Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy

Tải xuống 19 2.9 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 1: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 19 trang gồm 43 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử lớp 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 10.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 19 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 43 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10

      BÀI 1: SỰ XUẤT HIỆN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY

Câu 1: Công cụ lao động của Người tối cổ ứng với thời kì nào?
A. Sơ kì đá cũ
B. Sơ kì đá mới
C. Sơ kì đá giữa
D. Hậu kì đá mới
Đáp án : Từ chỗ sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã biết biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm. Như thế, họ đã bắt đầu biết chế tác công cụ. Công cụ thô kệch này được gọi là đồ đá cũ, ứng với thời kì sơ kì đá cũ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Cho đến thời điểm nào Người tối cổ trở thành Người tinh khôn?
A. Đã đi dứng thẳng bằng hai chân, hai tay đã được giải phóng.
B. Khi loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
C. Biết chế tác công cụ lao động.
D. Biết săn thú, hái quả để làm thức ăn.
Đáp án : Khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích trên vượn người, trở thành Người tinh khôn (Người hiện đại).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng 3 vạn năm cách ngày nay.
B. Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay.
C. Khoảng 3 triệu năm cách ngày nay
D. Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay
Đáp án : Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian 4 vạn năm cách ngày nay.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Có sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc là do đâu?
A. Sự khác nhau về trình độ hiểu biết.
B. Sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên.
C. Do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Do tác động bởi quá trình lao động.
Đáp án : Do sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên đã dẫn đến sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về
A. trình độ văn minh    
B. đẳng cấp xã hội
C. trình độ kinh tế                    
D. đặc điểm sinh học
Đáp án : Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về đặc điểm sinh học và sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên. Sự khác nhau về màu da không nói lên trình độ văn minh, trình độ kinh tế hay đẳng cấp xã hội.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Công cụ lao động thời đá mới có đặc điểm gì nổi bật?
A. Ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác.
B. Biết ghè hai rìa của một mảnh đá cho nó gọn và sắc cạnh hơn.
C. Biết lấy những mảnh đá đem ghè một mặt cho sắc, vừa tay cầm.
D. Biết lấy những hòn cuội lớn đem ghè cho sắc, vừa tay cầm.
Đáp án : Điểm nổi bật của công cụ thời đại đá mới là người ta có thể ghè đẽo những ảnh đá hình dạng gọn và chính xác, thích hợp với từng công việc với nhiều kiểu loại phù hợp với từng công việc khác nhau (dao, rìu, đục,…) được mài nhẵn ở rìu lưỡi hay toàn thân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Đến thời kì đá mới, cuộc sống của con người có văn hóa hơn, được thể hiện ở chỗ
A. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn
B. Biết đến chữ viết và nghệ thuật sơ khai
C. Biết cư trú theo từng gia đình
D. Biết lấy những tấm da thú để che thân và biết dùng đồ trang sức.
Đáp án : Đến thời kì đá mới, con người bắt đầu biết làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và cho “có văn hóa”. Những chiếc cúc và kim làm bằng xương tìm thấy trong các di chỉ văn hóa đã nói lên điều đó. Ngoài ra, người ta đã biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng vỏ ốc, vòng tay, vòng chân, hoa tai,… bằng đá nhiều màu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Nội dung nào sau đây thể hiện óc sáng tạo của Người tinh khôn?
A. Chế tạo ra lửa để giữ ấm và nấu chín thức ăn.
B. Biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng sò ốc, chuỗi hạt xương
C. Sống trong hàng động, mái đã và dựng lều bằng cây.
D. Dùng đã cuội lớn đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
Đáp án : Óc sáng tạo của Người tinh khôn được thể hiện qua những nội dung sau:
- Làm sạch những tấm da thú để che thân, tìm thấy những chiếc khuy làm bằng xương.
- Biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng sò ốc, chuỗi hạt xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai, … Bằng đá màu, sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá, trống bịt da.
Các đáp án A, C, D: là đặc điểm công cụ lao động về tổ chức xã hội của người tối cổ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng về cấu tạo của Người tinh khôn
A. Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ.
B. Đôi bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt.
C. Hộp sọ đã lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
D. Cơ thể gọn và linh hoạt, thích hợp với các hoạt động phức tạp.
Đáp án : Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như chúng ta ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt, tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người.
Đáp án C là đặc điểm của Người tối cổ => Không phản ánh đúng đặc điểm về cấu tạo của Người tinh khôn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Ý nào sau đây không phù hợp khi nói về loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa thành người?
A. Sống cách đây 6 triệu năm.
B. Có thể đứng và đi bằng 2 chân.
C. Tay được dùng để cầm nắm.
D. Chia thành các chủng tộc lớn.
Đáp án : Chia thành các chủng tộc lớn là đặc điểm của Người tinh khôn, nên đáp án D không phù hợp khi nói về loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Xương hóa thạch của loài vượn cổ xuất hiện khoảng 6 triệu năm trước đây được tìm thấy ở đâu?
A. Đông Phi, Tây Á, Bắc Á
B. Đông Phi, Tây Á, Việt Nam
C. Đông Phi, Việt Nam, Trung Quốc.
D. Tây Á, Trung Á, Bắc Mĩ.
Đáp án : Xương hóa thạch của loài vượn cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Ở Việt Nam đã tìm thấy cả xương hóa thạch của
A. Vượn cổ.       
B. Người tối cổ.
C. Người tinh khôn giai đoạn đầu.     
D. Cả vượn cổ và Người tối cổ
Đáp án : Ở Việt Nam đã tìm thấy cả xương hóa thạch của loài vượn cổ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Di cốt của người tối cổ xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước đây được tìm thấy ở đâu?
A. Đông Phi, Trung Quốc, Bắc Âu.
B. Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu.
C. Đông Phi, Giava, Bắc Kinh
D. Tây Á, Trung Quốc, Bắc Âu.
Đáp án : Di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay
A. khoảng 4 triệu năm.
B. khoảng 5-6 triệu năm
C. khoảng 6-7 triệu năm         
D. khoảng 8-9 triệu năm
Đáp án : Loài vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ cách ngày nay khoảng 4 triệu năm. Di cốt của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc). Ở Việt Nam, tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của Người tối cổ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm đã tạo ra công cụ lao động như thế nào?
A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.
B. Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
C. Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.
Đáp án : Từ chỗ sử dụng mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Trong chế tác công cụ lao động, Người tinh khôn xuất hiện cách đây khoảng 4 vạn năm trước đây đã biết làm gì?
A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.
B. Ghè, đẽo một mảnh đá hoặc hòn cuội.
C. Ghè đẽo hai rìa của một mặt mảnh đá; chế tạo lao từ xương cá, cành cây được mài hoặc đẽo nhọn đầu.
D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.
Đáp án : Trong chế tác công cụ lao động, người tinh khôn đã biết ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc nhọn hơn, dùng làm dao, rìu, nạo. Họ còn lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đèo nhọn hai đầu đển làm dao.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Phương thức sinh sống của người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm là
A. săn bắn, chăn nuôi.
B. săn bắt, hái lượm.
C. trồng trọt, chăn nuôi.
D. đánh bắt cá, làm gốm.
Đáp án : Phương thức sinh sống của người tối cổ là săn bắt và hái lượm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Phương thức sinh sống chủ yếu của Người tối cổ là
A. Săn bắn, hái lượm.
B. Săn bắt, hái lượm.
C. Trồng trọt, chăn nuôi.         
D. Đánh bắt cá, làm gốm.
Đáp án : Phương thức sinh sống chủ yếu của Người tối cổ là săn bắt và hái lượm. Đến thời đại đá mới, mới xuất hiện trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng phương thức săn bắt, hái lượm vẫn là chủ yếu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm sống theo  
A. thị tộc.
B. bộ lạc.
C. bầy đàn.
D. chiềng, chạ.
Đáp án : Về tổ chức xã hội của người tối cổ:
- Người tối cổ sống theo bầy đàn, có đôi, có đàn và con đầu đàn.
-  Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội, sống trong hang động, mái đá hay lều bằng cành cây, da thú; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5, 7 gia đình đó là bầy người nguyên thủy.
- Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” – một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Thành ngữ nào phản ánh đúng nhất tình trạng đời sống của Người tối cổ
A. Ăn lông ở lỗ.
B. Ăn sống nuốt tươi
C. Nay đây mai đó.      
D. Man di mọi dợ.
Đáp án : Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” - một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Thời đá mới, con người đạt được nhiều thành tựu lớn lao, ngoại trừ
A. Đã biết ghè sắc và mài nhẵn đá thành hình công cụ.
B. Biết tạo ra lửa.
C. Biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá.
D. Biết làm đồ gốm.
Đáp án : Đáp án B: thành tựu biết tạo ra lửa là có từ thời kì Người tối cổ, không phải thành tựu to lớn của thời kì đá mới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng do
A. Thời kì này xuất hiện những loại hình công cụ mới.
B. Con người biết đan lưới đánh cá, biết làm đồ gốm.
C. Có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới; có sự thay đổi lớn lao trong đời sống và tổ chức xã hội.
D. Con người có những sáng tạo lớn lao, sống tốt hơn, vui hơn.
Đáp án : - Các nhà khảo cổ coi thời đại đá mới là một cuộc cách mạng, khi con người chuyển từ sắn bắn, hái lượm, đánh cá đã tiến tới trồng trọt và chăn nuôi.
- Làm sách những tấm da thú làm ấm và những chiếc cúc, khuy làm bằng xương, trang sức bằng đã màu.
- Công cụ được ghè đẽo sắc và mài nhẵn thành hình công cụ.
- Đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung, biết làm đồ gốm để đựng và đun nấu.
=> Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng vì có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới; có sự thay đổi lớn lao trong đời sống và tổ chức xã hội.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Bước nhảy vọt thứ hai trong quá trinh tiến hóa từ vượn thành người là gì?
A. Từ vượn thành vượn cổ.
B. Từ vượn thành Người tối cổ.
C. Từ Người tối cổ sang Người tinh khôn.
D. Từ giai đoạn đá cũ sang đá mới.
Đáp án : - Bước nhảy vọt thứ nhất: từ vượn cổ đến Người tối cổ.
- Bước nhảy vọt thứ hai: từ Người tối cổ đến Người tinh khôn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24: Ý nào sau đây không phản ánh đúng những thay đổi trong đời sống con người thời đá mới?
A. Chuyển từ nền kinh tế thu lượm tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất.
B. Biết làm quần áo để mặc, làm nhà để ở, làm đồ trang sức bằng xương và đá.
C. Biết sáng tạo trong cuộc sống tinh thần.
D. Bắt đầu hình thành những tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thủy
Đáp án : Tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thủy được bắt đầu hình thành từ thời kì đồ đá giữa (tương ứng với thời kì Người tinh khôn tồn tại). Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000 năm. Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tôn giáo sơ khai như đạo Vật tổ (Tôtem), Ma thuật và Tang lễ. Đây là thời kỳ tương ứng với thời kì đồ đã cũ.
=> Đáp án D không phản ánh đúng những thay đổi trong đời sống con người thời đá mới.
Các đáp án: A, B, C: đều phản ánh đúng những thay đổi trong đời sống con người thời đá mới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của thời đại đá mới?
A. Con người đã biết ghè đẽo và mài nhẵn công cụ.
B. Con người đã biết làm đồ trang sức.
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
Đáp án : Thời đại đồ đá mới con người vẫn sử dụng công cụ bằng đá, chưa biết sử dụng công cụ bằng kim loại.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Tiến bộ quan trọng nhất trong đời sống của Người nguyên thủy là
A. định cư.
B. làm nhà ở.
C. biết nghệ thuật.
D. mặc quần áo
Đáp án : Tiến bộ quan trọng nhất của người nguyên thủy, cụ thể là từ người tinh khôn đã rời hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận tiện hơn. Cư trú “nhà cửa” phổ biến ở Người tinh khôn từ cuối thời kì đồ đã cũ. Định cư thể hiện sự ổn định trong cuộc sống của con người đi kèm với đó là phương thức kiếm sống và tổ chức.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Sự khác biệt cơ bản giữa người tối cổ và loài vượn cổ được thể hiện qua những điểm nào?
A. Hành động - bàn tay
B. Công cụ – ngôn ngữ
C. Hành động - hộp sọ - công cụ - ngôn ngữ
D. Hành động - hộp sọ - bàn tay
Đáp án : Sự khác biệt cơ bản giữa người tối cổ và vượn cổ được thể hiện qua hành động, họp sọ, công cụ và ngôn ngữ. Cụ thể:
 Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Người tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào?
A. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.
B. Đã biết chế tác công cụ lao động.
C. Biết chế tạo lao và cung tên.         
D. Biết săn bắn, hái lượm.
Đáp án : - Vượn cổ: chưa biết chế tác công cụ lao động, sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ.
- Người tối cổ: biết chế tác công cụ lao động, lấy mảnh đã và hòn cuội lớn, ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Màu da nào không được xác định là một chủng tộc được hình thành từ thời nguyên thủy
A. Vàng                               
B. Đen                            
C. Trắng                               
D. Đỏ
Đáp án : Người da đỏ là cộng đồng người dân bản địa sống tại Hoa Kỳ từ hàng nghìn thậm chí hàng triệu năm trước. Họ là những người dân du mục được cho là đến từ châu Á khoảng hơn 12.000 năm trước đây, thông qua “cầu nối” là vùng đất Alaska hiện nay. Theo thống kê vào đầu thế kỉ XX, có khoảng gần 80 bộ tộc người da đỏ khác nhau sinh sống trên khắp nước Mỹ. Nghiên cứu hiện nay cho thấy da của “Người da đỏ” thực chất có màu vàng. Màu đỏ là một thứ màu người dân bôi lên người để tránh thú dữ.
=> Màu đỏ là màu dã không được xác định là một chủng tộc được hình thành từ thời kì nguyên thủy.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30: Đến thời kì Người tinh khôn đã xuất hiện những màu da khác nhau là
A. Vàng, đen, đỏ           
B. Trắng, đỏ, đen
C. Vàng, đen, trắng      
D. Trắng, đen, nâu.
Đáp án : Bước vào thời kì Người tinh khôn, khi lớp lông mỏng trên người không còn nữa đã xuất hiện những màu da khác nhau, đó là da vàng, da đen và da trắng. Đây là ba chủng tộc lớn trên thế giới hiện nay.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31: Ý không phản ánh đúng đặc điểm của hợp quần xã hội đầu tiên của con người là
A. Có người đứng đầu, có đôi và có đàn.      
B. Có phân công lao động giữa nam và nữ.
C. Sống quây quần trong hang động, mái đá.
D. Có sự phân hóa giàu nghèo.
Đáp án : - Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội: có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ,… Họ sống trong hang động, mái đá hoặc dựng lều bằng cành cây, da thú, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau,… Bấy giờ chưa có những quy định xã hội nên người ta gọi những hợp quần xã hội đầu tiên này là bầy người nguyên thủy.
- Sự phân hóa giàu nghèo là hệ quả của sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, dẫn đến sản phẩm dư thừa tương ứng xuất hiện đồ kim loại thời kì này, là nguồn gốc đưa đến sự hình thành nhà nước. => Đây không phải là đặc điểm của bầy người nguyên thủy (hợp quần xã hội đầu tiên của con nguời).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32: Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?
A. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.
B. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
C. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
D. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
Đáp án : Cơ thể của người tối cổ đã có nhiều biến đổi, tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. Đây là bước tiến hòa về cấu tạo cơ thể của người tối cổ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33: Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa Người tối cổ và Người tinh khôn là gì?
A. Thể tích óc phát triển         
B. Bàn tay khéo léo
C. Óc sáng tạo   
D. Xương cốt nhỏ         
Đáp án : Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa Người tối cổ và Người tinh khôn là óc sáng tạo.
Óc sáng tạo của Người tinh khôn thể hiện trong việc cải tiến công cụ, nâng cao hiệu quả lao động và sản xuất:
+ Thời hậu kì đá cũ: Ghè hai rìa của một mảnh đá tạo thành rìu, dao, nạo; biết chế tạo lao, cung tên,…
+ Thời đá mới: Biết ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác, thích hợp với từng công việc; biết đan lưới đánh cá, làm gốm,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 34: Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là
A. Biết chế tác công cụ lao động.
B. Biết cách tạo ra lửa.
C. Biết chế tác đồ gốm
D. Biết trồng trọt và chăn nuôi.
Đáp án : Nhờ phát minh ra lửa, con người có thể sử dụng một thứ năng lượng quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống của con người.
=> Phát minh ra lửa là phát minh quan trọng nhất giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 35: Một thành tựu lớn của Người tinh khôn trong quá trình chế tạo công cụ, vũ khí và cải thiện đời sống là
A. Công cụ đá ghè đẽo.
B. Công cụ đá mài.
C. Lao.   
D. Cung tên.
Đáp án : Chế tạo ra cung tên là thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí. Với cung tên, con người mới săn bắn có hiệu quả và an toàn. Thức ăn của con người cũng từ đó mà được tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.
=> Một thành tựu lớn của Người tinh khôn trong quá trình chế tạo công cụ, vũ khí và cải thiện đời sống là chế tạo ra cung tên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 36: Thời đá mới có tiến bộ gì về lao động?
A. trồng trọt, chăn nuôi.
B. đánh cá.
C. làm đồ gốm.
D. chăn nuôi theo đàn.
Đáp án : Trong thời đại đồ đá mới, con người từ sắn bắn, hái lượm, đánh cá đã tiến tới trồng trọt và chăn nuôi. Đây là điểm tiến bộ về lao động quan trọng của con người trong thời đại đá mới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 37: Vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình hình thành loài người là
A. Giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.
B. Giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
C. Giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình, tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người.
D. Giúp cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng.
Đáp án : Thông qua quá trình lao động, chế tạo công cụ và sử dụng công cụ, bán tay con người khéo léo dần. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi về mặt cơ thể. Do yêu cầu của lao động nên cơ thể cần thay đổi cho phù hợp với tư thế lao động. Trong lao động cũng cần trao đổi với nhau nên tiếng nói của con người cũng thuần thục hơn.
=> Con người đã dần dần tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước nhờ lao động, tạo nên bước phát triển nhảy vọt từ vượn thành người.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 38: Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tự cải biến, hoàn thiện từng bước của con người?
A. Chế tác công cụ.      
B. Quá trình lao động.
C. Điều kiện tự nhiên.
D. Nhu cầu của xã hội.
Đáp án : Thông qua quá trình lao động, chế tạo công cụ và sử dụng công cụ, bán tay con người khéo léo dần. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi về mặt cơ thể. Do yêu cầu của lao động nên cơ thể cần thay đổi cho phù hợp với tư thế lao động. Trong lao động cũng cần trao đổi với nhau nên tiếng nói của con người cũng thuần thục hơn.
=> Con người đã dần dần tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước nhờ lao động, tạo nên bước phát triển nhảy vọt từ vượn thành người.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 39: Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là
A. Bầy người nguyên thủy.
B. Thị tộc
C. Bộ lạc
D. Xã hội loài người sơ khai.
Đáp án : Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gắn với người tối cổ là bầy người nguyên thủy. Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội, có người đứng đầu, có phân công lao động nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 40: Quan hệ hợp quần xã hội đầu tiên của con người được hình thành khi nào?
A. Hình thành cùng với sự xuất hiện của Loài vượn cổ.
B. Hình thành với thời đại của Người tối cổ.
C. Hình thành cùng thời kì của Người tinh khôn.
D. Hình thành vào thời đại đá mới.
Đáp án : Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gắn với Người tối cổ là bầy người nguyên thủy. Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội, có người đứng đầu, có phân công lao động nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 41: Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Người tối cổ được đánh giá
A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.
B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.
C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.
D. Là những con người thông minh.
Đáp án : Người tối cổ được đánh giá là những chủ nhân đầu tiên trong Lịch sử loài người
- Về hình dáng: Tuy còn nhiều dấu tích vượn trên người nhưng Người tối cổ không còn là vượn.
-¬ Người tối cổ: là Người vì đã chế tác và sử dụng công cụ (mặc dù chiếc rìu đá còn thô kệch đơn giản).
- Thời gian:
 
Đáp án cần chọn là: C
Câu 42: Hãy xác định những địa điểm tìm thấy dấu vết của người nguyên thủy đầu tiên ở Việt Nam?
A. Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa).
B. Núi Đọ, Hang Đắng (Ninh Bình)
C. Núi Đọ, Xuân Lộc (Đồng Nai), Hòa Bình.
D. Núi Đọ, Sơn Vi (Phú Thọ), mái đá Ngườm (Thái Nguyên).
Đáp án : Những địa điểm tìm thấy dấu vết của người nguyên thủy đầu tiên ở Việt Nam là Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa). Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở đây các hóa thạch người, các di tích cư trú, các công cụ lao động đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 43: Dấu tích Người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?
A. Nghệ An.       
B. Thanh Hóa.
C. Cao Bằng.
D. Lạng Sơn.
Đáp án : Ở Việt Nam, vào những năm 1960 - 1965 các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.
Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chứa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tối cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai),... người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.
Đáp án cần chọn là: D

 

Xem thêm
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy (trang 6)
Trang 6
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy (trang 7)
Trang 7
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy (trang 8)
Trang 8
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy (trang 9)
Trang 9
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 có đáp án: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 19 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống