Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp

Tải xuống 10 1.5 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 10 trang gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 Tổng kết chương 6, 7 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp:

Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 10

TỔNG KẾT CHƯƠNG VI, VII - CƠ CẤU NỀN KINH TẾ. ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

Câu 1: Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực), bao gồm

A. Vị trí địa lý, vốn, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất.

B. Khoa học và công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất.

C. Đường lối chính sách, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất.

D. Hệ thống tài sản quốc gia, khoa học và công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lí sản xuất.

Lời giải:

Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực), bao gồm khoa học và công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lí sản xuất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển có đặc điểm là

A. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp rất cao.

B. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng tăng.

C. Tỉ trọng nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng.

D. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.

 Lời giải:

Cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển có đặc điểm là tỉ trọng nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất là

A. Trang trại.

B. Hợp tác xã.

C. Hộ gia đình.

D. Vùng nông nghiệp.

 Lời giải:

Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất là vùng nông nghiệp và thấp nhất là hộ gia đình.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Mục đích chính của việc chăn nuôi cừu là

A. Lấy thịt và sữa.

B. Lấy sữa và lông.

C. Lấy lông và thịt.

D. Lấy thịt và mỡ.

 Lời giải:

Mục đích chính của việc chăn nuôi cừu là lấy lông và lấy thịt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Điểm giống nhau về vai trò của ngành thủy sản và chăn nuôi là

A. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người.

B. Cung cấp sức kéo cho trồng trọt.

C. Là nguồn phân bón cho trồng 

D. Không sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

 Lời giải:

- Ngành thủy sản cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người.

- Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (từ thịt, trứng, sữa)

=> Cả hai ngành này đều có vai trò cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là
A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

C. Tạo việc làm cho người lao động.

D. Sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ.

 Lời giải:

Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là

A. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

B. Vốn.

C. Thị trường tiêu thụ.

D. Con người.

 Lời giải:

- Con người là lực lượng sản xuất của nền kinh tế: sáng tạo ra các công nghệ hiện đại, phát triển và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất; đồng thời trực tiếp điều khiển, quản lý quá trình vận hành cmáy móc trong các khâu sản xuất.

- Con người cũng là lực lượng tiêu thụ quan trọng nhất -> điều này thúc đẩy các quá trình sản xuất tiếp tục phát triển và không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu khách hàng.

=> Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là con người.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Cơ cấu vật nuôi của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào?

A. Cơ sở nguồn thức ăn.

B. Tập quán chăn nuôi.

C. Nguồn giống.

D. Cơ sở vật chất kĩ thuật.

 Lời giải:

Cơ sở thức ăn quyết định sự phát triển, phân bố, hình thức chăn nuôi. Mỗi nhóm vật nuôi phù hợp với những loại thức ăn nhất định sẽ phân bố ở nơi có nguồn cung cấp ổn định về nguồn thức ăn đó.

Ví dụ:

- Lợn, gia cầm sử dụng thức ăn từ cây lương thực và hoa màu, ngoài ra có thức ăn công nghiệp nên được nuôi nhiều ở các nước phát triển mạnh cây lương thực hoa màu (Việt Nam, Trung Quôc,…)

- Trâu, bò sử dụng thức ăn từ đồng cỏ nên phân bố ở những nước có nhiều đồng cỏ tươi, các cao nguyên với chế độ nhiệt - ẩm phù hợp  (Ví dụ: Việt Nam, Brazin, Trung Quốc, Hoa Kỳ..)

=> Vậy cơ sở thức ăn có ảnh hưởng đến cơ cấu vật nuôi của một quốc gia

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ nhanh hơn ngành khai thác?

A. Đáp ứng tốt nhu cầu của con người và chủ động nguyên liệu cho chế biến.

B. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã cạn kiệt.

C. Thiên tai ngày càng nhiều nên không thể đánh bắt được.

D. Không phải đầu tư ban đầu.

 Lời giải:

Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển với tốc độ nhanh hơn ngành khai thác  vì ngành nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu điểm như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người và chủ động nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Ngược lại đánh bắt thủy sản phụ thuộc vào tự nhiên nên không đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu ổn định cho thị trường, đặc biệt vào những mưa bão, thiên tai...

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Yếu tố nào sau đây thường quyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa

A. Dân cư.

B. Các quan hệ ruộng đất.

C. Tiến bộ khoa học kỹ thuật.

D. Thị trường tiêu thụ.

 Lời giải:

Mục đích của sản xuất nông nghiệp hàng hóa là cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Do vậy yếu tố thường quyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa là thị trường tiêu thụ. Thị trường ổn định và mở rộng sẽ kích thích sản xuất phát triển, mở rộng hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực

A. Vị trí địa lí.

B. Dân cư và nguồn lao động.

C. Vốn, thị trường.

D. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.

 Lời giải:

- Năm 1986, Nhà nước đã đề ra chính sách Đổi mới nền kinh tế. Chính sách Đổi mới được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong kinh tế là tiến hành mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp.

- Đến nay, chính sách Đổi mới kinh tế đã mang lại nhiều thành tựu to lớn: nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ, khắc phục hậu quả chiến tranh; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên; nước ta mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

=> Như vậy, Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực: chính sách, chiến lược phát triển kinh tế

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Chất lượng của đất ảnh hưởng tới

A. Năng suất cây trồng.

B. Sự phân bố cây trồng.

C. Quy mô sản xuất nông nghiệp.

D. Cơ cấu nông nghiệp.

 Lời giải:

Chất lượng của đất là độ phì của đất -> có ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.

Chất lượng đất cao -> độ phì đất cao -> cây trồng cho năng suất lớn và ngược lại đất thoái hóa, độ phì thấp -> cho năng suất cây trồng thấp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Năng suất vật nuôi, cây trồng phát triển nhanh nhờ vào
A. Diện tích đất canh tác mở rộng.

B. Nguồn lao động dồi dào.

C. Áp dụng khoa học - kĩ thuật.

D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

 Lời giải:

Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, con người đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh..=> góp phần tăng năng suất trong nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Cây lương thực chính được trồng nhiều ở Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nga, Úc là

A. Lúa mì.

B. Lúa mạch.

C. Lúa gạo.

D. Ngô.

 Lời giải:

Cây lương thực chính được trồng nhiều ở Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nga, úc là cây lúa mì.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Hình thức chăn nuôi hiện nay đem lại hiệu quả cao.

A. Chăn nuôi theo lối quảng canh.

B. Chăn nuôi tập trung theo hệ thống chuồng trại.

C. Chăn nuôi công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá.

D. Chăn nuôi bán công nghiệp.

 Lời giải:

Hình thức chăn nuôi hiện nay đem lại hiệu quả cao là chăn nuôi công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành sản xuất nông nghiệp

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

B. Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

C. Tạo ra máy móc thiết bị cho sản xuất.

D. Mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ.

 Lời giải:

Vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp là cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và là một mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ.

Nông nghiệp không tạo ra máy móc thiết bị, đây là sản phẩm của ngành công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Tại sao lượng lương thực xuất khẩu hằng năm chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sản lượng lương thực?

A. Nhu cầu tiêu thụ không cao.

B. Giá thành sản xuất chưa phù hợp.

C. Các nước sản xuất lớn thường có dân số đông.

D. Chất lượng sản phẩm chưa cao.

 Lời giải:

Lượng lương thực xuất khẩu hằng năm chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sản lượng lương thực là do các nước sản xuất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,... là các cường quốc dân số trên thế giới. Lương thực sản xuất chỉ để tiêu thụ trong nước và chỉ còn một phần rất nhỏ để xuất khẩu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng?

A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của trái đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Làm cho trái đất nóng lên do cung cấp lượng CO2lớn.

 Lời giải:

Rừng có vai trò điều hòa lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của Trái Đất và cung cấp lâm sản, dược liệu quý cho con người và các hoạt động sản xuất.

Rừng được ví như lá phổi xanh của thế giới, thanh lọc không khí, giúp môi trường trong lành hơn => do vậy nhận xét rừng làm Trái Đất nóng lên là không chính xác.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Vì sao trong sản xuất nông nghiệp cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên?

A. Nông nghiệp trở thành nhanh sản xuất hàng hóa.

B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

C. Quy mô và phương hướng sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai.

D. Con người không thể làm thay đổi được tự nhiên.

 Lời giải:

Trong sản xuất nông nghiệp cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên: đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…).

Ví dụ. Tùy thuộc vào sự phân hóa các yếu tố khí hậu sẽ dẫn đến sự phân bố các loài cây, con khác nhau: cây cao su khi phát triển ở vùng núi  phía Bắc sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc tăng năng suất cây trồng vật nuôi chỉ nên áp dụng ở một giới hạn sinh học nhất định của loài đó.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Cho bảng số liệu

Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp (ảnh 1)

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Cột.

B. Đường.

C. Kết hợp.

D. Miền.

 Lời giải:

Đề bài yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trường, trong 7 năm. => dựa vào dấu hiệu nhận dạng  biểu đồ, biểu thích hợp nhất thê tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực giai đoạn 1950 - 2014 là biểu đồ đường.

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm
Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp (trang 6)
Trang 6
Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp (trang 7)
Trang 7
Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp (trang 8)
Trang 8
Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp (trang 9)
Trang 9
Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 6, 7 - Cơ cấu nền kinh tế. Địa lí nông nghiệp (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống