dân còn lại là những người rất nghèo, không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?
A. Tần
B. Hán
C. Sở
D. Triệu
Đáp án : Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN nhà Tần thống nhất Trung Quốc dựa vào tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới triều Tần bao gồm
A. Thừa tướng và Thái úy
B. Tể tướng và Thái úy
C. Tể tưởng và Thừa tướng
D. Thái úy và Thái thú
Đáp án : Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái úy đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành
A. Phủ, huyện
B. Quận, huyện
C. Tỉnh, huyện
D. Tỉnh đạo
Đáp án : Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở Huyện).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là
A. nông dân tự canh.
B. nông dân lĩnh canh.
C. nông dân làm thuê.
D. nông nô.
Đáp án : Nông dân lĩnh canh là những người bị mất ruộng đất, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp tô.
Đáp án cần chọn là: B