TOP 20 bài Tả một người ở nơi em sinh sống 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 6 4.4 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Tả một người ở nơi em sinh sống hay nhất, gồm 6 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết và 7 bài văn mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài tập làm văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TẢ MỘT NGƯỜI Ở NƠI EM SINH SỐNG (CHÚ CÔNG AN PHƯỜNG, BÁC TỔ TRƯỞNG, BÀ CỤ BÁN HÀNG,…)

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 1 - Chú công an

Trên đường từ nhà đến trường em phải đi qua một ngã tư đông đúc người qua lại. Sáng nào cũng vậy cứ đi qua ngã tư ấy em lại nhìn thấy một chú công an đứng điều khiển giao thông. Từ ngày có sự xuất hiện của chú, nút giao thông ở đây không bao giờ bị tắc, điều đó làm mọi người rất vui mừng.

Mọi người nói rằng đó là chú Tuấn công an giao thông, năm nay chú 31 tuổi. Vóc người chú to lớn, vạm vỡ; bắp tay, bắp chân rắn chắc. Chú có khuôn mặt chữ điền với làn da nâu bóng bánh mật. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ dồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh, chấn đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.

Có lần đi học ngang qua, em đã chứng kiến chú bắt lỗi người vi phạm giao thông. Sau khi bắt lỗi người vi phạm, chú nhẹ nhàng khuyên bảo ba người đừng vi phạm luật giao thông lần nữa và giở sổ ghi biên bản. Gương mặt chú nghiêm khắc nhưng hứa trước sự khoan hồng. Sau đó, chú lại tiếp tục công việc của mình. Trên con đường nắng chiếu rực rỡ, xe cộ đi lại trật tự nên chú rất hài lòng. Bỗng thấy một người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chú liền huýt còi và chặn chiếc xe. Chiếc xe vẫn cứ ngang nhiên đi thẳng. Chú phải gọi cả mấy chú cảnh sát ở gần đấy bắt chiếc xe lại. Chàng trai điều khiển xe tỏ ra rất hối hận, liền nộp phạt và xin lỗi chú. Vẫn nụ cười tươi phô hàm răng trắng bóng, chú nhắc nhở chàng trai phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ chính mình. Mọi người trong phố đều rất quý chú vì chú xử phạt công minh và công bằng với mọi người.

ì trong giờ chú đang làm nhiệm nên em không có thời gian để nói chuyện với chú, nhưng qua những cử chỉ và hành động của chú mà em quan sát được, em chắc chắn chú là một người công an tốt. Em rất nhiều quý chú Tuấn và hi vọng sau này mình cũng sẽ trở thành một người công an tốt, đem lại sự yên bình cho xã hội.

Tả một người ở nơi em sinh sống hay nhất (6 mẫu) (ảnh 1)

Dàn ý Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...)

  1. Mở bài: Giới thiệu người em định tả: chú công an phường (Tên gì? Bao nhiêu tuổi?).
  2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình:

- Vóc dáng: cao, gầy (hoặc thấp, đậm người, vạm vỡ...), nước da rám nắng, hồng hào, khoẻ mạnh.

- Khuôn mặt: cằm vuông, khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, mũi cao.

- Phục sức: chú mặc bộ quân phục màu xanh rêu, đồng phục của công an hành chính quận. Túi áo ngực có thêu tên, ve áo đính phù hiệu cấp bậc.

b. Tả hoạt động, tính cách:

- Chú công an phường trực ban để bảo vệ an ninh trật tự của khu phố.

- Chú hướng dẫn nhân dân các thủ tục hành chính về nhân khẩu, tạm trú, thường trú tại khu vực thuộc phường em đang sinh sống.

- Chú vui vẻ hoà nhã với nhân dân, ân cần hướng dẫn nhân dân mọi thủ tục cần thiết.

- Nhờ có chú công an, khu phố có an ninh trật tự ổn định, hạn chế được tình trạng mất trộm tài sản, gây gổ, đánh nhau.

  1. Kết luận:

Nêu tình cảm của em đối với chú công an: biết ơn, quý mến.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 2 - Bác trưởng thôn

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chi một mẹ thôi..”

Quê hương, chỉ hai tiếng ấy thôi mà thân thương biết mấy! Tất cả những gì của quê hương đã ghi sâu vào trái tim mỗi người con, ghi sâu vào trái tim em. Người dân quê em vùa hiền lành vừa chăm chỉ. Đặc biệt là bác trưởng thôn. Em rất yêu quý và kính trọng bác ấy.

Từ những ngày còn thơ bé, em đã quen với việc nhìn thấy bác khắp làng trên xóm dưới. Em không biết tên đầy đủ của bác, chỉ nghe mọi người gọi bác là bác Rạng. Bác là đồng đội cùng nhập ngũ với bác cả nhà em, năm nay bác đã ngoài năm mươi tuổi. Nhưng bác vẫn còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh lắm. Dáng người bác cao và hơi gầy, nước da sạm đen vì sương vì gió của cuộc sống nông thôn. Có lần, bác trao phần thưởng khuyến học ở thôn cho em, em được bắt tay bác. Đôi tay ấy rất to, chai sần và thô ráp. Có lẽ bởi vì những gian nan, vất vả mà bác đã trải qua hơn nửa đời người. Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy bác chính là khuôn mặt chữ điền chính trực, chất phác. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Đôi mắt bác vẫn sáng, tinh nhanh và nụ cười luôn thường trực trên môi. Giọng bác trầm ấm, dõng dạc, gặp ai bác cũng không quên chào hỏi, tiếng cười cứ vang lên không ngớt.

Bác hiền lành, thân thiện và rất tốt bụng. Bác là người trưởng thôn mẫu mực nhất. Ngày ngày, bác vẫn luôn dậy sớm, cùng vợ và bà con chăm lo cánh đồng lúa, nông sản trong thôn. Bác không ngại chân lấm tay bùn, lội bì bõm dưới ruộng, làm cỏ, bón phân, cùng trò chuyện với bà con. Nhiều người ở thôn khác nhìn thấy, vô cùng ngạc nhiên. Bác đưa tay lấm bùn, quệt mồ hôi đầm đìa trên trán, cười thoải mái: “Ngày xưa, cụ Hồ dạy, làm cán bộ cũng phải ăn cùng, ngủ cùng, làm cùng với dân. Huống chi cũng là bà con lối xóm, cùng nhau làm việc để giúp đỡ lẫn nhau. Bà con ấm no, tôi cũng vui vẻ”. Câu trả lời của bác khiến ai cũng cảm động. Cuộc sống nhà bác trước kia khó khăn, vất vả nhưng nhiều năm nay đã khá giả hơn rất nhiều rồi. Bác đi học tập về, làm kinh tế giỏi nhưng cũng không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, dộng viên bà con mạnh dạn làm kinh tế. Rất nhiều hộ gia đình ở thôn em nhờ bác giúp đỡ, hỗ trợ vốn mà vươn lên thoát nghèo.

Tả một người ở nơi em sinh sống hay nhất (6 mẫu) (ảnh 2)

Đặc biệt, điều mà em ấn tượng và kính trọng nhất ở bác là tấm lòng nhân ái, trân trọng và phát triển tinh thần hiếu học. Bác lập ra một quỹ khuyến học dành riêng cho những bạn nhỏ có thành tích học tập tốt. Đến mùa thi đại học, bác vẫn chỉ mặc bộ quần áo màu xanh bộ đội giản dị, đến những nhà có con sắp thi đại học, động viên và trao cả quà tặng. Bà con được bác động viên, ai cũng quyết tâm cho con đi học. Quê hương em ngày càng phát triển hơn, trở thành khu vực nông thôn mới, xanh, sạch, đẹp, văn minh, tiến bộ. Tất cả đều nhờ công lao và tấm lòng của bác. Bác lặng lẽ quan tâm đến từng người, từng gia đình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người về cả tài chính lẫn tinh thần. Học được cái gì mới, cái gì hay là bác ngay lập tức về chỉ lại cho người dân, chỉ mong cuộc sống cảu mọi người bớt khổ cực hơn. Cảm động vì tấm lòng và năng lực của bác, gần mười năm nay, bao thế hệ người trong thôn vẫn luôn tin tưởng bầu bác làm trưởng thôn. Rất nhiều người con xa quê, nhớ về quê mẹ thân yêu, nhớ gia đình, nhớ cánh đồng, dòng sông, nhớ cây đa quán nước, và nhớ cả bác trưởng thôn hiền lành, nhân hậu có nụ cười ấm áp.

Mỗi mảnh đất ta từng gắn bó đều khiến ta yêu thương. Quê hương chính là mảnh đất ấy. Quê hương đã in vào máu thịt em. Em cảm thấy rất may mắn khi quê hương mình có bác trưởng thôn như vậy.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 3 - Bac Tổ trưởng

"Anh Hải ơi, tối nay họp lúc bảy giờ tại nhà tôi nha."Tiếng gọi ba em vừa dứt, em biết ngay người ấy là bác Thành. Được mọi người trong tổ yêu thương và tín nhiệm, bác Thành là tổ trưởng nơi em ở đã chục năm nay.

Bác Thành đã bốn mươi bốn tuổi, bằng tuổi ba em. Vóc dáng cao ráo, dáng đi nhanh nhẹn chẳng xứng với mái tóc muối nhiều hơn tiêu, bác rất năng nổ trong việc xóm giềng. Bác ấy có khuôn mặt chữ điền biểu hiện của một người nhiều nghị lực, đôi mắt sáng, tinh anh nói lên lòng nhiệt tình, luôn quan tâm đến mọi người. Ngoài giờ làm việc tại một phân xưởng sản xuất, bác Thành thường lui tới thăm nom những gia đình neo đơn như nhà cụ Hơn, cụ Chiên, chú Hiệu v.v... Đó là các gia đình thương binh liệt sĩ. Công việc của bác rất cụ thể và luôn đạt hiệu quả cao. Năm ngoái, nhờ sự can thiệp và lòng kiên trì của bác Thành mà má Năm, người mẹ liệt sĩ đã có được căn nhà tình nghĩa khang trang cùng một số tiết kiệm do ủy ban quận tặng.

Đầu trên xóm dưới, ai có việc gì cần, gia đình nào gặp khó khăn, bất hòa đều nhờ một tay bác giúp đỡ và giải quyết thỏa đáng. Lãnh đạo phường, nhất là chú Sơn, công an khu vực rất nể và quý bác.

Mọi người đang chuẩn bị một buổi lễ Tuyên dương gương điển hình cho bác. Bọn nhỏ chúng em hay đòi bác kể chuyện chiến đấu ngày xưa của bác ở chiến trường Tây Nam. Bác Thành là một tâm gương để mọi người noi theo. Có tổ trưởng tốt, mọi người rất vui và an tâm với công việc của mình. Tình làng nghĩa xóm ngày càng bền chặt.

Video bài văn Tả một người ở nơi em sinh sống

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 4 - Người hàng xóm

Đường Lê Duẩn Trung tâm thương mại huyện Tân Châu, nơi gia đình em ở có khoảng hai trăm hộ, phần lớn là dân buôn bán và cán bộ Nhà nước. Cạnh nhà cậu Út, nhà nào cũng có cửa hàng buôn bán cần thiết phục vụ đời sống bà con trong xóm cũng như khách thập phương hàng ngày. Trong cửa hàng mà gia đình em thường đến đây để mua sắm, do cô Cẩm phụ trách.

Em rất thích cô vì cô có thái độ phục vụ niềm nở và chu đáo đối với khách hàng. cô Cẩm khoảng ba mươi tuổi, dáng người cân đối. Chị có mái tóc đen huyền xõa ngang vai rất phù hợp với gương mặt trắng hồng xinh đẹp. Làn mi dài cong vút với đôi mắt long lanh như biết cười, biết nói. Đôi môi phơn phớt hồng càng làm cho nụ cười của cô thêm thân thiện dễ gần. Mỗi lần cô cười để lộ hàm răng trắng đều như hạt bắp. Vì thế, khách đến mua hàng rất thiện cảm với cô Cẩm. Cửa hàng của cô, hàng hoá được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng nên những lúc đông khách, đôi tay nhanh nhẹn của cô chỉ vài động tác quen thuộc là vớ đúng món hàng mà khách hàng cần đến. Không để khách phải đợi lâu, cô luôn tươi cười giới thiệu các chủng loại mặt hàng và giá trị sử dụng hợp với túi tiền của người dân ở xa đến cũng như bà con lối xóm khi cần. Không ba ngoa, nói thách như những người bán hàng trong khu phố chợ, cô dịu dàng giải thích những gì khách hàng chưa rõ và đổi lại hàng theo yêu cầu của khách. Đối với những khách hàng khó tính, cô vui vẻ lựa lời sao cho “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” . Em chưa bao giờ thấy cô gắt gỏng với người mua hàng. Bởi vậy, nên cửa hàng của cô lúc nào cũng đông khách. Người vào mua đồ cũng có, người đến xem hàng cũng có. Thật là một cửa hàng nhộn nhịp. Ai cũng vui vẻ nhận thấy: cô Cẩm là người bán hàng có duyên tạo được nhiều thiện cảm với khách hàng. Mỗi khi thưa khách, em mới có dịp nhỏ to cùng cô: cô Cẩm ơi! cô hay ghê, chỉ tích tắt đã giải quyết xong công việc một cách nhanh chóng. Em ngồi nãy giờ mãi mê xem cô bán hàng mà quên mất, cô bán cho em một bọc ống hút và viên xà phòng hiệu “Cỏ may” bạc hà mà mẹ cháu thường đến mua chọn nhé! Có ngay . . . để cô lấy cho cháu, nhanh như cắt mọi thứ đã được vào túi nylon gọn gàng. Công việc buôn bán là thế đấy. Tuy vui thật nhưng thật khó, không như chúng tôi thường tổ chức “nhà chòi” về việc mua bán hàng. Khi có khách đến đông thì đòi hỏi phải nhanh và vui tươi chiều khách như cô Cẩm mới có thể giải quyết xong cong việc một cách nhanh chóng và thu hút khách như thế này.

Em yêu cô Cẩm, cô đúng là người hàng xóm thân thiết nhất của mọi người và mọi nhà cũng như khách thập phương.

Video bài văn Tả một người ở nơi em sinh sống

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 5 - Bà cụ bán hàng nước

Tôi sinh ra ở một miền quê yêu dấu. Đã hai năm trôi qua không có gì thay đổi nhiều. Vẫn cây bàng đầu làng, vẫn dòng sông với con đò trở khách, vẫn nết nhà ngói đỏ đơn sơ và thanh bình. Ở đầu làng, vẫn bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng râm mát.

Cây bàng này là cây cao tuổi nhất làng tôi đấy. Bóng bàng rộng, rợp mát cả một vùng đất. Vào nhưng ngày hè oi bức, mọi người đi đâu xa về lại rẽ vào quán nước dưới gốc bàng. Được nghỉ ở đây thì bao mệt mỏi tự nhiên tan biến. Và chỉ dưới gốc bàng này có một hàng nước của bà cụ làng tôi mà thôi. Bà bán hàng cũng từ lâu lắm rồi, nhưng được bao nhiêu năm thì tôi không biết. Năm nay có lẽ bà đã hơn 70 tuổi. Sức nặng của thời gian thể hiện rõ nhất trên cái lung còng của bà. Tóc bà đã bạc, bạc tráng như cước vậy. Mái tóc đó được vẩn xung quanh đầu rồi đội bên ngoài chiếc khăn mỏ quạ nhìn rất khéo. Khuôn mặt bà tuy đã nhiều nếp nhăn, đôi chỗ chai sạm nhưng hông hào, phúc hậu như một bà tiên. Đôi mắt bà thỉnh thoảng hấp háy nhưng vẫn còn tinh tường. Đôi bàn tay nhăn nheo, trai sạm nổi rõ những đường gân chằng chịt. Bà cụ rất thích ăn trầu. Mỗi lần nhìn bà bỏm bẻm nhai trầu tôi lại nghĩ đến khi bà tôi còn sống. Nhìn dáng gầy guộc của bà tôi biết bà đã chịu vất vả cả cuộc đời.

Bà cụ là một người hiền từ, nhân hậu. Ai là khách đã từng ngồi quán thì cũng phải cảm động vì lòng tốt của bà. Mỗi khi khách đến bà lại đon đả rót nước. Nước uống của bà mát và thơm lắm. Những cốc nước chè tươ hay nươc bối dường như dưới bàn tay của bà nó ngon đến lạ lùng, ai cũng tấm tác khen. Có lẽ nó ngon còn bởi sự ân cần của bà cụ. Khác ngồi uống nước bà còn dùng quạt nan quạt cho mát rồi ân cần hỏi chuyện thật thân mật. Có những lúc, người qua đường còn gọi bà bằng cái tên thật thân mật" Bà, mẹ, u…" bà vui lắm.

Những lúc ấy bà cười xúc động nhưng nụ cười ấy sao mà thân thương quá bởi tôi nghe người trong làng kể bà từ nơi khác chuyển đến chứ không phải người làng nên không có người thân thích. Chiều chiều, mỗi khi đi học về là tôi lại rẽ vào quán bà ngồi chơi. Có khi khách đông tôi phụ bà rót nước nữa. Càng ở gần bà, tôi càng hiểu bà hơn. Cảm giác thân thương như bà tôi vậy.

Bao năm trôi qua hình ảnh bà cụ đã gắn liền với gốc bàng, với mùa hè. Hằng năm, mỗi khi thấy bà cụ dọn đồ ra quán là tôi biết mùa hạ đã đến rồi. Bà lại mang đến cho mọi người sự dịu mát và cả những tình cảm ấm nồng.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 6 - Chú công an xã

Mỗi người xung quanh chúng ta sẽ để lại một ấn tượng khác biệt. Em sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thanh bình, yên ả. Em yêu màu nâu áo vải đã bạc sờn của các bác nông dân, yêu màu trắng của tà áo học sinh và yêu màu xanh áo chú công an. Đặc biệt, trong đó có chú Tùng – chú công an xã mà em vô cùng yêu mến.

Ở những vùng nông thôn chúng em, các chú công an không nhiều như thị trấn, thủ đô nhưng người nào cũng nhiệt tình, trách nhiệm. Chú Tùng là một trong số các chú công an công tác tại xã. Chú khoảng hơn ba mươi tuổi, có một người vợ đảm đang, tháo vát và cô con gái xinh xắn, hoạt bát. Chú cao cao, gầy gầy nhưng bóng lưng thì thẳng tắp như thân cây tùng. Nước da rám nắng khỏe mạnh, nổi bật trong bộ quân phục màu xanh. Ấn tượng đầu tiên mà chú để lại trong lòng mọi người là khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị, chính trực. Sống mũi chú cao, thẳng và đôi mắt đen láy, sáng ngời, nụ cười hiền lành, thân thiện đem đến cho người ta cảm giác ấm áp như những người thân quen. Mọi người thường nói, đó là ngoại hình của người thanh niên liêm chính. Chú thường mặc bộ quân phục màu xanh lá cây, giống như màu áo bộ đội ngày xưa. Trên túi áo ngực có thêu tên, ve áo đình phù hiệu và cấp bậc. Vầng trán cao của chú che đi bởi chiếc mũ cứng, nổi bật biểu tượng cờ đỏ sao vàng.

Ngày ngày, chú đều có mặt ở ủy ban nhân dân xã. Dù công việc chính là bảo vệ an ninh trong khu vực nhưng chú luôn chủ động đón tiếp nhân dân, sẵn lòng giúp đỡ khi mọi người có thắc mắc. Chú tỉ mỉ hướng dẫn bà con nông dân các thủ tục hành chính về hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng và giấy tờ các loại. Nhiều lúc, bà con không hiểu, chú kiên nhẫn giải thích rõ, đến khi bà con gật đầu tỏ vẻ đã hiểu, chú mới nở nụ cười yên tâm. Mọi người đến xã rất yên tâm và thoải mái vì lúc nào cũng có chú Tùng sẵn lòng giúp đỡ. Trong cơ quan, chú cũng vui vẻ, hòa đồng, không ngại ngần khi đồng nghiệp nhờ, cấp trên giao việc nên ai cũng yêu mến chú. Có những đêm đã khuya, mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, chú Tùng vẫn thức, cẩn thận kiểm tra lại các cánh cửa ở ủy ban, xem ngoài đường có thanh niên nào còn chưa vê, nhẹ nhàng nhắc nhở rồi mới yên tâm về với gia đình của mình.

Chú yêu thương những đứa trẻ con, nhiều lần còn tự mình đưa các bạn nhỏ về nhà vì bị lạc. Nhiều thanh thiếu niên nghịch ngợm, gây gổ đánh nhau nhưng chú không bao giờ dùng bạo lực đe dọa mà kiên nhẫn giảng giải, khuyên nhủ. Có anh sau này thay đổi, ngoan ngoãn còn nuôi ước mơ trở thành người công an tốt như chú. Chú cười động viên, dạy anh ấy cả những đức tính mà người công an tương lai cần có.

Mùa bão lũ năm trước, chú đã khiến người dân quê em cảm động, biết ơn mãi. Cơn bão bất ngờ ập đến, mưa gió, sấm chớp đùng đùng, trời bỗng nhiên sụp tối. Ai cũng lo lắng, hoảng sợ không thôi. Nhưng giữa mưa bão, chú lặn lội đi khắp mọi nhà, dặn dò và giúp đỡ chống bão đến tận sáng hôm sau. Chú không đắn đo lao mình vào dòng nước chảy siết cứu sống một bạn nhỏ đang chơi vơi ngụp lặn. Sự cống hiến và tấm lòng vì dân nhân ái của chú đã đem đến cho làng quê an ninh, trật tự và cuộc sống yên tâm, hạnh phúc. Tất cả mọi người đều yêu mến và cảm phục tinh thần bộ đội cụ Hồ của chú Tùng.

Nhiều năm trôi qua, chú Tùng vẫn là chú công an mà người dân quê hương em quý trọng, tin cậy. Chú gắn bó với bà con như người thân trong gia đình. Hình ảnh chú công an trẻ tuổi, nhiệt thành mà tốt bụng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của quê hương em. Em rất yêu quý và kính trọng chú.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 7 - Cô lao công

Màn đêm đã buông xuống. Nhà nhà đều chìm vào trong giấc ngủ yên tĩnh. Ấy vậy mà ở góc đường, cô lao công vẫn đang miệt mài quét dọn và đi đổ rác.

Cô lao công này nhà ở dãy cuối cùng trong dãy nhà gần nơi em đang sinh sống. Ban ngày em thường xuyên gặp cô khi đưa đón con trai đi học. Cô năm nay khoảng 40 tuổi rồi. Vóc dáng cô gầy gầy và thấp bé. Làn da cô sạm đi nhiều vì phải làm việc dưới thời tiết nắng nóng và khắc nghiệt.

Khuôn mặt cô hình trái xoan với những đường nét dịu dàng. Mái tóc đen dày, óng mượt được cô búi lên gọn gàng đằng sau gáy. Cô có nụ cười duyên dáng và một đôi mắt biết nói. Em rất thích nói chuyện cùng cô ấy. Cô ấy như một quyển sách vậy, điều gì cô cũng biết. Tính cách cô hòa đồng và nhiệt tình. Gia đình ai có chuyện gì cô đều chung tay giúp đỡ và không ngại ngần. Nhiều lần cô còn giúp mẹ em chở em đi học nữa. Gia đình em rất quan tâm và cảm kích cô.

Hằng ngày cô đi làm, cô đều mặc bộ đồ lao động màu xanh đậm. Đeo khẩu trang và đeo bao tay. Chân cô đi ủng cẩn thận và cầm một chiếc chổi lớn ở trên tay. Từ sáng đến tối đều có thể nghe tiếng chổi quét xào xạc của cô. Nhờ có cô mà khu phố lúc nào cũng thật sạch sẽ và gọn gàng. Lá cây và rác thải luôn được cô phân loại và xếp vào những vị trí khác nhau. Cô quả là một người phụ nữ kiên cường và dũng cảm khi đã lựa chọn công việc này. Hi sinh thầm lặng nhưng mang lại bao nhiêu là tuyệt vời cho tất cả cả mọi người.

Con cái của cô chắc chắn sẽ luôn tự hào vì có một người mẹ tuyệt vời như vậy. Em luôn yêu mến cô và xem cô như người thân trong gia đình mình.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 8 - Cậu bé đánh giầy

Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người. Có những người chỉ gặp một lần thôi nhưng để lại cho chúng ta những ấn tượng sâu sắc không thể nào quên. Và cậu bé đánh giầy em từng gặp trên đường là một người như thế – một người em mới chỉ gặp một lần nhưng ấn tượng về cậu bé ấy khiến em không thể quên được.

Vào một sáng thứ bảy, khi được ba mẹ cho ra ngoài ăn sáng, em đã gặp một cậu bé đánh giày. Cậu bé ấy người nhỏ nhắn, thấp hơn em hẳn một cái đầu, em đoán chừng cậu bé ấy cũng ít tuổi hơn em. Hôm đó, trời mới vào đông se se lạnh, nhưng cậu bé đó chỉ mặc độc trên người một chiếc áo thun mỏng cộc tay đã cũ mèn. Bên dưới mặc một chiếc quần ngố dài tới đầu gối để lộ đôi chân đen mà gầy gò. Bàn chân thì đeo đôi dép tổ ong, chắc cậu được ai đó cho lại vì nó to hơn hẳn so với size chân của cậu. Cậu bé có một khuôn mặt rất đáng yêu, nhưng có lẽ vì đi nắng nhiều nên da cậu đen cháy lại. Đôi mắt to và tròn, trong vắt như hòn bi ve. Gương mặt nhỏ lấm tấm những vết bẩn.

Nhưng điều khiến cho gương mặt cậu bé ấy thu hút ánh nhìn của em đó là bởi nụ cười tươi rói nở trên môi cậu. Em cảm nhận được sự yêu đời từ nụ cười đó của cậu. Mặc dù còn rất nhỏ đã phải ra ngoài bươn trải kiếm sống nhưng cậu bé ấy vẫn vui vẻ và hồn nhiên. Em thấy cậu bé đi tới các bàn ăn, hỏi từng người xem họ có muốn đánh giày không? Dù có người từ chối, nhưng cậu bé đó vẫn không tỏ ra khó chịu hay buồn bã mà vui vẻ đi sang bàn khác. Thấy vậy em quay ra bảo ba: “Ba ơi, giày ba bẩn rồi kìa. Ba nhờ cậu bé kia đánh giày hộ ba đi.” Ba em biết em muốn giúp cậu bé. Liền gọi cậu bé lại, nhờ đánh giày. Khi thấy có người kêu đánh giày cậu bé ấy mừng lắm. Đôi mắt đen sáng lung linh, và nụ cười trên môi như càng tươi hơn.

Em rất thương cậu bé. Vì cậu bé ấy tuy còn nhỏ tuổi hơn em nhưng đã phải chiu nhiều khổ cực. Đáng ra tuổi của cậu bé đó phải được vui vẻ nô đùa và được chăm sóc. Nhưng thực tế cậu bé ấy lại phải ra đường, dãi nắng dầm mưa để có thể mưu sinh.

Về đến nhà hình ảnh của cậu bé nhỏ nhắn ấy vẫn in đậm trong đầu em. Nếu lúc này có một điều ước em sẽ ước tất cả trẻ em trên trái đất này đều được sống trong một tuổi thơ hạnh phúc mà không phải đi kiếm tiền sớm như vậy.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 9 - Em bé bán vé số

 -Vé số đây! Vé số đây!

Đang ngồi uống nước cùng tụi bạn ở bên vệ đường, bất chợt nghe tiếng rao lanh lảnh, tôi quay lại nhìn thì thấy một em bé bán vé số.

Em bé ước chừng tám, chín tuổi. Dáng người em dong dỏng cao. Em mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay màu nâu giống như mấy đứa trẻ chăn trâu ở quê tôi. Chiếc quần bò lửng em mặc cũng đã bạc phếch, sờn cả hai đầu gối. Một vài tia nắng của buối xế chiều còn vương lại khẽ rọi qua cái mũ phớt em đội để lộ ra khuôn mặt chữ điền vuông vức. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt tròn to, đen láy, trông lanh lợi, thông minh nhưng thoáng chút u buồn.

Em chạy dọc trên đường phố, đến các sạp bán báo, bán hoa quả, mồm không ngớt lời mời chào. Nhưng em bị từ chối bởi thái độ thờ ơ, lạnh lùng, ánh mắt dửng dưng cùa mọi người, thậm chí đáp lại em là những câu quát tháo. Khi đó, đôi mắt em rũ xuống, nét mặt đầy u buồn. Em lững thững, bước từng bước nặng nề. Có lẽ em nghĩ: “Nếu không bán hết xấp vé số này thì tối lấy gì mà ăn đây”. Bất chợt, một ông khách có dáng người to, cao, bệ vệ ngồi trong quán gọi em vào. Ông nhích nhích từng tờ để dò số. Nét mặt ông hào hứng như sắp được trúng độc đắc. Em bé vẫn đứng đó, đôi mắt sáng lên, khuôn mặt rạng rỡ đến lạ thường. Chắc em đang cầu mong cho ông khách kia mua vé thật nhiều, trúng thật nhiều để vé số của mình đắt hàng hơn. Ông khách trả tiền xong, như được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào, em bé lại nhanh nhẹn đi, miệng không ngớt lời rao mời.

Thấy thế, tôi dừng lại rút số tiền ba cho sáng nay, gọi em lại mua một vé. Em xoè cả xấp vé số cho tôi chọn, miệng em cười để lộ ra hàm răng trắng, đều đặn, rồi nói:

- Anh Hai mua số nào? Hay để em chọn cho nghe! Em chọn là may mắn lắm đó.

Nói rồi, nhanh như cắt em rút cho tôi một tờ. Tôi gửi tiền và không quên chúc em bán được nhiều vé số, em gật đầu cảm ơn lia lịa. Tuy biết rằng có thể chẳng trúng gì nhưng tôi vẫn mua vì tôi thấy thương em mới có chừng ấy tuổi đã phải chịu cực khổ, phải làm việc vất vả hàng ngày. Tuổi của em lẽ ra phải được vui chơi, được học hành.

Tôi đi về nhà nhưng hình ảnh em bé bán vé số chiều nay khiến tôi phải suy nghĩ mãi. Cùng lứa tuổi như tôi, có biết bao trẻ em thiếu may mắn phải lặn lội trong sương gió kiếm tiền sinh sống. Nếu lúc này ai hỏi tôi ước gỉ. Tôi sẽ nói: “Ước gì cho mọi trẻ em đều được đến trường”.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 10 - Em bé nhiễm chất độc màu da cam

Trong khi cả nước đang tưng bừng kỉ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng em lại nao nao nhớ đến những người đã anh anh dũng hi sinh để giành lại được lại độc lập cho đất nước. Mỗi lần như vậy em lại nhớ đến hình ảnh một em bé bị nhiễm chất độc màu da cam. Đó là người mà em tuy mới gặp lần đầu nhưng có ấn tượng sâu sắc.

Vào một buổi chiều mùa hè, lúc em đi dạo cùng bố mẹ chơi trong vườn hoa Kim Đồng. Ở đây, không khí trong lành. Bất chợt, em gặp một cậu bé đang tươi cười chào mọi người mua tăm. Lại gần thì em mới biết cậu ấy bị liệt cả hai chân nên phải ngồi xe lăn. Quần áo của em rất cũ, rách rưới có nhiều chỗ vá trông rất tội nghiệp. Dáng người của cậu nhỏ bé, gầy gò. Nước da của cậu ngăm đen vì phải đi nắng nhiều để bán tăm.Trên gương mặt thanh tú ấy, ánh mắt của cậu sáng ngời đầy vẻ tự tin trong cuộc sống. Những giọt mồ hôi trên má cậu cho em biết cậu rất vất vả. Em thầm thắc mắc: ”Tại sao ông trời lại sinh ra những mảnh đời éo le như vậy?” Em lần chạy đến lân la tìm hiểu. Em hỏi cô bán hàng:

Cậu bé bán tăm bị sao vậy cô?

Cô bảo:

- Cậu bé này là một trong số các em ở trại mồ côi. Bố mẹ em là thanh niên xung phong tình nguyện trực tiếp trên chiến trường. Và bố mẹ em ấy đã nhiễm chất độc da cam. Khi em ấy sinh ra thì bố mẹ em ấy qua đời.

Em đến mua hai gói tăm hộ cậu. Về đến nhà, em vẫn suy nghĩ về cậu bé.

Hình ảnh của cậu bé vẫn ở trong tâm trí em dù em lớn lên. Đó vẫn là người mà em thật ấn tượng sâu sắc.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 11 - Chú thợ điện

Nắng chiều rải nhẹ trên con đường về nhà. Trên đường đi, em chợt thấy một tốp các chú thợ điện đang đo và tháo lắp chiếc công tơ ở gần khu phố em. Trong đó, người làm em chú ý nhất là một chú thợ điện đang leo lên cột điện và xem xét công tơ.

Bỗng có người gọi tên chú. Thì ra, chú tên là Hiệp. Em đứng ngắm chú hồi lâu. Chú khoảng ba mươi tuổi. Bộ áo công nhân màu cam rất vừa vặn với vóc dáng to, cao của chú. Khuôn mặt chú vuông vắn. Tóc chú màu đen. Nước da chú ngăm ngăm màu bánh mật. Trông chú thật hiền từ.

Thấy em cứ đứng ngây người nhìn chú, chú nở một nụ cười thật tươi. Em tiến bước đến gần chú rồi chào: “Cháu chào chú ạ!” Chú xoa đầu em: “Cháu ngoan lắm, thế sau này cháu có muốn làm công việc như chú không?” Em đáp: “Cháu chưa biết được nhưng công tơ điện để làm gì thế hả chú?” Chú cười: “À! Công tơ điện dùng để đo lượng điện đã dùng cháu ạ!”

Mồ hôi trên lưng áo chú đã thấm ra ngoài nhưng chú vẫn hăng say làm việc. Tay chú nhanh thoăn thoắt. Mặc dù em không hiểu rõ công việc mà chú đang làm nhưng với thái độ làm việc như thế, em biết chú là một người rất yêu nghề. Nếu không có những thợ điện như chú sửa chữa kịp thời thì sinh hoạt của người dân sẽ gặp khó khăn. Em đang đứng thì chú quay xuống nói: ” Thôi muộn rồi đấy, cháu về đi kẻo bố mẹ lo lắng.”

Em giật mình, chú nhắc em mới nhớ. Thôi đành chia tay chú ở đây vậy. Tuy bóng dáng chú đang xa dần nhưng em sẽ mãi nhớ về chú Hiệp – một người thợ điện thân thiện và biết quan tâm tới người khác.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 12 - Chú công an

Ngày nào đi học, em cũng đi ngang ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm. Em thường thấy một chú công an đứng ngay ở bùng binh, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Tuy nhiên, hôm nay em mới đứng gần chú khi đứng chờ một người bạn. Đây cũng chính là người em mới gặp lần đầu nhưng để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên.

Đó là một thanh niên có vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ đồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh.

Chú mặc quần tây dài gọn gàng, chân đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tăng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.

Chú đứng đó như một vị chỉ huy oai vệ. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự, nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc xe máy đậu xe quá vạch sơn trắng nhô lên lấn đường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy.

Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào. Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc xe hon-đa vù tới ngã năm nhấn ga bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an vội giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô sượng sùng nói lời xin lỗi.

Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai ghi phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: "Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông không được chở ba". Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát. Cứ thế, chú điều khiển dòng người và xe cộ lưu thông được thuận lợi, không có một tai nạn nào xảy ra ở giao lộ này.

Em rất kính phục phong cách làm việc của chú, vừa có tình lại vừa có lí. Em ước mơ sau này lớn lên, em sẽ đi làm cảnh sát giao thông để giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 13 - Chú lính cứu hỏa

Có những người dù chỉ gặp lần đầu tiên đã ghi lại trong tim chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Một lần tình cờ, em cũng gặp được người như thế. Đó là chú lính cứu hỏa, chú đã để lại cho em ấn tượng khó quên ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy.

Một buổi chiều tháng sáu, khi ánh mặt trời gay gắt đã dần dịu lại, hoàng hôn đỏ rực đã chiếm chỗ màu xanh thăm thẳm của bầu trời. Căn nhà đối diện nhà em đột nhiên bốc cháy, khói tuôn lên ngùn ngụt, đen ngòm. Người trong nhà hoảng sợ lao ra khỏi tổ ấm của mình. Không lâu sau đó, em nghe thấy tiếng còi xe cứu hỏa vang lên. Xe dừng ngay trước cánh cổng căn nhà, các chú lính cứu hỏa nhanh chóng nhảy xuống xe.

Người đầu tiên nhảy xuống xe chính là chú lính cứu hỏa đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Em không nhìn rõ khuôn mặt chú vì chiếc mũ nhựa cứng và khăn bảo hộ đã che kín cả khuôn mặt, chỉ có đôi mắt sáng tinh anh lộ ra. Đôi mắt ấy nhìn ngọn lửa mà không hề chần chừ, lượng lự, ánh lửa như lóe sáng trong ánh mắt. Dáng người chú cao lớn, khỏe mạnh ẩn trong bộ quần áo chống cháy màu da cam, đậm như màu của lửa đang cháy bùng bùng. Đôi tay chú được bao bọc trong đôi bao tay màu trắng đã lấm bẩn đen, có lẽ vì đám cháy đã xảy ra trước đó. Chú đi ủng mà vẫn vừng chãi lao vào đám cháy. Đôi vai rộng lớn của chú khoác chiếc bình chữa cháy chuyên dụng. Hình ảnh chú lao mình rồi mất hút trong đám cháy rất đẹp, đẹp cái vẻ đẹp ở người anh hùng trong cuộc sống đời thường.

Lửa vẫn bốc lên ngùn ngụt, khói đen sì cả một khoảng không trung. Ai nhìn vào cũng ái ngại, lo lắng. Nhưng những chú lính cứu hỏa vẫn dũng cảm lao mình vào đó, dùng kĩ năng của mình, cố gắng dập tắt đám cháy. Chú lính cứu hỏa khi nãy cứ liên tục chạy ra chạy vào, tro tàn do lửa cháy bám đầy lên vai áo chú. Khuôn mặt che sau tấm khăn bảo hộ cũng lấm lem đen nhẻm. Chú thoăn thoắt luồn lách như con sóc, đôi mắt quan sát thật kĩ xem có sót ai bị mắc kẹt trong nhà hay không. Đám cháy vẫn đang được dập tắt, chú bất ngờ ôm ra một con chó lớn, bộ lông trắng đã bị lửa làm cháy xém một ít. Con chó ngoan ngoãn nằm trong vòng tay an toàn của người lính cứu hỏa. Trong tiếng mừng rỡ reo lên của chủ gia đình, chú hơi tập tễnh đi ra, trao nó vào tay chủ. Ở gấu quần chú nổi bật một vệt dài màu đen, giống như hình một vật dài nào đó. Em đoán chú đã bị thương.

Vậy mà vết thương ở chân vẫn không ảnh hưởng gì đến việc của chú, chú không một lời than vãn, kêu ca, tiếp tục quay lại cùng giúp đỡ đồng nghiệp dập lửa. Các chú kiên trì mãi đến ba giờ đồng hồ sau, đám cháy mới được dập tắt. Lửa cháy quá to, căn nhà gần như đã trở thành một đống đổ nát. Chú lính cứu hỏa lúc này mới yên tâm ngồi xuống nghỉ một chút, chú tháo lỏng mũ để lộ gương mặt trẻ tuổi, chính trực với vầng trán ướt đẫm mồ hôi. Chân đau khiến đôi mày chú hơi nhăn lại nhưng khi được cảm ơn chú vẫn mỉm cười khiêm tốn. Chú cẩn thận dặn dò mọi người chú ý an toàn cháy nổ để bảo vệ bản thân và gia đình, rất chân thành, tha thiết.

Đám cháy được dọn dẹp, chú lính cứu hỏa đặc biệt cũng theo đồng đội lên xe, các chú nghỉ ngơi một lát xong vẫn phải chuẩn bị phòng những đám cháy không may xảy ra tiếp theo. Bóng chiếc xe cứu hỏa khuất dần, tiếng còi cũng nhỏ dần rồi im bặt nhưng hình ảnh chú lính cứu hỏa dũng cảm, nhân ái vẫn hiển hiện trước mắt em. Đó là hiện thân của những con người hết lòng vì dân, vì nước.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 14 - Bác hàng xóm

Bác Tư gần nhà em là một người bán cà rem dạo. Bác là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.

Khuôn mặt bác nhăn nheo, như đọng lại biết bao chông gai của một cuộc đời lam lũ. Mái tóc bác đã điểm hoa râm. Đôi mắt bác hiền từ, hiện rõ sự khắc khổ và lắm lo toan. Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím. Thân hình bác lộ một vẻ gì đó dày dạn phong trần. Những lúc đi bán hàng, bao giờ bác cũng chỉ mặc một chiếc áo cũ đã sờn bạc. Đôi giày rách cũ kỹ của bác “đôi hia bảy dặm” đã giúp bác bước trên bao nhiêu quãng đường dài. Rồi cứ thế, bác mang thùng cà rem đi ra đường. Bước những bước chân vô định, thỉnh thoảng, bác dừng lại trước bao cặp mắt thèm thuồng của mọi người và dõng dạc hô to câu nói muôn thuở: “Cà rem đây! Cà rem năm trăm một cây đây!”. Tiếng rao của bác vang xa, vọng mãi trên bầu trời xanh thẳm không cùng. “Cà rem” – những đứa trẻ thường nói lại lời ra của bác. Những lúc rảnh rỗi, bác thường trò chuyện với em và dặn: - Cháu cố gắng học lên, được đi học là một niềm hạnh phúc. Không có học thức, cháu sẽ phải làm lao động chân tay nặng nhọc, sẽ khổ như bác đấy!

Mà bác khổ thật, bán cà muối về, bác còn phải làm biết bao nhiêu công việc không lúc nào nghỉ ngơi. Bác thức khuya dậy sớm, không sợ khó, không sợ khổ. Ấy vậy mà bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.

Bác Tư ơi! Bác mãi là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 15 - Bác tổ trưởng dân phố

Từ khi chuyển đến nơi ở mới, em đã được biết bác tổ trưởng dân phố. Ngay từ lần gặp đầu tiên, bác ấy đã để lại trong em cảm giác thân quen và yêu quý.

Bác tổ trưởng năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Trước bác là công nhân xây dựng, giờ nghỉ hưu về làm việc ở khu phố. Tuy tuổi đã nhiều nhưng bác vẫn nhanh nhẹn, linh hoạt. Có lẽ do bao năm vất vả ngoài công trường, mưa nắng đã tôi luyện bác thành một người cứng cỏi. Khuôn mặt bác vuông vuông chữ điền, góc cạnh, có chỗ sạm đen vì nắng. Cái trán rộng và cao toát lên vẻ hoạt bát. Cái miệng tươi hay cười. Đẹp nhất là đôi mắt của bác, to đen, ẩn dưới đôi lông mày rậm. Đôi mắt ấy của bác có lúc sáng lên lạ lùng. Những lúc vui hay xúc động, đôi mắt long lanh hẳn lên. Từ khuôn mặt và đôi mắt ánh lên vẻ cương trực. Mái tóc dù đã điểm những sợi bạc nhưng bồng bềnh được rẽ ngôi bên làm cho bác nhìn trẻ trung hơn. Vẻ khoẻ khoắn của bác được thấy rõ ở những bắp tay, bắp chân vẫn còn rắn chắc. Hồi trẻ chắc bác làm việc cực nhọc lắm nên giờ đây bàn tay đầy vết sẹo. Nhưng bàn tay ấy rất khéo léo, làm việc gì cũng được. Chân bác bước đi nhanh nhẹn, chắc chắn như anh bộ đội duyệt binh. Nhìn dáng người cao đậm của bác trong bộ quần áo màu xanh công nhân thật khoẻ. Điều đặc biệt ở bác mà ai cũng nhận ra là giọng nói sang sảng. Có khi từ xa chưa nhìn thấy bóng người đâu nhưng nghe giọng nói ai ai cũng biết bác tổ trưởng dân phố đến. Gặp bác, ai cũng cười vui vẻ.

Bác tổ trưởng dân phố hóm hỉnh và rất gần gũi. Bác kể chuyện rất hay. Thỉnh thoảng, vào tối thứ bảy, chúng em đến nhà chơi, được bác cho kẹo, nghe kể chuyện và cùng cười sảng khoái. Bác thường xuyên quan tâm đến mọi người. Gia đình nào có chuyện, bác đều đến tận nơi giúp đỡ. Có gia đình vợ chồng cãi nhau, bác đến hoà giải; nhà có người ốm bác đến hỏi thăm tận tình; nhà có con thi đỗ đại học bác cũng đến chia vui… Ai cũng cảm động trước tấm lòng của bác. Bác tổ trưởng còn rất yêu trẻ con. Bé Hà Vi cạnh nhà em đi thi kể chuyện trên quận được giải nhất bác liền đến chúc mừng. Dịp tết thiếu nhi mùng 1 tháng 6 từ những ngày trước, bác tổ trưởng đã đến từng gia đình gọi các cháu bé đến nhà văn hoá liên hoan. Buổi tối hôm đó, bác cùng những anh chị thanh niên trong phường đến vui chơi, chia quà cho các bé. Bác dặn dò các cháu, chúc các cháu những điều tốt nhất. Tụi trẻ khu em ở chạy ùa lên, đòi bác bế, đòi bác kể chuyện. Lúc ấy nhìn bác giống cụ Hồ lắm, nhân hậu và rất đỗi hiền từ.

Bác tổ trưởng dân phố gần gũi và tốt bụng biết bao. Nhìn bác em thấy yêu quý như yêu chính ông của mình. Có lúc em đã tưởng tượng bác như một ông tiên trong câu chuyện cổ tích.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 16 - Bác đưa thư

Bác đưa thư tới nhà em
Xe đạp kêu kính kính cong

Bài hát này luôn là bài hát thường trực trong em mỗi khi thấy bác Bình - bác đưa thư của khu em chạy ngang qua nhà. Bởi bác là một trong những người em vô cùng yêu quý.

Bác Bình là người đưa thư cho khu nhà em đã từ mười năm nay. Ngày nào, bác cũng cùng chiếc xe đạp của mình rong ruổi hết những con phố nhỏ, luồn lách qua những ngõ xóm đông đúc để đưa những bức thư, những bưu phẩm cho mọi người. Tuy rằng, ngày nay, thư viết tay đã không còn thông dụng như trước, nhưng hình ảnh của bác, sự cần mẫn trong công việc của bác luôn là điều em kính phục.

Bác Bình năm nay đã ngoài năm mươi tuổi, dáng người tầm thước. Trên khuôn mặt của bác là những nếp nhăn cùng những vết cháy nắng do tính chất công việc của mình. Thế nhưng, bác lúc nào cũng nổi bật bởi đôi mắt sáng cùng nụ cười rạng ngời. Với công việc của mình, dù ở bất cứ lúc nào, thời tiết như thế nào, bác cũng phải ra ngoài để làm việc. Thế nên, hằn lên đôi tay của bác là những vết cháy nắng, những vết chai sạn do thời gian. Mỗi lần thấy bác chạy xe ngang qua lúc đưa thư, em đều thấy bác mặc một bộ quân phục màu xanh lá cây đã sờn cũ. Mẹ em nói, ngày xưa, bác Bình đã đi bộ đội, thời gian sau này khi tại ngũ về nhà, bác lại quanh quẩn trở thành một bác đưa thư cho khu nhà em. Với chiếc xe đạp cũ đã tróc sơn và một chiếc túi thật to sau lưng, bác rong ruổi khắp các con phố lớn nhỏ, những ngõ hẹp, hẻm sâu để đưa tận tay mọi người những thư từ hay bưu phẩm của họ. Có lẽ từ ngày còn đi lính cùng với sự vất vả trong công việc của mình nên nước da của bác cũng ánh lên màu bánh mật trông thật khỏe mạnh mặc dù trên đó đã lốm đốm những vết đồi mồi.

Bác Bình là một người vô cùng vui vẻ và cởi mở với mọi người xung quanh. Đi đến đâu, gặp bất cứ ai, bác đều cười và chào hỏi họ. Bác còn rất vui tính nữa, thường hay trêu đùa mọi người với những câu nói thật hóm hỉnh. Thỉnh thoảng trên đường đi học về, em cũng bắt gặp bác cùng chiếc xe và bao thư của mình, bao giờ bác cũng nhìn em, mỉm cười và cất lời hỏi: "An đấy hả? Đi học về hả con?". Vậy nên, lần nào gặp bác, em đều rất vui mừng. Không chỉ vậy, bác còn là một người vô cùng tận tâm với công việc của mình. Kể cả những hôm trời mưa gió thật lớn, bác cũng không quên nhiệm vụ đi tới giao thư cho mọi người. Bác cũng là người hay giúp đỡ người khác. Nếu thấy ai có chuyện gì cần giúp, bác luôn sẵn lòng. Chính sự tận tâm và trách nhiệm trong công việc, sự vui tính, cởi mở của bác mà cả khu nhà em, ai cũng đều vô cùng yêu quý bác đưa thư.

Em nhớ có lần em có một bưu phẩm, là một người bạn đọc sách phương xa gửi tặng em một cuốn sách và một bức thư tay. Em vô cùng háo hức chờ đợi món quà đó. Thế nhưng, mãi mà bưu phẩm vẫn chưa đến tay, cũng chưa thấy bác Bình đạp xe qua nhà em như mọi lần. Trong lòng em thầm trách bác, tại sao lại mang thư của em đi đâu! Mãi khi bác đến em mới biết, vì thời tiết quá nóng, bác Bình bị say nắng, phải nghỉ ngơi mới có thể làm tiếp công việc của mình được. Lúc ấy, em chợt thấy hối hận quá, tại sao lại vội vàng trách móc bác như vậy được chứ? Em chạy vội vào nhà, lấy một ly nước và mời bác uống. Bác Bình nhận lấy ly nước, nhìn em cười lên thật tươi, mặc dù vẫn còn mệt mỏi nhưng bác khen em còn bé mà đã biết giúp đỡ người khác rồi, thật là đáng quý. Nhìn bóng dáng bác đưa thư đi xa, trong lòng em chợt dâng lên sự nuối tiếc. Không biết vài năm nữa, khi bác Bình đã không còn đủ sức khỏe để rong ruổi đưa thư có mọi người nữa, liệu có ai kế tiếp được công việc của bác với sự nhiệt tình, tận tâm như thế? Và liệu mai sau này, khi những bức thư tay trở thành vật xa xỉ, liệu có ai còn nhớ tới một bác đưa thư vui tính, hiền hòa như thế nữa hay không?

Em rất yêu bác Bình. Em mong bác luôn khỏe mạnh và giúp đỡ mọi người, trao tận tay họ những bưu phẩm của mình.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 17 - Bác hàng xóm

Dân gian có câu "Bán anh em xa, mua láng giềng gần". Những người tuy xa lạ nhưng luôn gắn bó, chan hòa tình làng nghĩa xóm là những người rất đáng trân trọng. Trong đó, em rất yêu quý bác Tâm.

Nhà em ở trong một con ngõ nhỏ nên các nhà cứ quây quần lại với nhau, ngày nào cũng gặp gỡ chạm mặt nhau vài lần. Bác Tâm là hàng xóm đối diện nhà em từ khi em sinh ra. Giờ chỉ còn bác với bác trai còn hai đứa con đều đã lập gia đình ra ở riêng. Năm nay bác cũng ngoài năm mươi. Bác có dáng người nhỏ, mảnh khảnh. Bác bảo ngày xưa cuộc sống vất vả quá, làm việc quần quật, miếng ăn không có nên còm cõi vậy. Nhưng nhờ tập thể dục thường xuyên nên bác vẫn giữ được cơ thể khỏe mạnh. Nước da của bác cũng ngăm ngăm cộng thêm với thời gian nên nó cũng chẳng còn mịn màng mà đã dần có sự lão hóa của tuổi tác. Gương mặt bác trái xoan nhưng ẩn chứa gì đó nét khắc khổ. Gò má cao và hốc mắt sâu, sự trải đời hiện rõ trên từng đường nét. Bác không có hàm răng đều tăm tắp nhưng điều đó chẳng làm giảm đi sự rạng rỡ trong nụ cười của bác. Khi bác cười, dù ở khóe mắt xuất hiện những vết chân chim nhưng thần thái lại càng tươi trẻ ra. Hai bên má lấm tấm những tàn nhang nhưng em thấy bác càng duyên dáng hơn với chúng. Đôi mắt có phần mờ đục và hơi đỏ. Bác cũng rất hay bị đau mắt, có thể do công việc mưu sinh của bác phải tiếp xúc nhiều cát bụi. Mái tóc của bác dài đến ngang lưng thường được búi gọn sau gáy bằng một chiếc cặp dù đã cũ kỹ nhưng đó là món quà con gái đã tặng bác từ lâu. Mái tóc ấy cũng đã điểm nhiều sợi bạc. Bàn tay bác nhìn có vẻ gầy guộc với các ngón tay dài xương xẩu nhưng chính bàn tay ấy đã nuôi nấng hai anh chị nên người và đến giờ vẫn từng ngày vun vén và chăm lo cho chồng của bác. Bàn tay đó là vẻ đẹp của tình yêu thương và đức hi sinh. Sở dĩ em yêu quý bác như ruột thịt, thương cả dáng hình bác là bởi bác đã giúp đỡ gia đình em khi mới chuyển đến- bố em đã kể cho em nghe. Và cùng với gia đình, bác cũng chứng kiến năm tháng em lớn lên, thậm chí bác trông nom em nhiều lần khi còn bé, lúc bố mẹ em có việc và dạy em rất nhiều điều hay lẽ phải.

Đúng như cái tên đẹp đẽ của bác, bác Tâm đã sống bằng tất cả tấm lòng mình. Ở bác có rất nhiều đức tính em trân trọng và cảm phục!

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 18 - Bác  hàng xóm

Tổ dân phố nơi em sinh sống là một tổ dân phố văn hóa và mọi người dân trong tổ dân phố đều sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. Mọi người ai ai cũng đều là những tấm gương sáng cho trẻ con bọn em học tập và noi theo. Trong đó, người em ngưỡng mộ nhất trong khu phố nhà em, đó là bác Ba – người hàng xóm của nhà em. Mọi việc làm, cách sống, cách ứng xử của bác Ba trong cuộc sống hằng ngày đều tuân thủ theo đúng pháp luật và nếp sống văn minh. Nghe chuyện từ mọi người trong khu dân phố kể về bác và chứng kiến những việc bác đã làm, em ngày càng thêm tự hào và ngưỡng mộ, yêu quý bác Ba hơn bao giờ hết. Bác Ba quả thật là một người sống, làm việc theo pháp luật và theo nếp sống văn minh. Và em rất yêu quý và kính trọng bác Ba.

Bác Ba là năm nay là đã ngoài bốn mươi tuổi. Vóc dáng bác Ba khá cao và cân đối. Nước da bác ngăm ngăm, rám nắng trông vô cùng mạnh khỏe. Gương mặt của bác vuông chữ điền, trông rất nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần phúc hậu. Mái tóc bác đã điểm bạc. Khuôn mặt cũng đã nhiều nếp nhăn, nếp chân chim mang đậm dấu ấn phai mờ của thời gian, năm tháng dãi dầu. Bàn tay bác có phần chai sạn nhưng trông cũng rất khỏe mạnh. Bác Ba là một người khỏe về thể chất nhưng đồng thời cũng là một người hàng xóm có lối sống văn minh và văn hóa.

Trước hết, bác Ba là một người sống và làm việc theo luật pháp. Câu chuyện về lối sống tuân thủ pháp luật của bác Ba em đã được nghe mẹ em kể lại. Trước đây, nhà bác Ba có một đứa cháu họ sống ở nhà bác ấy tầm hai – ba tháng. Đó là một cậu bé cũng khá lớn nhưng vẫn còn rất tinh nghịch. Một đêm, nhân lúc người dân trong khu phố ngủ hết rồi, cậu ta mang sơn ra phun đầy sơn lên các bức tường của khu phố nhà em. Sáng hôm sau, khi tỉnh giấc, ai ai trong khu phố cũng vô cùng hoảng hốt, không hiểu chuyện gì đã xảy ra và cũng không biết ai đã làm ra chuyện kinh hoàng này. Bác Ba có nghi ngờ đứa cháu của mình và cũng đã tìm ra bằng chứng chứng minh cháu họ bác là người đã phun sơn bậy bạ lên tường của khu dân phố. Bác Ba khi ấy hoàn toàn có thể bao che cho cháu trai của mình, nhưng bất ngờ thay bác lại không làm như thế. Bác Ba gọi cháu trai mình ra xin lỗi mọi người dân trong khu phố và bác cũng mua vôi trắng về tô lại tường cho khu phố em. Mọi người hỏi sao bác không bao che cho cháu mình thì bác Ba cười bảo: “Bao che làm gì chứ ạ? Mình là công dân nên vì vậy mình phải sống theo đúng pháp luật mà nơi mình sống đề ra chứ. Đấy là cách sống lâu này của tôi rồi”.

Không chỉ vậy, bác Ba còn là một người sống và làm việc theo nếp sống văn minh. Gia đình bác Ba trong mấy năm liền đều được trao tặng bằng khen thi đua Gia đình văn hóa. Tất nhiên cái gì cũng có lý do của nó. Bác Ba là một người sống rất có mẫu mực và văn hóa. Mọi cách ứng xử của bác đều tạo cho mọi người trong khu tổ dân phố cảm thấy thân thiện, thoải mái, dễ gần. Mọi hoạt động của khu dân phố thì bác Ba đều tham gia vô cùng tích cực. Cách dạy con, bảo vợ của bác Ba lúc nào cũng hiện đại nhưng luôn lấy nét truyền thống của một gia đình Việt Nam làm gốc rễ.

Bác Ba quả thật là một người sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. Bác là một tấm gương sáng cho em noi theo và học tập. Em rất ngưỡng mộ và kính trọng bác Ba.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 19 - Bác đưa thư

Ngày nay, khi công nghệ điện thoại đang dần thay thế những vât dụng quen thuộc như thư tay thế nhưng hình ảnh của bác đưa thư cần mẫn với công việc thì luôn luôn còn mãi trong tâm trí những đứa trẻ như chúng em.

Bác đưa thư của khu nhà em năm này hơn năm mươi tuổi. Khuôn mặt của bác vuông chữ điền với những nếp nhăn cùng màu da bánh mật sạm nắng gió. Thế nhưng, trên khuôn mặt ấy lúc nào cũng ánh lên một nụ cười thật tươi. Bác thường chạy xe khắp các con phố lớn nhỏ ở khu nhà em giao thư và bưu phẩm cho mọi người dù bất kì thời tiết nào. Có lẽ vì vậy, đôi tay của bác đầy những nốt chai sần và bị cháy nắng nữa. Bác có dáng người khá cao và gầy, hẳn là công việc vất vả khiến bác gặp nhiều mệt mỏi đây mà.

Mỗi lần bắt gặp bác đang làm công việc của mình, em đều thấy bác mặc một bộ quần áo màu xanh lam đậm, đạp một chiếc xe đạp đã cũ kĩ. Trên đầu bác là chiếc mũ cối màu xanh lá cây. Nghe mẹ em kể, ngày xưa bác từng làm công nhân ở vùng mỏ Quảng Ninh, nhưng sau này, bác trở về quê hương, nhận công việc giao thư cho mọi người này. Trên chiếc xe của bác là chiếc chuông kêu kính cong nghe rất vui tai. Bác luôn mang bên mình một túi to đựng đầy những lá thư và bưu phẩm của mọi người trong xóm. Nhà ai mà nghe thấy tiếng chuông đầu ngõ là biết ngay nhà mình có thư và bưu phẩm. Tiếng chuông ở xe của bác là dấu hiệu báo hiệu cho mọi người mà.

Bác đưa thư của khu nhà em cũng rất vui tính và thường hay giúp đỡ người khác nữa. Nhà bác ở gần với nhà em vậy nên vào mỗi ngày nghỉ, tụi trẻ con chúng em thường xuyên chạy sang nhà bác để bác khao những trái cây ngon lành hay nghe những câu chuyện kể về cuộc sống của bác. Bác kể chuyện rất hay nên mấy đứa chúng em vô cùng thích thú. Bác cũng thường giúp đỡ mọi người, nhất là những người già. Không biết bao nhiêu lần em đã bắt gặp bác đang giúp đỡ những cụ già trong xóm.

Không chỉ là người vui tính, nhiệt tình, bác còn là một người vô cùng tận tụy và có trách nhiệm với công việc của mình. Bất kể trời nắng hay mưa, bác đều đi khắp các con phố trong khu, giao tận tay người nhận thư từ và bưu phẩm của họ. Em chưa từng thấy một ngày bác nghỉ công việc của mình. Nếu chưa thể giao được, bác đến lần hai, lần ba chỉ để chắc chắn thư đã đến tay người nhận rồi.

Em vô cùng yêu kính bác đưa thư. Em mong sao bác sẽ luôn khỏe mạnh và đồng hành cùng với công việc của mình.

Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,...) - mẫu 20 - Chú công an

Trong số tất cả các ngành nghề, em thích nhất là trở thành một công an, một cảnh sát. Bởi ngày nào đi học về em cũng nhìn thấy một chú công an cần mẫn, nghiêm túc đứng ở chỗ ngã tư điều khiển xe cộ qua lại. Chính chú đã làm xuất hiện trong em ước mơ trở thành một công an giao thông như chú.

Ngày đầu tự mình đến trường, em chẳng mấy để ý đến những người khác xung quanh cho lắm. Cho đến một thời gian, em mới nhận ra ngã tư luôn rất đông người qua lại vào sáng sớm và giờ tan tầm, lại đúng vào giờ em đi học về, vậy mà chẳng bao giờ em bị xe đâm hay nhìn thấy một vụ tai nạn nào xảy ra trên đường cả. Mọi người đều đi rất có quy củ trật tự, thành ra con đường đáng lẽ phải ùn tắc mỗi ngày lại luôn thông suốt, xe cộ di chuyển rất dễ dàng. Lúc ấy, em mới biết rằng nhờ có một chú công an luôn đứng ở trên một cái bục cao giữa đường giao nhau của ngã tư, ngày ngày chăm chỉ kiên trì tuýt còi, ra hiệu lệnh cho mọi người di chuyển.

Mọi người nói rằng đó là chú Tuấn. Chú là công an giao thông, năm nay chú đã hơn ba mươi tuổi rồi. Vóc người chú cao lớn, vạm vỡ giống như bố em vậy. Mỗi lần nhìn chú, em phải ngửa đầu lên mới có thể thấy khuôn mặt cương nghị dưới vành mũ cảnh sát đặc trưng. Bắp tay, bắp chân chú vô cùng rắn chắc, qua lớp áo vẫn có thể thoáng nhìn thấy cơ bắp làm phồng tay áo.

Chú có khuôn mặt chữ điền nổi bật với làn da nâu bóng bánh mật trông vô cùng khỏe mạnh. Mái tóc đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng đúng với tác phong của một công an, một cảnh sát. Chú có đôi mắt sáng ngời luôn tràn đầy sức sống và năng lượng. Những người như vậy thường rất năng động, cương trực và thông minh đấy. Đôi mắt ấy ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp nam tính.

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống