Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7

Tải xuống 3 1.2 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu tác giả tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê hay nhất, gồm 3 trang gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn lớp 7.

Mời quý bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn lớp 7:

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

A. Nội dung tác phẩm

Bài thơ thể hiện chân thực mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ.

Tác giả tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê – Ngữ văn lớp 7 (ảnh 1)

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Hạ Tri Chương (659 - 744) tự Quý Châu, hiệu Tứ Minh cuồng khách.

- Quê ở Vĩnh Yên, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).

- Ông là một nhà thơ nổi tiếng của thời nhà Đường.

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được Hạ Tri Chương sáng tác nhân lúc về thăm quê cũ ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).

- Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Hạ Tri Chương 

b, Bố cục: Gồm 2 phần

Phần 1( Hai câu đầu): Sự thay đổi của nhân vật trữ tình khi trở về quê hương.

Phần 2( Hai câu sau): Sự thay đổi của quê hương sau bao năm xa cách

c, Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

d, Thể thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

e, Giá trị nội dung

- Tình yêu quê hương sâu sắc của người xa quê

- Sự thay đổi của thời gian vạn vật với cuộc đời

f, Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 

- Giọng điệu hóm hỉnh mà đầy sâu sắc.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Hai câu đầu: Sự thay đổi của nhân vật trữ tình khi trở về quê hương

- Câu thơ mở đầu nói về một nghịch cảnh: Lúc rời khỏi quê hương vẫn còn trẻ, nhưng khi trở về thì đã có tuổi - đã già rồi.

- Khoảng thời gian xa quê của nhân vật trữ tình là rất dài.

- Sự day dứt, nuối tiếc khi đến gần đến cuối cuộc đời mới có thể trở về quê.

- Sự đối lập: “Giọng quê không thay đổi” -“mái tóc đã điểm bạc”.Tuổi tác có thể làm thay đổi vẻ bên ngoài (mái tóc đã bạc trắng) nhưng những gì thuộc về gốc gác quê hương (giọng nói, tấm lòng) vẫn không thể thay đổi. Tình cảm thủy chung son sắc của nhà thơ dành cho quê hương.

=> Hai câu đầu đã khái quát được quãng thời gian đằng đẵng xa quê của nhà thơ, đồng thời bộc lộ nỗi niềm xót xa, nhớ mong của nhân vật trữ tình.

2. Hai câu sau: Sự thay đổi của quê hương sau nhiều năm nhân vật trữ tình trở về quê

- Sau nhiều năm trở về quê hương, nhân vật trữ tình phải nhận được sự chào đón của những người dân quê. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

- Câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ: “Khách tòng hà xứ lai? (Khách ở nơi nao đến?). 

- Thời gian qua đi, giờ đây những bạn bè, người thân cũ không còn tin tức nữa. Khi trở về chỉ có những đứa trẻ ra đón với một câu hỏi vừa ngây thơ vừa chân thật.

- Từ “khách” đã chỉ ra một thực tế xót xa: Một người con của quê hương, sau bao nhiêu năm mới trở về đã trở thành con người xa lạ, lạc lõng ngay chính trên mảnh đất gắn bó máu thịt của mình.

=> Hai câu cuối đã xây dựng tình cảnh của nhân vật trữ tình đầy hóm hỉnh mà cũng thật xót xa.

D. Sơ đồ tư duy

1

Xem thêm
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7 (trang 1)
Trang 1
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7 (trang 2)
Trang 2
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 7 (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống