Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Chuyên đề Ôn HSG môn Ngữ văn lớp 7, tài liệu bao gồm 88 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỞ BÀI KẾT BÀI HAY
(ÔN THI HỌC SINH GIỎI)
Có nhiều yếu tố để làm nên một bài văn hay, và người ta thường chú trọng phần nội dung (thân bài) mà quên đi rằng mở bài và kết bài cũng quan trọng không kém. Mở bài đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, và kết bài cho ta biết việc trình bày vấn đề đã kết thúc để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Để viết được một mở bài và kết bài hay, lôi cuốn cũng là một kĩ năng rất quan trọng.
Nhà văn M.Gorki đã từng nói: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Thật vậy, nhiều bạn trẻ thường gặp khó khăn trong việc mở đầu bài văn của mình. Một mở đầu hay sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn. Mở bài hay còn tạo ấn tượng cho giám khảo. Và người đọc thấy được sự thích thú khi cảm nhận bài văn ngay từ phần mở đầu thì có thể khẳng định được chất lượng bài văn đạt giá trị cao. Một bài văn cần nhiều kỹ năng và mở bài là một kỹ năng quan trọng cho thấy người viết đã xác định đúng hướng và đi sâu vào vấn đề cần thể hiện.
Để có một mở bài hay cho một bài viết không hề dễ dàng, hay ở đây không chỉ là nội dung thể hiện đủ đúng ý mà mở bài hay còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn từ viết hay, ngôn ngữ của mỗi người là khác nhau vì cách cảm nhận văn học trong mỗi người là khác nhau nên trau dồi về kiến thức văn học cũng quan trọng. Có hai nguyên tắc để viết mở bài hay: thứ nhất là nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài hay còn gọi là làm “trúng đề”; thứ hai là chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề hay là tóm tắt nội dung thể hiện trong bài viết một cách súc tích nhưng vẫn thể hiện ý rõ diễn đạt.
Một mở bài hay cần có các yếu tố:
- Ngắn gọn: ở đây được hiểu mở bài hay ngắn gọn là ngắn về số lượng câu và nội dung thể hiện, số lượng câu chỉ cần khoảng 4 - 6 câu, nội dung chỉ cần sự tóm tắt ngắn gọn. Phần mở bài quá dài dòng không những khiến bạn mất thời gian mà còn khiến bạn bị cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài, đôi khi mở bài dài quá khiến sai lệch ý trong cách thể hiện. Hãy viết mở bài là sự tóm tắt, khơi nguồn nội dung ít để người đọc cảm nhận được sự tò mò và đi chinh phục nội dung tiếp theo ở phần thân bài
- Đầy đủ: Một mở bài hay đầy đủ là phải nêu được vấn đề nghị luận, câu nói dẫn dắt, ngắn nhưng đầy đủ ý mới quan trọng, vấn đề chính cũng như nội dung quan trọng bắt buộc phải nhắc đến phần mở bài.
- Độc đáo: Độc đáo trong một mở bài hay là gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần viết bằng những liên tưởng khác lạ, tưởng tượng phong phú trong các bài văn miêu tả, kể tạo sự thu hút bất ngờ cho người đọc. Sự độc đáo trong mở bài khiến bài viết của các bạn trở nên nổi bật và nhận được sự chú ý và theo dõi của mọi người về chất lượng bài văn.
- Tự nhiên: Dùng ngôn từ giản dị, mộc mạc trong cách viết bài, đặc biệt thể hiện ở phần mở bài là cần thiết để có một mở bài hay.
Phần mở bài có ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý người chấm nên sự đầu tư kỹ càng về kiến thức và kỹ năng cho phần mở bài để tránh lạc đề, sơ sài hay dài dòng, tuân thủ những nguyên tắc hay những yếu tố cơ bản là cần thiết trong việc tạo một mở bài hay và ý nghĩa.
3. Cách viết mở bài hay
Thông thường có hai cách mở bài:
a) Trực tiếp (cách này thường dành cho các bạn học sinh trung bình):Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết.
Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả, phong cách thơ tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận.
b)Gián tiếp (dành cho các bạn khá – giỏi):Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Người viết xuất phát từ một ý kiến, một câu chuyện, một đoạn thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó,... dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết. Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc.
Các cách mở bài gián tiếp: |
So sánh: So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau ở phương diện giống nhau, khác nhau hoặc cả hai. Cách mở bài so sánh gây thích thú cho người đọc vì nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú. Có nhiều cách làm phần mở bài theo dạng so sánh. Tác phẩm thì có tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị, nhân vật… nên người viết có thể đối chiếu điểm giống nhau, khác nhau hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó. |
Đi từ đề tài: Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thuộc một đề tài nào đó. Hiểu điều này, cùng với kiến thức lí luận văn học “Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm”, người viết nghị luận văn học sẽ dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch. Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài là mùa thu; viết về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình thì đó cũng là đề tài. |
Đi từ giai đoạn: Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi, ưa lí luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn. |
Đi từ thể loại: Không có tác phẩm nào không thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể loại văn học lại có những đặc trưng riêng. Người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm. |
Trích dẫn một câu nói, một câu thơ hoặc từ một triết lí cuộc sống |
Kết bài trong văn nghị luận là một phần khá quan trọng bởi đây là phần sẽ tạo dư âm cho bài viết. Nếu kết bài có sức nặng sẽ tạo nên những cảm xúc rất tốt cho người đọc. Kết bài là phần kết thúc bài viết, vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời mở ra hướng suy nghĩ mới, tình cảm mới cho người đọc. Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.
Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát, không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài. Một kết bài thành công không chỉ là nhiệm vụ "gói lại" mà còn phải "mở ra" - khơi lại suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Thâu tóm lại nội dung bài viết không có nghĩa là nhắc lại, lặp lại mà phải dùng một hình thức khác để khái quát ngắn gọn; khơi gợi suy nghĩ hay tạo dư ba trong lòng người đọc; là câu văn khi đã khép lại vẫn khiến cho người đọc day dứt, trăn trở, hướng về nó.
- Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn đề.
CÁC CÁCH MỞ BÀI HIỆU QUẢ GV CẦN NẮM KHI ÔN HSG KHỐI 789, ÔN CHUYÊN.
a.Đề tafikhasng chiến
b.Mở bài về hình ảnh người nông dân, bất hạnh
4.1. Mở bài bằng nhận định tác giả và quan niệm sáng tác
4.2. Mở bài bằng chủ đề hay hình tượng trung tâm
4.3.Bình luận mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Chứng minh bằng một số tác phẩm.
4.4.ở bài nghị luận xuất phát từ lý luận văn học
4.5. Mở bài về thơ ca
4.6. Mở bài văn xuôi
Mở bài giới thiệu sự trường tồn của tác phầm trong lòng người đọc.
5.1. Đi từ tác phẩm/tác giả
5.2.Đi từ tác phẩm/tác giả
5.3.Đi từ một nhận định
5.4.Sử dụng châm ngôn, ca dao, tục ngữ để bắt đầu
5.5.Đi từ hoàn cảnh sáng tác
5.6. Đi từ chủ đề
5.7 .So sánh
5.8. Phản đề
7.Mở bài thông thường
Mở bài cho một chi tiết truyện
PHẦN 1: BỘ ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ 1
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4 điểm)
Trong một bài hát về trẻ em, nhạc sĩ Lê Mây có viết:
“Trẻ em hôm nay
Thế giới ngày mai
Đó là vần thơ
Cũng là câu hát
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
Xin được nhắc ngàn lần hơn thế
Trái đất chưa im tiếng bom rơi
Xin điệp khúc triệu lần hơn thế
Bao trẻ em còn đói rách trên đời
Bạn có nghe trẻ em khóc trẻ em cười
Bạn có nghe trẻ em khóc trẻ em cười
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.”
(Lời bài hát: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, nhạc: Lê Mây, thơ: Phùng Ngọc Hùng)
Hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về thông điệp được gợi ra từ bài hát trên.
Câu 2 (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “ Ca dao không chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người mà ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn”
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng một số bài ca dao mà em đã được học , được đọc?
---------------------Hết-------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
1. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
2. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1(4,0 điểm)
Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Nội dung |
Điểm |
a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề - Nêu được vấn đề nghị luận: Thông điệp Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. b. Thân bài: * Giải thích vấn đề: - Trẻ em: chỉ các bạn nhỏ chưa đến mười sáu tuổi, chưa đến tuổi trưởng thành, độ tuổi đi học mầm non, tiểu học trung học cơ sở, còn ngây thơ, non nớt và còn phụ thuộc… - Nội dung thông điệp: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai hàm ý đặt niềm tin ở trẻ em; khẳng định vai trò của trẻ em là thế hệ kế tục sự nghiệp của người đi trước, là những chủ nhân tương lai, có sứ mệnh quyết định đến tương lai của dân tộc hay của nhân loại. => Do vậy cần lắng nghe, thấu hiểu, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em để tất cả trẻ em đều có một tuổi thơ tươi vui, hạnh phúc, một tương lai tốt đẹp …. * Khẳng định vấn đề: Đó là một thông điệp hoàn toàn đúng đắn và ý nghĩa. * Lý giải vấn đề: Sở dĩ cần nhận thức đúng đắn vai trò của trẻ em đối với tương lai, quan tâm, chăm sóc trẻ em từ hôm nay là vì: - Trẻ em là lứa tuổi còn nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển về mọi mặt, còn phụ thuộc vào người lớn cả về vật chất, tinh thần. Việc trẻ em lớn lên như thế nào? Hoàn thiện bản thân mình ra sao?... phần lớn là do sự giáo dục của gia đình, của nhà trường, của xã hội, của những người đi trước. - Có chăm sóc và giáo dục tốt trẻ em từ hôm nay thì ngày mai mới có những con người trưởng thành để gánh vác nhiệm vụ của thế hệ trước, xây dựng đất nước, quê hương. - Vì trẻ em là một phần của gia đình, của xã hội nên trẻ em được sống đầy đủ, vui tươi, hạnh phúc là nguồn vui, nguồn hạnh của gia đình, là thước đo sự tiến bộ của xã hội, là cách đánh giá tầm nhìn, và trách nhiệm của thế hệ đi trước. - Ngược lại, ngay từ hôm nay nếu trẻ em không được gia đình và xã hội quan tâm, yêu thương và giáo dục tốt thì ngày mai sẽ khó tiếp bước thế hệ đi trước. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của mỗi gia đình, đến tương lai và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. * Lấy dẫn chứng về việc xã hội nhìn nhận vai trò và quan tâm chăm sóc trẻ em: Những lời dạy của Bác Hồ, sự quan tâm, yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng của Bác. Các chương trình chăm sóc trẻ em của Nhà nước, của các tổ chức xã hội. Xã hội ghi nhận vai trò của trẻ em và quan tâm đến trẻ em thông qua ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6... * Bàn bạc mở rộng: - Trên thực tế vẫn còn nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không được đến trường, sống trong sự ngược đãi, bị lợi dụng ... Thế giới còn chiến tranh, xung đột, thiên tai, dịch bệnh... ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển toàn diện của trẻ... - Vẫn tồn tại những sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc trẻ em không đúng cách: quá nuông chiều hoặc quá khắt khe, còn áp đặt… *Bài học nhận thức và hành động: + Mỗi gia đình và toàn xã hội cần nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm mình về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. + Mỗi trẻ em cần nhận thức được vai trò của mình đối với tương lai của đất nước, quê hương, đối với sự mong đợi của gia đình cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. c. Kết bài: - Nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị tác động cua thông điệp tới mọi người. |
|
Câu 2 (6,0 điểm)
Nội dung |
|
* Mở bài: |
|
ĐỀ 3
ĐỀ BÀI
Câu 1. (2,0 điểm)Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
“Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. (Vũ Tú Nam)
Câu 2. (8,0 điểm)
- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:
- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I)
Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
Câu 3. (10 điểm)Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người. Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng.
Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.