Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát hay nhất, gồm 6 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết và 16 bài văn mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài tập làm văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
TẢ MỘT ĐỒ VẬT TRONG VIỆN BẢO TÀNG HOẶC TRONG NHÀ TRUYỀN THỐNG MÀ EM CÓ DỊP QUAN SÁT
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 1 - Chiếc bình làm bằng gốm
Chủ nhật tuần trước, em được bố mẹ cho đi thăm quan viện bảo tàng của thành phố nơi em sinh sống. Tại đây, em đã có dịp chiêm ngưỡng rất nhiều những hiện vật lịch sử của dân tộc nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất chính là chiếc bình làm bằng gốm từ thời nhà Nguyễn.
Chiếc bình được trưng bày trong một tủ kính có nắp đậy, kê trên một phiến đá nhỏ. Chiếc bình được làm theo hình dáng phần thân rộng còn phần cổ bình thì khum lại. Chiếc bình được tráng một lớp men sứ và được thiết kế hoa văn hết sức tinh xảo. Bình được đặt ở trung tâm của sảnh ở viện bảo tàng, ánh đèn flat rực rỡ từ trần nhà chiếu xuống càng làm chiếc bình trở nên đẹp, lộng lẫy và nổi bật hơn trong mắt những người đến thăm quan. Chiếc bình này có niên đại khá cổ, được làm từ thời triều đình nhà Nguyễn và tồn tại cho tới tận bây giờ.Tương truyền rằng, chiếc bình là nơi chứa đựng tinh hoa của đất trời, là vật linh thiêng có thể kết nối với các vị thần. Bởi vậy mà chiếc bình này luôn được trân trọng và nâng niu như một báu vật.
Toàn bộ chiếc bình là màu trắng của men sứ kết hợp hoàn hỏa cùng những hoa văn màu xanh lam tạo ra màu sắc hài hòa và thanh nhã. Hoa văn trên bình được chia làm ba phần riêng biệt: phần cổ bình, phần thân bình và cuối cùng là phần đáy bình. Phần cổ bình được thiết kế mềm mại với những dây leo lượn sóng đan kết vào nhau khiến cho người nhìn có cảm giác hài hòa mỗi khi chiêm ngưỡng. Tiếp theo là hoa văn ở thân bình, vẫn là những nét hoa văn xanh uốn lượn như sợi dây leo, nhưng lần này những sợi dây leo đó lại xuất phát từ những bông hoa được thiết kế ở góc trái của bình. Những cánh hoa được nghệ nhân vẽ rất mềm mại và sống động, trông giống như những bông hoa thật vậy. Cuối cùng là phần đáy bình. Lần này, không còn những đường vân, những bông hoa nữa mà thay vào đó là hai nét mực xanh tạo thành kết cấu hoàn chỉnh cho cả chiếc bình.
Màu men sứ trắng như tuyết kết hợp với màu xanh khiến cả chiếc bình mang vẻ đẹp vừa hài hòa, sống động vừa cổ kính, trang trọng. Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy chiếc bình này, em đã không thể rời mắt khỏi nó, bởi nó mang nét đẹp cuốn hút và tinh tế. Chính vì nét đẹp ấy, mà nhiều người giống như em đến cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chiếc bình và lắng nghe lịch sử của nó.
Em rất thích chiếc bình ấy. Sau buổi tham quan hôm ấy, hình ảnh chiếc bình như in đậm trong tâm trí em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để có thể lại được bố mẹ cho đi thăm bảo tàng lần nữa.
Dàn ý Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát
- Giới thiệu đồ vật định tả: trống đồng Đông Sơn, trưng bày tại viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
a. Tả bao quát:
- Chất liệu: đúc bằng đồng.
- Hình dáng: hình khối trụ cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu.
b. Tả chi tiết
- Mặt trống: tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét, gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Đó là các hình: người múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi chài, hoạ tiết lông công, hoạ tiết hình chim.
- Giữa mặt trống là hình ngôi sao, mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Vành khắc hình chim có mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Ngôi sao giữa tâm là biểu tượng cho tục thờ thần Mặt Trời của người Việt cổ.
- Thân trống: hình khắc nổi trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh sắp xếp rất cân đối.
- Chân trống: trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn.
- Công dụng của trống đồng: trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ.
- Ý nghĩa lịch sử của trống đồng: hoa văn trên mặt trống thể hiện xã hội Lạc Việt xưa kia và nền văn minh nông nghiệp của người Việt cổ.
c. Cảm xúc của em khi được xem trống:
- Xúc động, tự hào về nền văn hoá cổ xưa của dân tộc.
Cố gắng học chăm, giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Hồng.
Các bài mẫu khác:
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 2 - Trống đồng Đông Sơn
Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.
Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình con người múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.
Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dây thừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.
Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưu tập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một niềm vui lớn và may mắn của em.
Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 3 - Lá cờ giải nhất "Đố vui để học"
Phòng Truyền thống trường em nằm cùng dãy nhà với phòng Thiết bị và Thư viện. Phòng Truyền thống trưng bày các hình ảnh, giải thưởng từ những phong trào mà nhà trường đã tham gia. Cùng với cúp thể thao và huy chương, lá cờ giải nhất “Đố vui để học” được trưng bày ở ngăn thứ hai của tủ kính.
Lá cờ hình tam giác, cạnh đáy tam giác là đầu cờ. Cờ rộng hai mươi bảy xăng-ti-mét, dài ba mươi lăm xăng-ti-mét. Cờ may bằng vải sa-tanh bóng màu đỏ thắm. Xung quanh cờ viền rua màu vàng đậm. Lá cờ được treo trong khung gỗ có chân đế. Chân đế khung cờ khắc chạm hoa văn vòng tròn và hình thoi xen kẽ nhau. Chân đế được đánh vec-ni bóng loáng nổi vân gỗ màu nâu sậm tuyệt đẹp. Đầu cờ được may chần hai xăng-ti-mét để luồn nẹp cứng treo vào khung. Trên nền cờ đỏ, nổi bật hàng chữ: Giải I - Đố vui để học - Huyện Cần Giờ - niên khoá 2011 - 2012 thêu bằng chỉ vàng đậm. Ở phần nhọn của lá cờ, người ta thêu một quyển sách mở rộng trang giấy cạnh một cây nến đã thắp sáng. Cờ được luồn nẹp và lồng dây rua vàng treo vào khung. Lá cờ được đặt trang trọng cạnh những cúp thể thao mà nhà trường đã giành được trong các kì thi Hội khoẻ Phù Đổng, các kì cắm trại của Liên chi đội trưởng.
Video bài văn mẫu Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát
Lá cờ tuy nhỏ nhưng nó là vật biểu tượng cho thành tích dạy và học của thầy trò trường em. Lá cờ còn mang ý nghĩa động viên, cổ vũ cho toàn trường dạy tốt và học tốt. Cờ được giữ gìn và trưng bày để chúng em phát huy năng lực học tập, học tốt, học giỏi hơn.
Ngắm lá cờ ở phòng Truyền thống nhà trường,em càng thêm yêu mến ngôi trường Tiểu học thân quen. Em tự hào trường em có nền nếp tốt, học tập giỏi. Em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập để không hổ thẹn là anh chị lớn, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 4 - Trống đồng Đông Sơn
Một sáng chủ nhật, em được bố dẫn đi thăm Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam ở số 1 phố Tràng Tiền, ngay phía sau nhà hát lớn thành phố Hà Nội. Nơi đây lưu trữ và trưng bày rất nhiều hiện vật cùng những tài liệu quý báu về các thời kì phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm qua. Phần trưng bày hiện vật giai đoạn dựng nước của mười tám vị vua Hùng cho đến giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước của các vua Trần thực sự hấp dẫn người xem. Trong hàng ngàn hiện vật, em thích nhất là chiếc trống đồng Đông Sơn có độ tuổi hơn 3000 năm. Đây là một báu vật chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, chứng minh rằng nền văn minh và truyền thống văn hiến của dân tộc Việt Nam đã có từ lâu đời.
Trống đồng này được gọi là “trống đồng Đông Sơn” vì nó được phát hiện ở khu di tích Đông Sơn, Thanh Hóa- một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ. Thời ấy, con người đã chế tác được những dụng cụ bằng sắt, bằng đồng, rất tinh xảo từ những khuôn đúc làm từ đất sét. Chất liệu của trống là đồng thau. Chiếc trống chiều cao khoảng 60 cm. Đường kính to bằng chiếc mâm. Thân trống hình trụ, thắt lại ở giữa, Có hai tay cầm ở hai bên. Mặt trống khắc hình mặt trời, hình người, hình chim và thú, xung quanh là hoa văn trang trí rất đẹp. Bố em giải thích rằng những nghệ nhân đúc đồng đã dùng mặt trống để thể hiện phần nào cuộc sống của người Việt thời xưa.
Video bài văn mẫu Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát
Tổ tiên của chúng ta thường dùng trống đồng trong dịp tế lễ, hội hè trang trọng. Một nhóm từ hai đến ba người, mỗi người lắm chắc một khúc tre hoặc gỗ khá dài, dộng mạnh xuống trống gọi là đâm trống. Tiếng trống đồng vang ngân rất xa, gợi cảm xúc thiêng liêng bởi nó giống như linh hồn của tổ tiên, sông núi bao đời vọng lại. Hằng năm, vào dịp giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch, trong lễ hội vẫn còn giữ các hoạt động vui chơi cổ truyền như hát xoan, đâm trống đồng… để ca ngợi sự hưng thịnh của dòng giống Lạc Hồng và nhắc nhở người dân Việt Nam đoàn kết, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Ngày nay, chiếc trống đồng là một di tích ghi lại dấu ấn lịch sử để con cháu hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc.
Ngắm chiếc trống đồng Đông Sơn in dấu thời gian, em thấy tự hào về dân tộc Việt Nam, về nền văn hóa, văn minh có từ rất sớm của đất nước mình. Em mong sao trống đồng sẽ được bảo tồn đến muôn đời sau.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 5 - Trống đồng Đông Sơn
Vào kì nghỉ hè năm ngoái, ba mẹ cho em đi nghỉ mát ở Cửa Lò. Thời gian nghỉ ở đây, cả gia đình em đến thăm viện bảo tàng ở tỉnh Thanh Hóa. Trong những di vật được trưng bày, em thích nhất là bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm khắc hình vũ công nhảy múa, hình chim bay, hươu nai có gạc…
Nổi bật trên mặt trống đồng là hình ảnh con người lao động, họ săn bắn, đánh cá bằng những dụng cụ thô sơ. Họ vui sướng nhảy múa khi họ được làm chủ hoàn toàn thành quả lao động của mình sau những ngày tháng vất vả. Bên cạnh hình ảnh về cuộc sống lao động, con người còn thể hiện bản sắc văn hóa của mình qua những hành động đánh trống, thổi kèn và những điệu múa. Con người hòa nhập với thiên nhiên, thiên nhiên được thể hiện ở mặt trống cũng rất đa dạng và phong phú: những cánh cò bay lả bay la, những con chim Lạc, chim Hồng tung bay giữa bầu trời cao rộng, những đàn cá tung tăng bơi lội. Tất cả hòa nhập với nhau tạo nên cuộc sống sinh động nhiều màu sắc. Những hình ảnh trên mặt trống đồng thể hiện sự khát khao một cuộc sống ấm no, yên vui của người dân Việt Nam.
Trống đồng Đông Sơn phản ánh nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa của ông cha ta. Nó là niềm tự hào của dân tộc ta trong nền văn hóa Đông Sơn.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 6 - Trống đồng Đông Sơn
Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại nổi lên như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, đánh chìm tất cả lũ giặc ngoại xâm". Vì vậy, sau bao cuộc chiến tranh đất nước ta liên tiếp dành được thắng lợi. Các hiện vật của những cuộc chiến đó nay đã được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử. Đến đây, mọi người sẽ thấy các cọc gỗ của Ngô Quyền cắm trên sông Bạch Đằng, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé nơi vườn cà bên sông Hồng,...Nhưng em thích nhất là cái trống đồng Đông Sơn .
Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hòa. Trống được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao khoảng sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình, dáng kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Tuy trống đồng Đông Sơn đã cũ nhưng vẫn giữ được những hình ảnh trên mặt trống đồng. Giữa mặt trống có hình ngôi sao nhiều cánh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, hình chim bay, hình hươu nai có gạc. Nổi bật trên mặt trống là hình ảnh con người cần cù lao động, họ săn bắt, đánh đá bằng những dụng cụ thô sơ. Bên cạnh những hình ảnh xưa cổ, cuộc sống lao động của con người được thể hiện qua những hành động đánh trống, thổi kèn và những điệu múa. Những hình ảnh cho thấy con người rất hòa hợp với thiên nhiên,được thể hiện ở mặt trống qua những cánh cò bay lả dập dờn, những chim lạc, chim Hồng tung bay giữa trời như những chiếc máy bay bằng giấy của trẻ thơ. Tất cả đã hòa hợp lại và tạo nên một cuộc sống rất sinh động.
Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống trong hội hè, đình đám, lễ lạt, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc . Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hóa Đông Sơn của người Việt Cổ. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt . Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son vàng sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước.
Trống đồng Đông Sơn phản ánh nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ đại của ông cha ta. Nó cũng là niềm tự hào về truyền thống của dân tộc ta.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 7 - Đôi dép cao su của Bác
Hè năm nay, em được bố mẹ dẫn đi bảo tàng Hà Nội. Tại đây có trưng bày rất nhiều những đồ vật quý, có từ thời xa xưa như trống đồng Đông Sơn hay có cả những chiếc xích lô, những chiếc súng trong thời kỳ dân tộc ta kháng chiến. Nhưng em ấn tượng nhất chính là đôi dép cao su của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghe bố em kể rằng, đôi dép cao su có từ thời dân tộc ta kháng chiến chống Pháp. Đôi dép cao su ấy được để trong hộp kính thật trang trọng, bên cạnh là tấm biển nhỏ có ghi dòng chữ “Đôi dép cao su của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đôi dép cao su ấy, nhìn trông thật gọn nhẹ. Nó màu đen, đã cũ do bùn lầy dính vào, đế cũng đã mòn, còn bị bong tróc lớp cao su nữa. Đúng như tên gọi của nó, đôi dép ấy được làm bằng cao su và nó được bộ đội ta sử dụng thường xuyên vì nó rất phù hợp với nhiều kiểu loại thời tiết: trời mưa cũng có thể đi, trời nắng cũng đi được,…
Đôi dép cao su ấy phần đầu có hai quai vắt chéo nhau tạo thành hình chữ X. Phía dưới ấy cũng có hai quai nhưng không phải vắt thành hình chữ X là hai quai nằm ngang, song song với nhau. Với thiết kế như vậy thì khi đi, chiếc dép sẽ ôm vào chân, tạo cảm giác thoải mái, đặc biệt là trong những năm tháng kháng chiến, lúc ấy cả dân tộc ta còn nghèo, miếng ăn còn khó nên mọi việc người dân phải hết sức tiết kiệm, thì việc tận dụng những lốp xe đã cũ để làm dép đi thật là tiện lợi.
Đặc biệt khi dép bị đứt quai thì có thể sửa lại để đi bình thường vô cùng dễ dàng. Chiếc dép cao su ấy thực sự rất có lợi đối với bộ đội ta, Chính vì vậy mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng sử dụng loại dép này, chẳng thế mà mọi người vẫn hay là đôi dép Bác Hồ ấy thôi.
Đôi dép ấy đã đồng hành cùng Bác, cùng với bộ đội ta trong năm tháng kháng chiến đầy vất vả, gian khổ và cả chiến thắng vang dội của ta nữa. Không chỉ trong thời chiến mà đến bây giờ, đôi dép ấy vẫn được nhiều người sử dụng vì nó rất tiện, gọn, nhẹ mà giá thành lại vô cùng hợp lý.
Mải ngắm đôi dép cao su, em thấy mình như vượt thời gian để quay trở về với những năm tháng hào hùng của dân tộc. Nhờ có lớp cha anh đi trước mà chúng em bây giờ mới được sống trong bầu không khí độc lập, tự do ấy. Vì vậy, chúng em phải cố gắng học tập thật tốt để đền đáp công ơn ấy, đồng thời phải lưu giữ, và truyền lại những gì là tinh hoa, những gì là minh chứng cho một thời đại của dân tộc.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 8 - Bảo tàng Phòng không - Không quân
Chuyến thăm quan do trường tổ chức năm vừa rồi chúng em đã được tới thăm Bảo tàng Phòng không – Không quân. Viện bảo tàng những “chiến sĩ thép” có khuôn viên rộng và đẹp nằm ngay trên con đường Trường Chinh, đường tàu bay, không mấy xa lạ với nhiều chiến sĩ lão thành.
Từ ngoài cổng, chúng em đã có thể thấy một tòa nhà rất lớn với hàng chục bậc thềm lát đá dẫn lên sảnh trưng bày hiện vật chính trong nhà. Căn bảo tàng có kiến trúc hiện đại mà cũng rất cứng cáp với những cột trụ lớn ngay phía mặt tiền, tất cả không gian đó khiến chúng em không những choáng ngợp bởi những chiến tích lịch sử oai hùng được tìm hiểu ở nơi đây mà còn thấy mình bé nhỏ trước một không gian cũng thật rộng lớn.
Bảo tàng có một không gian trưng bày ngoài sân rất rộng, đây là nơi chúng em có thể tận tay sờ vào những chiếc máy bay đã từng tung hoành trên bầu trời và làm quân xâm lược phải khiếp sợ. Từ những chiếc F11, MIC, trực thăng… cho tới những bệ pháo cao xạ… tất cả đều gợi nhớ lại một thời oanh liệt nhưng cũng rất đau thương.
Em thích nhất chiếc Mic nhanh nhẹn mặc dù không đồ sộ như B52 của địch nhưng đã làm kè thù phải khiếp sợ. Mỗi chiếc máy bay đều có những câu chuyện của riêng mình, những chiến công đã được các cô các chú sĩ quan trong bảo tàng ghi lại tóm tắt trong một tấm bảng giới thiệu ngay phía bên dưới, nhưng dù có nói bao nhiêu cũng không thể đủ! Ai có thể hình dung đuợc bộ đội ta chỉ ngồi trên mâm pháo do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ đã lạc hậu mà nhờ mưu trí, sáng tạo, nhạy bén đã tính toán chính xác tọa độ để bắn rơi không biết bao nhiêu máy bay tối tân của địch khiến chúng tới giờ vẫn đi tìm câu trả lời.
Qua một vòng tham quan ngoài trời, chúng em quay trở vào khu nhà lớn và được cô hướng dẫn viên đưa tới tham quan một bức tượng nữ chiến sĩ đang giương cao khẩu súng ngắm bắn máy bay giặc, em cảm thấy một không khí trang nghiêm lạ thường, chưa hết ngạc nhiên này lại tới ngạc nhiên khác, chúng em được giới thiệu những bức ảnh đen trắng ghi lại những cảnh tra tấn các chiến sĩ cách mạng của ta khi xưa, những hố bom hay những nơi chôn xác B52 của kẻ thù… Chúng em được tận mắt thấy các loại súng, vũ khí, đạn dược chiến sĩ ta từng dùng trong các trận đánh và làm nên chiến thắng.
Trạm dừng chân cuối cùng là khu mô hình, chúng em được xem mô phỏng trận địa của một trận đánh, với cả sơ đồ, âm thanh và hình ảnh, tất cả như mới chỉ hôm qua vậy mà đã mấy chục năm gói lại.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ nghe kể qua những giờ học Lịch sử quả thực là chưa đủ, có sờ tận tay, có xem tận mắt những chiến tích đó mới thấy những con người Việt Nam anh dũng thế nào và giúp chúng em bổ sung vào bảo tàng tri thức của mình thêm nhiều trải nghiệm.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 9 - Trống đồng Đông Sơn
Mỗi lần vào thăm viện bảo tàng là một lần em như được quay ngược thời gian trở về với quá khứ xa xưa của thế giới, của dân tộc. Lần đầu tiên nhìn thấy chiếc trống đồng Đông Sơn, em đã hoàn toàn bị thu hút bởi bảo vật này.
Chiếc trống này có tuổi thọ lên tới hàng nghìn năm, từ thuở đất nước ta còn đang rất sơ khai và là biểu trưng cho văn hóa Đông Sơn, một nền văn hóa với nhiều thành tựu. Chất liệu chính của trống chính là đồng, ấn tượng ban đầu của em là nó toát ra vẻ cổ kính, linh thiêng đúng như lịch sử của nó. Trống khoác một tấm áo màu hơi nâu, cũ kĩ. Chiếc trống này dường như là sự kết hợp của rất nhiều hình dạng: hình nón ở chân, ở giữa lại là hình trụ và trên phình ra như một phần cắt của hình cầu.
Trống có tay cầm hai bên gắn ở phần hình trụ tựa như hai cái tai nhỏ. Điểm ấn tượng nhất của chiếc trống này chính là phần mặt trống tròn và rộng với nhiều hoa văn tinh xảo, kết tinh của cả một nền văn hóa mấy trăm năm. Mặt trống gồm nhiều vòng tròn và quy tụ là ngôi sao mười hai cánh nhưng dưới con mắt của em nó giống như hình mặt trời hơn và đang như tỏa ra ánh sáng trên khắp mặt trống. Không những vậy trên mặt trống còn xuất hiện nhiều hình ảnh khác của thiên nhiên như chim, thú… Song chim cũng có rất nhiều trạng thái như đang đứng, đang bay, đang ăn. Con người, nhà cửa cũng được chạm trổ tinh xảo như phản ánh toàn bôn cuộc sống sinh hoạt của ông cha ta lúc bấy giờ.
Càng ngắm nghía em càng thấy được sự tỉ mỉ, kì công của những người thợ năm xưa dành cho chiếc trống này. Họ như đặt tất cả tâm huyết và tài năng để khắc lên từng chi tiết sao cho sống động và chân thực. Thêm nữa, mỗi một hình người, hình thú… xuất hiện trên mặt trống đều ẩn chứa một ý nghĩa đặc biệt. Khi nghe cô hướng dẫn viên ở bảo tàng thuyết minh, em đã đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Điều em thấy kì diệu nhất là trải qua một quãng thời gian dài, với bao sự biến thiên của lịch sự, sư bào mòn của tự nhiên, chiếc trống đồng Đông Sơn vẫn còn tồn tại đến ngày nay, được trưng bày trang trọng ở viện bảo tàng dưới ánh đèn vàng ấm áp.
Ghé thăm Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, không ai có thể bỏ qua chiếc trống đồng Đông Sơn. Di vật này ở đó để nhắc nhở cho chúng ta về những tình cảm tốt đẹp.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 10 - Trống đồng Đông Sơn
Nhân dịp em được nghỉ hè, bố mẹ me đã thưởng cho em một chuyến tham quan tại thủ đô Hà Nội. Một chuyến đi đầy bổ ích và lí thú giúp me mở mang được rất nhiều kiến thức. đặc biệt là tại bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em đã được nhìn rất nhiều hiện vật có giá trị song em ấn tượng nhất là chiếc trống đồng Đông Sơn.
Gian phòng lớn ở chính giữa là nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm tinh xảo ở bốn chân. Hình ảnh trên mặt trống giàu yếu tố trang trí, mỗi hình đều có ý nghĩa nhất định. Những hình vẽ trên mặt trống đồng được coi như một quyển Âm lịch, nhìn vào các biểu tượng người ta đoán biết thời tiết, bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông). Trên mặt trống ở chính giữa là ngôi sao 14 cánh tượng trưng là mặt trời của những cư dân trồng lúa nước sau đó là 16 vòng hoa văn trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khác nhau.
Hình người có thể đang mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày giã vào một chiếc cối, đầu chày cũng được trang trí bằng lông vũ.
Hình nhà chủ yếu là nhà sàn, loại kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Nó là cội nguồn của những ngôi đình Việt ngày nay. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ nữ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học (vạch, chấm nhỏ, vòng chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến.
Chiếc trống đông Đông Sơn tại viện bảo tàng đã giúp em có thêm nhiều hiếu biết mới: nó không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo; là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp và là biểu tượng của những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước Văn Lang.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 11 - Chiếc xe đạp thồ
Tuần trước, lớp em được cô giáo dẫn đến thăm bảo tàng Dân tộc học. Em rất ấn tượng với cái xe đạp thồ.
Dạo quanh một lượt khu bảo tàng, chúng em thích thú với tất cả mọi hiện vật. Nhiều thứ bỡ ngỡ, lạ lẫm vô cùng. Bạn nào cũng tròn xoe đôi mắt, lắng tai nghe cô giáo thuyết minh. Khi vào sâu bên trong, ai nấy đều trầm trồ trước cái xe đạp thồ. Nhìn nó thật lạ mắt. Nó không giống với chiếc xe đạp bây giờ. Có lẽ nó đã nhiều tuổi rồi vẻ bên ngoài trông “tiều tụy” lắm. Lớp sơn tróc hết vỏ, để lộ những thanh sắt khẳng khiu màu đen.
Cái xe đạp này cũng thô sơ, thiếu thốn đủ thứ. Xe không có chỗ ngồi phía sau. Tay lái đơn giản, không có dây phanh. Yên xe đã cũ, rách gần hết. Xe đạp có một thanh ngang nối đầu xe với thân xe nhìn có vẻ chắc chắn nhất. Hai lốp xe dường như không thể cũ hơn, đã mòn gần hết. Những cái đũa xe han gỉ, nằm im lìm. Bàn đạp đã mất một bên nhìn như chú thương binh vậy.
Tuy cái xe đạp cũ và chẳng có vẻ gì hấp dẫn nhưng được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ nó có một lịch sử rất oai hùng. Nhìn bên ngoài ít ai biết được những việc nó đã “gánh vác”. Trong năm tháng chiến tranh của đất nước, những chiếc xe đạp thồ này không biết đã chở được bao chuyến hàng, đi được bao cây số, vượt qua bao nhiêu bom đạn… để tiếp viện cho tiền tuyến. Mặc cho bom rơi đạn lạc, những anh xe thồ này vẫn dũng cảm vượt qua. Vì thế giờ đây có vẻ già nua nhưng nó vẫn khoẻ lắm. Ai đến thăm cũng phải trầm trồ thán phục.
Anh xe đạp thồ nhìn xấu xí nhưng lại đẹp biết bao khi làm được những việc phi thường. Em rất yêu chiếc xe đạp thồ này.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 12 - Trống đồng Đông Sơn
Nhân dịp nghỉ hè, em được bố cho ra thủ đô Hà Nội chơi và dẫn đi thăm Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam ở số 1 phố Tràng Tiền, ngay phái sau nhà hát lớn thành phố. Nơi đây lưu trữ và trưng bày rất nhiều hiện vật cùng những tài liệu quý báu về các thời kì phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm qua.
Phần trưng bày giai đoạn dựng nước của mười tám vị vua Hùng cho đến giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước của các vua Trần thực sự hấp dẫn người xem. Trong hàng ngàn hiện vật, em thích nhất là chiếc trống đồng Đông Sơn có độ tuổi hơn 3000 năm. Đây là một báu vật chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, chứng minh rằng nền văn minh và truyền thống văn hiến của dân tộc Việt Nam đã có từ lâu đời.
Trống đồng này có tên là trống đồng Đông Sơn vì nó được phát hiện ở khu di tích Đông Sơn, Thanh Hóa, một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ. Thời ấy, con người đã chế tác được những dụng cụ bằng sắt, bằng đồng, rất tinh xảo từ những khuôn đúc làm từ đất sét.
Chất liệu của trống là đồng thau, nhẹ và bền. Kích thước của chiếc trống chiều cao khoảng 6 tấc chiều ngang khoảng 4 tấc. Thân trống hình trụ, thắt lại ở giữa. Mặt trống khác hình mặt trời, hình người, hình chim và thú, xung quanh là hoa văn trang trí rất đẹp. Bố em giải thích rằng những nghệ nhân đúc đồng đã thể hiện được phần nào cuộc sống của người Việt thời xưa.
Tổ tiên của chúng ta thường dùng trống đồng trong dịp tế lễ, hội hè trang trọng. Một nhóm từ hai đến ba người, mỗi người lắm chắc một khúc tre hoặc gỗ khá dài, dộng mạnh xuống trống gọi là dâm trống. Tiếng trống đồng vang ngân rất xa, gợi cảm xúc thiêng liêng bởi nó giống như linh hồn của tổ tiên, sông núi bao đời vọng lại.
Hàng năm, vào dịp giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch, trong lễ hội vẫn còn giữ các hoạt động vui chơi cổ truyền như hát xoan, đâm trống đồng… để ca ngợi sự hưng thịnh của dòng giống Lạc Hồng và nhắc nhở người dân Việt Nam đoàn kết, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Ngắm chiếc trống đồng Đông Sơn đậm màu thời gian, em thấy mình được hiểu thêm về cội nguồn, về lịch sử đáng tự hào của dân tộc Việt Nam, về nền văn hóa, văn minh có từ rất sớm của đất nước mình.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 13 - Khẩu súng trường
Hôm nay là 27/7, ngàu thương binh liệt sĩ, trường em đã tổ chức cho chúng em đi tham quan viện bảo tàng quân đội. Lần đầu được đến đây, em thấy thích thú vô cùng, có biết bao nhiêu thứ mới mẻ em chưa từng được thấy. Trong đó, em thích nhất là khẩu súng trường màu lục rất đẹp
Khẩu súng này được bày trong một tủ kính được khóa chặt, tránh cho người bên ngoài có thể lấy trộm, bên cạnh có mảnh giấy ghi chú tên loại súng và một bức hình 2 người chiến sĩ đang khoác vai nhau. Nghe cô hướng dẫn viên nói, khẩu súng này là của họ, được bày ở đây như một sự tôn kính, tri ân. Nhìn tổng thể, khẩu súng có màu xanh thẫm như màu áo lính, nặng tới 4 cân. Em tự nghĩ, thầm cảm thán sao cha ông ta khi xưa có thể mang chúng khắp một chặng đường dài, trên vai còn hành lí, ba lô nặng trịch.
Cô hướng dẫn viên giới thiệu sơ qua về khẩu súng và phương thức vận hành của nó. Trước hết là tay cầm màu nâu, rồi hộp đạn màu đen, khóa nòng, lắp khóa nòng,… Khẩu súng này có nhiều mức độ điều chỉnh, có thể bắn từng viên một, lại có thế bắn liên thanh. Khi bắn, các chiến sĩ của ta phải ngắm bắn kĩ mục tiêu, chỉnh hướng, góc bắn theo bộ phận ngắm được lắp sẵn. Sau khi bóp cò, búa đạp vào kim hỏa, kim hỏa lại chọc vào hạt lửa. Khi đó, khí thuốc truyền qua lỗ truyền khí, đẩy vỏ đạn ra ngoài và viên đạn bắn thẳng về phía trước. Khẩu súng còn có một dây đeo cũng màu xanh để các chiến sĩ tiện mang theo bên mình.
Súng có tầm bắn rất xa, có thể bắn tới 1000m. Súng còn có lưỡi lê gắn ở phía trên để khi đánh giáp lá cà có thể dễ dàng chiến đấu, đặt bên cạnh là một túi cát nhỏ có công dụng để kê khi bộ độ ta ngắm bắn. Nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu, giải thích tỉ mỉ về cây súng, trong đầu em bỗng hiện lên hình ảnh chiến trường năm nào ác liệt, những khẩu súng đồng hành cùng những binh đoàn đi khắp nơi tìm lại tự do cho Tổ quốc, những ngày tháng gian lao vất vả, cây súng như kim chỉ nam lí tưởng, hướng các anh tiến về phía trước.
Cây súng có lẽ đã trở thành lí tưởng của một thời hoa lửa. Nhìn khẩu súng lặng im nằm trong tủ kính, ta càng thêm yêu, thêm trân trọng cuộc sống yên bình ngày hôm nay đã phải đánh đổi bao nhiêu xương máu của thế hệ đi trước, để không ngừng cố gắng, không ngừng nỗ lực đi lên.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 14 - Đôi dép cao su
Hè đã về, em đã được nghỉ ngơi sau một năm học căng thẳng. Mẹ đưa em lên thủ đô Hà Nội để thưởng cho danh hiệu Học Sinh Giỏi em vừa đạt được trong năm học qua. Ngày đầu tiên, mẹ đưa em đi đến Lăng chủ tịch để viếng Bác, rồi dẫn vào Bảo tàng Hồ Chí Minh gần đó để thăm thú. Em ấn tượng nhất là đôi dép cao su – biểu tượng của một thời chống Mĩ hào hùng.
Bước vào Bảo tàng, em choáng ngợp trước những hiện vật lịch sử quý giá. Đôi chân em nán lại lâu hơn trước đôi dép cao su của thời chống Mĩ. Trước đây em đã từng nghe qua về nó, đã được nhìn trên truyền hình khá nhiều nhưng đến hôm nay em mới được tận mắt chứng kiến ở ngoài đời. Đôi dép được đặt trong một hộp kính bảo vệ trong suốt, bên trên đề miêu tả và xuất xứ. Một dòng chữ chạy ra, lí giải nguồn gốc đôi dép, đồng thời khẳng định nó chính là biểu tượng của một thời kháng chiến chống Mĩ hào hùng.
Nhìn bề ngoài, đôi dép có cấu tạo khá đơn giản. Nó được làm bằng cao su nom rất dẻo, có đôi còn được tận dụng từ những chiếc lốp ô tô của bọn giặc Mĩ. Chỉ một điều ấy thôi mà nó đã gợi lên bao thiếu thốn, vất vả chồng chất của những người chiến sĩ thời chiến, phải tận dụng từng đồ vật xung quanh để trang bị đầy đủ cho mình.
Đế dép được cắt rất khéo, từng đường cắt mềm mại uốn lượn bao bọc lấy đôi chân người chiến sĩ. Quai dép dày khoảng hơn 1 cm, phần trước được vắt chéo vào nhau để tạo độ thẩm mĩ. Sau đó còn có hai dây quai được vắt ngang thân dép để chân đi dép chắc chắn hơn. Chỉ đơn giản là thế mà nó đã chứa đựng bao độ khéo léo của người làm ra nó. Những đường cắt mềm mại, dứt khoát là minh chứng của một đôi tay tài hoa. Dép có màu đen hoặc nâu và vì thế, dẫu đi đường rừng nhiều sỏi đất, dép có thể được gột rửa dễ dàng.
Đôi dép Bác Hồ đã trở thành một chứng nhân lịch sử. Đôi dép ấy đã giúp Bác đi qua bao đất nước, đôi dép ấy đã giúp bao lớp chiến sĩ vượt qua đường rừng, đường núi hoang vu. Đôi dép đơn sơ mà hàm chứa bao câu chuyện vui về Bác, về cuộc đời hoạt động cách mạng mà Bác theo đuổi, là minh chứng cho tính cách giản dị, mộc mạc của Người. Đôi dép đã đi vào thi ca:
Đôi dép cao su được đặt trang trọng bên những chiếc chông, những cây gậy gộc chứng tỏ được tầm quan trọng mà nó mang lại cho chiến thắng của dân tộc Việt Nam thời kì chống Mĩ. Đôi dép ghi bao năm tháng lịch sử, mang nặng trọng trách bồi dưỡng tri thức cho con cháu sau này.
Bước chân ra về mà em còn lưu luyến mãi. Những hiện vật lịch sử thật sự đã để lại trong em dấu ấn không thể phai mờ, đồng thời cũng là một bức thông điệp nhắc nhở em hãy biết trân trọng cuộc sống tự do bây giờ và phải làm sao để gìn giữ độc lập mà ông cha ta đã dày công xây dựng.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 15 - Chiếc cúp vô địch Châu Âu
Bố em là một người hâm mộ bóng đá rất cuồng nhiệt, đặc biệt bố có niềm yêu quý và trung thành với câu lạc bộ Real Madrid. Nhân dip được thăng chức, bố đã đưa cả nhà du lịch Tây Ban Nha và đương nhiên, bố đã dẫn em tới bảo tàng của đội bóng. Trong bảo tàng có vô số danh hiệu huy chương bóng bẩy nhưng em ấn tượng nhất là chiếc cúp vô địch châu Âu.
Bảo tàng có một khu riêng để trưng bày những chiếc cúp vô địch ở đấu trường châu Âu của câu lạc bộ, đội bóng hoàng gia của thủ đô đã dành được 13 chức vô địch danh giá, mà trong đó ấn tượng nhất với em là chiếc cúp thứ 10 vào năm 2014. Chiếc cúp được người dân tự hào gọi là La Decima (có nghĩa là thứ 10).
Từ xa nhìn lại chiếc cúp đã khiên mọi người hướng sự chú ý tới mình bởi chất liệu bạc nguyên chất bóng loáng đến lóa mắt không một tì vết, chiếc cúp cao 74cm và là chiếc cúp đắt giá nhất thế giới. Đế cúp hình tròn, cúp thắt lại ở phần dưới, càng lên cao thì đường kính lại càng được mở rộng trông như một chiếc ly khổng lồ.
Phần trên là miệng cúp hơi uốn cong vô cùng tinh xảo, hai quai của cúp bắt đầu từ 1/3 phía dưới thân cúp kéo dài vát cong thành hình dấu hỏi đến miệng cúp, quai cúp còn buộc hai đoạn dây ruy băng màu xanh và trắng làm chiếc cúp trở nên thật bề thế và mạnh mẽ rất hợp với uy phong của đội bóng số 1 châu Âu. Bên trên cúp là là logo của liên đoàn bóng đá châu Âu, logo gồm hai vòng tròn, trong vòng tròn nhỏ là phần lãnh thổ châu Âu, phần ngoài rìa là chữ UEFA in hoa đầy trang trọng.
Trung tâm chiếc cúp là dòng chữ được khắc tinh tế và gọn ghẽ bằng tiếng Pháp:” COUPE DES CLUBS CHAMPIONS EUROPEÉS” nghĩa là nhà vô địch châu Âu. Chiếc cúp thứ 10 có ý nghĩa lớn lao và sâu sắc với câu lạc bộ bởi lẽ họ đã phải chờ đợi 12 năm kể từ chức vô địch lần thứ 9, để đạt được cột mốc đáng nhớ này quả thực khó khăn. Đến khi trở về em vẫn còn choáng ngợp và không khỏi thán phục sự đồ sộ của chiếc cúp vô địch đó.
Chiếc cúp vô địch châu Âu là niềm tự hào nhất của người hâm mộ đội bóng, chiếc cúp đã giúp vị thế của câu lạc bộ được nâng cao và trở thành đội xuất sắc nhất lịch sử giải đấu.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 16 - Trống đồng Đông Sơn
Dân gian vẫn thường nói “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Con người ta đi đây đó sẽ học hỏi được bao nhiêu điều đáng quý. Đầu tháng 9 vừa qua, trường em tổ chức cho học sinh khối 5 đi tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Chỉ trong một buổi sáng, chúng em đã học hỏi được bao nhiêu kiến thức lịch sử đáng quý. Em đã có dịp chiêm ngưỡng chiếc trống đồng Đông Sơn ghi dấu bao vết tích lịch sử từ ngàn đời.
Bước vào gian phòng trưng bày các cổ vật, ai ai cũng bị chiếc trống đồng thu hút ánh nhìn bởi vẻ ngoài độc đáo của nó. Chiếc trồng đồng đang chễm chệ, oai nghiêm đứng trên một chiếc kệ gỗ được chạm khắc những đường nét tinh xảo. Nhìn xa, chiếc trống y như bát, chén cổ xưa mà người ta đựng thức ăn. Tới gần, chúng ta sẽ thấy nó to lớn, quanh năm suốt tháng chỉ đứng im một chỗ. Chiếc trống được khoác chiếc áo giáp màu nâu đồng. Chẳng giống những chiếc trống hình bầu dục em vẫn thường thấy ở trường, chiếc trống đồng Đông Sơn là sự kết hợp giữa mặt trống tròn và thân hình trụ tròn.
Ngay cạnh chiếc trống có ghi biển Trống đồng Đông Sơn. Cô hướng dẫn viên giới thiệu đây là chiếc trống tiêu biểu của thời văn hóa Đông Sơn. Khi đó, người Việt cổ đã sáng tạo ra loại trống này vừa để lưu giữ hình ảnh con người, cuộc sống vừa để phục vụ những nhu cầu sinh hoạt đời sống. Mặt trống tròn xoe, rộng khoảng bằng mặt chiếc mâm cơm. Những nghệ nhân thời đó thật tài tình, khéo léo, cẩn thận khi khắc cho mặt trống cả một vũ trụ thu nhỏ.
Tâm mặt trống là một hình ngôi sao có rất nhiều cánh giống như ông mặt trời đang tỏa những toa nắng ấm cho vạn vật sinh sống ở đó. Con người mặc những bộ trang phục lễ hội, dường như họ đang bận rộn cầm khèn, cầm rìu, cầm giáo lao động, sinh hoạt. Những động vật bốn chân nối đuôi nhau xếp thành vòng tròn. Viền ngoài là hình như loài chim loài thú xếp xen kẽ nhau. Ngăn cánh giữa các lớp viền là những hoa ăn rang cưa nhỏ, đều, đối xứng hài hòa.
Thân trống hình trụ tròn, hơi phình ở đáy để kê đặt. Trên khắp thân, người Việt cổ khắc rất nhiều đường nét tinh sảo. Đội quân cầm vũ khí trên những chiếc thuyền nhỏ xíu. Chắc đây là cảnh tượng họ chiến đấu. Phía dưới, những chú chim dang đôi cánh bay lên được xếp lẫn với nhiều loài vật thể hiện cuộc sống yên bình, hòa hợp giữa muôn loài, muôn vật.
Gắn kết thân trống và mặt trống là ba chiếc quai cong cong. Mỗi khi cần nhấc hay bên đặt đi chỗ khác, chúng ta chỉ cần cầm vào quai là di chuyển được trống. Chiếc trồng đồng không thể cất những tiếng tùng tùng tùng như bác trống trường, nó chỉ cất những thanh âm vang rền. Mỗi lần dùi trống chạm mặt trống, âm thanh phát xa như để lại những dư âm mãi mới kết thúc.
Cho tới bây giờ, những thanh âm đó vẫn còn vang vọng trong trái tim em. Chiếc trống đồng Đông Sơn có lẽ đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt. Từ thuở xưa, người Việt cổ đã thật sáng tạo khi chạm khắc những hình thù độc đáo lên trống. Học sinh chúng em ai cũng háo hức khi được xem, được tìm hiểu về những đồ vật cổ xưa, nhất là chiếc trống đồng này.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 17 - Trống đồng Đông Sơn
Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại nổi lên như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, đánh chìm tất cả lũ giặc ngoại xâm". Vì vậy, sau bao cuộc chiến tranh đất nước ta liên tiếp dành được thắng lợi. Các hiện vật của những cuộc chiến đó nay đã được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử. Đến đây, mọi người sẽ thấy các cọc gỗ của Ngô Quyền cắm trên sông Bạch Đằng, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé nơi vườn cà bên sông Hồng,...Nhưng em thích nhất là cái trống đồng Đông Sơn .
Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hòa. Trống được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao khoảng sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình, dáng kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Tuy trống đồng Đông Sơn đã cũ nhưng vẫn giữ được những hình ảnh trên mặt trống đồng. Giữa mặt trống có hình ngôi sao nhiều cánh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, hình chim bay, hình hươu nai có gạc. Nổi bật trên mặt trống là hình ảnh con người cần cù lao động, họ săn bắt, đánh đá bằng những dụng cụ thô sơ. Bên cạnh những hình ảnh xưa cổ, cuộc sống lao động của con người được thể hiện qua những hành động đánh trống, thổi kèn và những điệu múa. Những hình ảnh cho thấy con người rất hòa hợp với thiên nhiên,được thể hiện ở mặt trống qua những cánh cò bay lả dập dờn, những chim lạc, chim Hồng tung bay giữa trời như những chiếc máy bay bằng giấy của trẻ thơ. Tất cả đã hòa hợp lại và tạo nên một cuộc sống rất sinh động.
Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống trong hội hè, đình đám, lễ lạt, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc . Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hóa Đông Sơn của người Việt Cổ. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt . Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son vàng sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước.
Trống đồng Đông Sơn phản ánh nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ đại của ông cha ta. Nó cũng là niềm tự hào về truyền thống của dân tộc ta.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 18 - Trống đồng Đông Sơn
Nhân dịp em được nghỉ hè, bố mẹ me đã thưởng cho em một chuyến tham quan tại thủ đô Hà Nội. Một chuyến đi đầy bổ ích và lí thú giúp me mở mang được rất nhiều kiến thức. đặc biệt là tại bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em đã được nhìn rất nhiều hiện vật có giá trị song em ấn tượng nhất là chiếc trống đồng Đông Sơn.
Gian phòng lớn ở chính giữa là nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm tinh xảo ở bốn chân. Hình ảnh trên mặt trống giàu yếu tố trang trí, mỗi hình đều có ý nghĩa nhất định. Những hình vẽ trên mặt trống đồng được coi như một quyển Âm lịch, nhìn vào các biểu tượng người ta đoán biết thời tiết, bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông). Trên mặt trống ở chính giữa là ngôi sao 14 cánh tượng trưng là mặt trời của những cư dân trồng lúa nước sau đó là 16 vòng hoa văn trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khác nhau.
Hình người có thể đang mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày giã vào một chiếc cối, đầu chày cũng được trang trí bằng lông vũ.
Hình nhà chủ yếu là nhà sàn, loại kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Nó là cội nguồn của những ngôi đình Việt ngày nay. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ nữ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học (vạch, chấm nhỏ, vòng chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến.
Chiếc trống đông Đông Sơn tại viện bảo tàng đã giúp em có thêm nhiều hiếu biết mới: nó không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo; là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp và là biểu tượng của những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước Văn Lang.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 19 - Đôi dép cao su
Hè đã về, em đã được nghỉ ngơi sau một năm học căng thẳng. Mẹ đưa em lên thủ đô Hà Nội để thưởng cho danh hiệu Học Sinh Giỏi em vừa đạt được trong năm học qua. Ngày đầu tiên, mẹ đưa em đi đến Lăng chủ tịch để viếng Bác, rồi dẫn vào Bảo tàng Hồ Chí Minh gần đó để thăm thú. Em ấn tượng nhất là đôi dép cao su – biểu tượng của một thời chống Mĩ hào hùng.
Bước vào Bảo tàng, em choáng ngợp trước những hiện vật lịch sử quý giá. Đôi chân em nán lại lâu hơn trước đôi dép cao su của thời chống Mĩ. Trước đây em đã từng nghe qua về nó, đã được nhìn trên truyền hình khá nhiều nhưng đến hôm nay em mới được tận mắt chứng kiến ở ngoài đời. Đôi dép được đặt trong một hộp kính bảo vệ trong suốt, bên trên đề miêu tả và xuất xứ. Một dòng chữ chạy ra, lí giải nguồn gốc đôi dép, đồng thời khẳng định nó chính là biểu tượng của một thời kháng chiến chống Mĩ hào hùng.
Nhìn bề ngoài, đôi dép có cấu tạo khá đơn giản. Nó được làm bằng cao su nom rất dẻo, có đôi còn được tận dụng từ những chiếc lốp ô tô của bọn giặc Mĩ. Chỉ một điều ấy thôi mà nó đã gợi lên bao thiếu thốn, vất vả chồng chất của những người chiến sĩ thời chiến, phải tận dụng từng đồ vật xung quanh để trang bị đầy đủ cho mình.
Đế dép được cắt rất khéo, từng đường cắt mềm mại uốn lượn bao bọc lấy đôi chân người chiến sĩ. Quai dép dày khoảng hơn 1 cm, phần trước được vắt chéo vào nhau để tạo độ thẩm mĩ. Sau đó còn có hai dây quai được vắt ngang thân dép để chân đi dép chắc chắn hơn. Chỉ đơn giản là thế mà nó đã chứa đựng bao độ khéo léo của người làm ra nó. Những đường cắt mềm mại, dứt khoát là minh chứng của một đôi tay tài hoa. Dép có màu đen hoặc nâu và vì thế, dẫu đi đường rừng nhiều sỏi đất, dép có thể được gột rửa dễ dàng.
Đôi dép Bác Hồ đã trở thành một chứng nhân lịch sử. Đôi dép ấy đã giúp Bác đi qua bao đất nước, đôi dép ấy đã giúp bao lớp chiến sĩ vượt qua đường rừng, đường núi hoang vu. Đôi dép đơn sơ mà hàm chứa bao câu chuyện vui về Bác, về cuộc đời hoạt động cách mạng mà Bác theo đuổi, là minh chứng cho tính cách giản dị, mộc mạc của Người. Đôi dép đã đi vào thi ca:
Đôi dép cao su được đặt trang trọng bên những chiếc chông, những cây gậy gộc chứng tỏ được tầm quan trọng mà nó mang lại cho chiến thắng của dân tộc Việt Nam thời kì chống Mĩ. Đôi dép ghi bao năm tháng lịch sử, mang nặng trọng trách bồi dưỡng tri thức cho con cháu sau này.
Bước chân ra về mà em còn lưu luyến mãi. Những hiện vật lịch sử thật sự đã để lại trong em dấu ấn không thể phai mờ, đồng thời cũng là một bức thông điệp nhắc nhở em hãy biết trân trọng cuộc sống tự do bây giờ và phải làm sao để gìn giữ độc lập mà ông cha ta đã dày công xây dựng.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 20 - Bào tàng Phòng không - Không quân
Chuyến thăm quan do trường tổ chức năm vừa rồi chúng em đã được tới thăm Bảo tàng Phòng không – Không quân. Viện bảo tàng những “chiến sĩ thép” có khuôn viên rộng và đẹp nằm ngay trên con đường Trường Chinh, đường tàu bay, không mấy xa lạ với nhiều chiến sĩ lão thành.
Từ ngoài cổng, chúng em đã có thể thấy một tòa nhà rất lớn với hàng chục bậc thềm lát đá dẫn lên sảnh trưng bày hiện vật chính trong nhà. Căn bảo tàng có kiến trúc hiện đại mà cũng rất cứng cáp với những cột trụ lớn ngay phía mặt tiền, tất cả không gian đó khiến chúng em không những choáng ngợp bởi những chiến tích lịch sử oai hùng được tìm hiểu ở nơi đây mà còn thấy mình bé nhỏ trước một không gian cũng thật rộng lớn.
Bảo tàng có một không gian trưng bày ngoài sân rất rộng, đây là nơi chúng em có thể tận tay sờ vào những chiếc máy bay đã từng tung hoành trên bầu trời và làm quân xâm lược phải khiếp sợ. Từ những chiếc F11, MIC, trực thăng… cho tới những bệ pháo cao xạ… tất cả đều gợi nhớ lại một thời oanh liệt nhưng cũng rất đau thương.
Em thích nhất chiếc Mic nhanh nhẹn mặc dù không đồ sộ như B52 của địch nhưng đã làm kè thù phải khiếp sợ. Mỗi chiếc máy bay đều có những câu chuyện của riêng mình, những chiến công đã được các cô các chú sĩ quan trong bảo tàng ghi lại tóm tắt trong một tấm bảng giới thiệu ngay phía bên dưới, nhưng dù có nói bao nhiêu cũng không thể đủ! Ai có thể hình dung đuợc bộ đội ta chỉ ngồi trên mâm pháo do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ đã lạc hậu mà nhờ mưu trí, sáng tạo, nhạy bén đã tính toán chính xác tọa độ để bắn rơi không biết bao nhiêu máy bay tối tân của địch khiến chúng tới giờ vẫn đi tìm câu trả lời.
Qua một vòng tham quan ngoài trời, chúng em quay trở vào khu nhà lớn và được cô hướng dẫn viên đưa tới tham quan một bức tượng nữ chiến sĩ đang giương cao khẩu súng ngắm bắn máy bay giặc, em cảm thấy một không khí trang nghiêm lạ thường, chưa hết ngạc nhiên này lại tới ngạc nhiên khác, chúng em được giới thiệu những bức ảnh đen trắng ghi lại những cảnh tra tấn các chiến sĩ cách mạng của ta khi xưa, những hố bom hay những nơi chôn xác B52 của kẻ thù… Chúng em được tận mắt thấy các loại súng, vũ khí, đạn dược chiến sĩ ta từng dùng trong các trận đánh và làm nên chiến thắng.
Trạm dừng chân cuối cùng là khu mô hình, chúng em được xem mô phỏng trận địa của một trận đánh, với cả sơ đồ, âm thanh và hình ảnh, tất cả như mới chỉ hôm qua vậy mà đã mấy chục năm gói lại.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ nghe kể qua những giờ học Lịch sử quả thực là chưa đủ, có sờ tận tay, có xem tận mắt những chiến tích đó mới thấy những con người Việt Nam anh dũng thế nào và giúp chúng em bổ sung vào bảo tàng tri thức của mình thêm nhiều trải nghiệm.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 21 - Trống đồng Đông Sơn
Dân gian vẫn thường nói “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Con người ta đi đây đó sẽ học hỏi được bao nhiêu điều đáng quý. Đầu tháng 9 vừa qua, trường em tổ chức cho học sinh khối 5 đi tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Chỉ trong một buổi sáng, chúng em đã học hỏi được bao nhiêu kiến thức lịch sử đáng quý. Em đã có dịp chiêm ngưỡng chiếc trống đồng Đông Sơn ghi dấu bao vết tích lịch sử từ ngàn đời.
Bước vào gian phòng trưng bày các cổ vật, ai ai cũng bị chiếc trống đồng thu hút ánh nhìn bởi vẻ ngoài độc đáo của nó. Chiếc trồng đồng đang chễm chệ, oai nghiêm đứng trên một chiếc kệ gỗ được chạm khắc những đường nét tinh xảo. Nhìn xa, chiếc trống y như bát, chén cổ xưa mà người ta đựng thức ăn. Tới gần, chúng ta sẽ thấy nó to lớn, quanh năm suốt tháng chỉ đứng im một chỗ. Chiếc trống được khoác chiếc áo giáp màu nâu đồng. Chẳng giống những chiếc trống hình bầu dục em vẫn thường thấy ở trường, chiếc trống đồng Đông Sơn là sự kết hợp giữa mặt trống tròn và thân hình trụ tròn.
Ngay cạnh chiếc trống có ghi biển Trống đồng Đông Sơn. Cô hướng dẫn viên giới thiệu đây là chiếc trống tiêu biểu của thời văn hóa Đông Sơn. Khi đó, người Việt cổ đã sáng tạo ra loại trống này vừa để lưu giữ hình ảnh con người, cuộc sống vừa để phục vụ những nhu cầu sinh hoạt đời sống. Mặt trống tròn xoe, rộng khoảng bằng mặt chiếc mâm cơm. Những nghệ nhân thời đó thật tài tình, khéo léo, cẩn thận khi khắc cho mặt trống cả một vũ trụ thu nhỏ.
Tâm mặt trống là một hình ngôi sao có rất nhiều cánh giống như ông mặt trời đang tỏa những toa nắng ấm cho vạn vật sinh sống ở đó. Con người mặc những bộ trang phục lễ hội, dường như họ đang bận rộn cầm khèn, cầm rìu, cầm giáo lao động, sinh hoạt. Những động vật bốn chân nối đuôi nhau xếp thành vòng tròn. Viền ngoài là hình như loài chim loài thú xếp xen kẽ nhau. Ngăn cánh giữa các lớp viền là những hoa ăn rang cưa nhỏ, đều, đối xứng hài hòa.
Thân trống hình trụ tròn, hơi phình ở đáy để kê đặt. Trên khắp thân, người Việt cổ khắc rất nhiều đường nét tinh sảo. Đội quân cầm vũ khí trên những chiếc thuyền nhỏ xíu. Chắc đây là cảnh tượng họ chiến đấu. Phía dưới, những chú chim dang đôi cánh bay lên được xếp lẫn với nhiều loài vật thể hiện cuộc sống yên bình, hòa hợp giữa muôn loài, muôn vật.
Gắn kết thân trống và mặt trống là ba chiếc quai cong cong. Mỗi khi cần nhấc hay bên đặt đi chỗ khác, chúng ta chỉ cần cầm vào quai là di chuyển được trống. Chiếc trồng đồng không thể cất những tiếng tùng tùng tùng như bác trống trường, nó chỉ cất những thanh âm vang rền. Mỗi lần dùi trống chạm mặt trống, âm thanh phát xa như để lại những dư âm mãi mới kết thúc.
Cho tới bây giờ, những thanh âm đó vẫn còn vang vọng trong trái tim em. Chiếc trống đồng Đông Sơn có lẽ đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt. Từ thuở xưa, người Việt cổ đã thật sáng tạo khi chạm khắc những hình thù độc đáo lên trống. Học sinh chúng em ai cũng háo hức khi được xem, được tìm hiểu về những đồ vật cổ xưa, nhất là chiếc trống đồng này.
Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát - mẫu 22 - Trống đồng Đông Sơn
Nhân dịp nghỉ hè, em được bố cho ra thủ đô Hà Nội chơi và dẫn đi thăm Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam ở số 1 phố Tràng Tiền, ngay phái sau nhà hát lớn thành phố. Nơi đây lưu trữ và trưng bày rất nhiều hiện vật cùng những tài liệu quý báu về các thời kì phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm qua.
Phần trưng bày giai đoạn dựng nước của mười tám vị vua Hùng cho đến giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước của các vua Trần thực sự hấp dẫn người xem. Trong hàng ngàn hiện vật, em thích nhất là chiếc trống đồng Đông Sơn có độ tuổi hơn 3000 năm. Đây là một báu vật chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, chứng minh rằng nền văn minh và truyền thống văn hiến của dân tộc Việt Nam đã có từ lâu đời.
Trống đồng này có tên là trống đồng Đông Sơn vì nó được phát hiện ở khu di tích Đông Sơn, Thanh Hóa, một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ. Thời ấy, con người đã chế tác được những dụng cụ bằng sắt, bằng đồng, rất tinh xảo từ những khuôn đúc làm từ đất sét.
Chất liệu của trống là đồng thau, nhẹ và bền. Kích thước của chiếc trống chiều cao khoảng 6 tấc chiều ngang khoảng 4 tấc. Thân trống hình trụ, thắt lại ở giữa. Mặt trống khác hình mặt trời, hình người, hình chim và thú, xung quanh là hoa văn trang trí rất đẹp. Bố em giải thích rằng những nghệ nhân đúc đồng đã thể hiện được phần nào cuộc sống của người Việt thời xưa.
Tổ tiên của chúng ta thường dùng trống đồng trong dịp tế lễ, hội hè trang trọng. Một nhóm từ hai đến ba người, mỗi người lắm chắc một khúc tre hoặc gỗ khá dài, dộng mạnh xuống trống gọi là dâm trống. Tiếng trống đồng vang ngân rất xa, gợi cảm xúc thiêng liêng bởi nó giống như linh hồn của tổ tiên, sông núi bao đời vọng lại.
Hàng năm, vào dịp giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch, trong lễ hội vẫn còn giữ các hoạt động vui chơi cổ truyền như hát xoan, đâm trống đồng… để ca ngợi sự hưng thịnh của dòng giống Lạc Hồng và nhắc nhở người dân Việt Nam đoàn kết, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Ngắm chiếc trống đồng Đông Sơn đậm màu thời gian, em thấy mình được hiểu thêm về cội nguồn, về lịch sử đáng tự hào của dân tộc Việt Nam, về nền văn hóa, văn minh có từ rất sớm của đất nước mình.