Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 15: Phong trào Cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1926) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình SGK Lịch sử 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 15 có đáp án này sẽ giúp các bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 15 có đáp án: Phong trào Cách mạng Việt Nam (1919 -1926):
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9
BÀI 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 – 1926)
Câu 1: Sự kiện nào dưới đây không tác động đến phong trào đấu tranh ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công
B. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)
C. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới
D. Sự ra đời của trật tự Véc xai- Oasinhtơn
Lời giải
Những sự kiện trên thế giới có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm:
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917 đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức- cách mạng vô sản
- Sự ra đời của Quốc tế cộng sản (1919)- tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới
- Sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới: Đảng cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 giai cấp tư sản Việt Nam có thái độ chính trị như thế nào?
A. Đấu tranh vì lợi ích của.giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
B. Đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
C. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân.
D. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân.
Lời giải
Thái độ chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 là đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân. Chính vì thế, giai cấp tư sản không thể trở thành giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc giai đoạn 1919 - 1925 có đặc điểm là
A. Chủ yếu đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.
B. Tiến hành các cuộc cải cách.
C. Chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp.
D. Chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.
Lời giải
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc giai đoạn 1919 - 1925 có đặc điểm là đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản (quyền lợi kinh tế), dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân. Chính vì thế, giai cấp tư sản không thể trở thành giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
A. Thành lập Công hội (1920)
B. Cuộc đấu tranh của công nhân Bắc Kì đòi nghỉ chủ nhật có lương (1923)
C. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925)
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930)
Lời giải
Tháng 8-1925, công nhân thợ máy xưởng Ba Son đã bãi công để ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào công nhân Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong phong trào công nhân, công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Vì cuộc đấu tranh đã có sự kết hợp cả mục tiêu kinh tế với chính trị và bước đầu thể hiện tình thần đoàn kết quốc tế vô sản.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?
A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
B. Đòi quyền lợi về chính trị.
C. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
D .Để giải phóng dân tộc.
Lời giải
Trong những năm 1919 – 1924, công nhân Việt Nam đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế tăng lương, giảm giờ làm. Đến năm 1925, với cuộc bãi công của công nhân Bason đã đánh dấu giai cấp công nhân bước đầu đấu tranh vì mục tiêu chính trị.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Ý nào sau đây không thuộc điểm tích cực của phong trào dân tộc dân chủ công khai Việt Nam giai đoạn 1919-1925?
A. Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú
B. Có sự tham gia đông đảo của các lực lượng xã hội
C. Đặt cơ sở cho các phong trào đấu tranh giai đoạn sau
D. Có sự đoàn kết với quốc tế
Lời giải
Phong trào dân tộc dân chủ công khai của Việt Nam trong giai đoạn 1919-1925 có một số điểm tích cực như:
- Mang ý thức dân tộc chống đế quốc, tay sai rõ nét
- Thu hút đông đảo các lực lượng xã hội tham gia ở cả trong và ngoài nước
- Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú
- Đặt cơ sở cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Điểm khác biệt cơ bản của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX so với phong trào đấu tranh sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Kết quả
B. Giai cấp lãnh đạo
C. Lực lượng tham gia
D. Đối tượng đấu tranh
Lời giải
Điểm khác biệt cơ bản của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX so với phong trào đấu tranh sau chiến tranh thế giới thứ nhất là giai cấp lãnh đạo.
- Đầu thế kỉ XX, phong trào do các sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào do giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo. Nói cách khác, phong trào đấu tranh thời kì này mới mang đúng chất tư sản
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Sự kiện nổi bật nhất trong phong trào yêu nước dân chủ công khai của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức (1919-1925) là
A. Thành lập nhà xuất bản Nam đồng thư xã
B. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam quốc dân Đảng
C. Xuất bản báo “Người nhà quê”
D. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh
Lời giải
Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức được tập hợp trong các tổ chức chính trị. Họ xuất bản những tờ báo tiến bộ, lập ra những nhà xuất bản tiến bộ,… Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai hồi đó, có hai sự kiện nổi bật nhất là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang cụ Phan Châu Trinh (1926).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Đảng Lập Hiến là tổ chức chính trị của giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp thợ thủ công.
D. Giai cấp tư sản và một số địa chủ lớn.
Lời giải
Để bênh vực cho quyền lợi của mình, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập Đảng Lập Hiến năm 1923 do Nguyễn Phan Long và Bùi Quang Chiêu đứng đầu
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?
A. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh
B. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu
C. Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh
D. Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh
Lời giải
Tháng 6-1925, Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải và bí mật giải về nước, kết án tử hình. Trước sức ép đấu tranh của quần chúng, thực dân Pháp đã buộc phải đưa Phan Bội Châu ra xét tử công khai và thay đổi bản án từ tử hình sang khổ sai chung thân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?
A. Thành lập các tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt.
B. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923).
C. Xuất bản các tờ báo tiếng Pháp tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ.
D. Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).
Lời giải
- Các đáp án A, C, D: là các phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản.
- Đáp án B: là phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc. Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đã đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Năm 1922, công nhân viên chức ở các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi quyền lợi gì?
A. Tăng lương giảm giờ làm.
B. Đòi tăng lương, đóng bảo hiểm.
C. Chống đánh đập công nhân.
D. Đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.
Lời giải
Công nhân, viên chức ở các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đấu tranh đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản trong những năm 1919-1925 mang tính chất
A. Dân tộc công khai
B. Giải phóng dân tộc
C. Dân tộc dân chủ công khai
D. Dân chủ nhân dân
Lời giải
Các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam đều nhằm chống đế quốc, tay sai đòi các quyền lợi về kinh tế- chính trị, dưới hình thức công khai, hợp pháp. Do đó nó đều mang tính chất dân tộc dân chủ công khai.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Do khuynh hướng vô sản chưa chiếm ưu thế
B. Do hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ
C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa ra đời
D. Do giai cấp tư sản vẫn đang nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
Lời giải
Mặc dù đã có bước phát triển, nhưng nhìn chung trong giai đoạn 1919-1925 giai cấp công nhân vẫn thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn; họ chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình. Do đó, phong trào công nhân thời kì này vẫn dừng ở trình độ tự phát và còn phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung. Phải đến giai đoạn 1925 – 1930, giai cấp công nhân mới dần chuyển biến do tác động bởi những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đặc biệt là phong trào “vô sản hóa” (1928).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Nguyên nhân chính nào dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự chuyển biến về kinh tế Việt Nam sau khai thác thuộc địa
B. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười
C. Sự du nhập của tư tưởng tư sản và vô sản
D. Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc ở Việt Nam
Lời giải
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời. Giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng. Ý thức đấu tranh của các lực lượng xã hội này cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc ngày càng rõ nét. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Cuộc đấu tranh nào của tầng lớp tiểu tư sản trí thức được ví “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?
A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Điện Quảng Châu (Trung Quốc) tháng 6/1924.
B. Cuộc đấu tranh đòi thả tự do cụ Phan Bội Châu (1925).
C. Phong trào đấu tranh đòi để tang cụ Phan Châu Trinh (1926).
D. Khởi nghĩa Yên Bái (1930).
Lời giải
Tháng 6/1924, Tâm Tâm xã cử Phạm Hồng Thái tổ chức cuộc ám sát toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở khách sạn Sa Diện (Quảng Châu- Trung Quốc) nhưng không thành công. Phạm Hồng Thái đã anh dũng hi sinh trên dòng Châu Giang. Sự kiện này được Trần Dân Tiên ví “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” vì nó đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên, mở màn thời đại đấu tranh mới của dân tộc
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ vì:
A. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
B. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.
C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.
Đáp án B
Câu 18: Hãy điền vào chỗ trống: Sang năm 1914, có nhiều cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt, rượu, xay gạo nổ ra ở…
A. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương
B. Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng
C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng
D. Hà Nội, Vinh, Bến Thuỷ.
Đáp án B
Câu 19: Những sự kiện nào trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động sâu sắc nhất tới cách mạng Việt Nam?
A. Thành công của Cánh mạng tháng Mười Nga (1917) và sự thành lập Quốc tế cộng sản (2/1919).
B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
C. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở các nước châu Âu.
D. Hội nghị Véc-xai.
Đáp án A
Câu 20: Sự kiện nào được ví như “chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?
A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) (6/1924).
B. Phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925).
C. Phong trào đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).
D. Khởi nghĩa Yên Bái ( 2/1930).
Đáp án A
Câu 21: Giai cấp tư sản dân tộc có những hoạt động gì trong những năm 1919 – 1926?
A. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
B. Lập Đảng Thanh niên, dùng báo chí bênh vực quyền lợi của mình.
C. Không thỏa hiệp với thực dân Pháp.
D. “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa”, chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì.
Đáp án D
Câu 22: Phong trào yêu nước dân tộc dân chủ công khai diễn ra từ:
A. 1919-1925
B. 1919-1926
C. 1919-1927
D. 1919-1928
Đáp án B
Câu 23: Hãy điền vào chỗ trống từ cho hợp nghĩa:
Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu) đã thành lập ………………. để tập họp lực lượng.
A. Đảng Lập hiến Đông Dương
B. Tân Việt cách mạng Đảng
C. Đông Dương cộng sản Đảng
D. Việt Nam Quốc dân Đảng
Đáp án A
Câu 24: Đảng Lập hiến là tổ chức của giai cấp, tầng lớp nào?
A. Tiểu tư sản trí thức.
B. Tư sản và địa chủ Nam kì.
C. Tư sản dân tộc.
D. Công nhân.
Đáp án B
Câu 25: Quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ 1919-1929 chia làm 2 giai đoạn, đó là giai đoạn nào?
A. 1919-1925 và 1925-1929.
B. 1919-1926 và 1926-1929.
C. 1919-1927 và 1927-1929.
D. 1919-1928 và 1928-1929.
Đáp án A
Câu 26: Các tổ chức Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên do tầng lớp nào thực lập ra?
A. Tiểu tư sản trí thức.
B. Tư sản và địa chủ Nam kì.
C. Tư sản dân tộc.
D. Công nhân.
Đáp án A
Câu 27: Trong những năm 1919 – 1926, giai cấp tiểu tư sản có những tờ báo tiến bộ nào?
A. Chuông rè, Tin tức, Thanh niên.
B. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
C. Thanh niên, Chuông rè, An Nam trẻ.
D. Người nhà quê, An Nam trẻ, Thanh niên.
Đáp án B
Câu 28: Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ này còn lẻ tẻ, tự phát nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng. Đó là đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ nào?
A. 1919-1924.
B. 1919-1925.
C. 1919-1926.
D. 1919-1927.
Đáp án B
Câu 29: Sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1924 – 1925 là sự kiện nào?
A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) (6/1924).
B. Xuất bản những tờ báo tiến bộ và lập ra những nhà xuất bản tiến bộ.
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925).
D. Phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925) và đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).
Đáp án C
Câu 30: Những tổ chức chinh trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên là tiền thân của?
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
B. Việt Nam Quốc dân Đảng.
C. Tân Việt cách mạng Đảng
D. Đông Dương cộng sản Đảng.
Đáp án C
Câu 31: Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập tổ chức gì, do ai đứng đầu?
A. Tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn, Tôn Đức Thắng đứng đầu.
B. Đảng Thanh niên, do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
C. Tổ chức Công hội, do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
D. Tổ chức Hội Phục Việt, Tôn Đức Thắng đứng đầu.
Đáp án C
Câu 16: Phong trào công nhân trong những năm 1919 -1924 đấu tranh với mục tiêu chủ yếu là gì?
A. Đòi quyền lợi kinh tế.
B. Đòi quyền lợi chính trị.
C. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
D. Đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đáp án A
Câu 32: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã đi vào con đường đấu tranh có tổ chức?
A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).
B. Tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922)
C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son – Sài Gòn (8/1925)
D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926)
Đáp án C
Câu 33: Sự kiện nào thề hiện “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?
A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925).
B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Điện - Quảng Châu (6-1924).
D. Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách (1919).
Đáp án A
Câu 34: Phong trào yêu nước dân chủ công khai diễn ra vào năm 1924-1925, là phong trào nào?
A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và đấu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu.
B. Xuất bản những tờ báo tiến bộ và lập ra nhà xuất bản tiến bộ.
C. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả cụ Phan Bội Châu và đám tang cụ Phan Chu Trinh.
D. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và đám tang cụ Phan Chu Trinh.
Đáp án C
Câu 35: Cuộc bãi công Ba Son 98/1925) có vị trí như thế nào trong phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Là cuộc bãi công diễn ra trên quy mô lớn nhất
B. Là cuộc bãi công mang lại nhiều thắng lợi
C. Là cuộc bãi công đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác
D. Cả ba câu a, b, c đều đúng
Đáp án C