Giáo án Địa lí 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long mới nhất

Tải xuống 7 1.9 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

TIẾT 48. BÀI 41. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Phân tích được những thuận lợi, khó khăn về thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng:

 + Thuận lợi: nhiều tiềm năng về đất, nước, sinh vật, ...( D. C).

 + Khó khăn: mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa khô kéo dài, phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.

 - Hiểu và trình bày được một số biện pháp cải tạo, sử dụng tự nhiên:

 + Khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường.

 + Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô.

 + Phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

 + Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

 + Trong đời sống, cần chủ động sống chung với lũ.

 - Tích hợp bảo vệ môi trường.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi: Chỉ trên bản đồ vùng Đông Nam Bộ, kể tên các tỉnh, thành của vùng và nhận xét về sự phát triển kinh tế của vùng?

 * Đáp án:

 - Gồm 5 tỉnh và TP. HCM.

 - Diện tích nhỏ: 23, 6 nghìn km2, (7, 1% cả nước).

 - Dân số thuộc loại trung bình (12 triệu người, 2006).

 - Tiếp giáp: Tây Nguyên, Duyên hải NTB, Biển Đông, Campuchia.

 - Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp và hàng hóa xuất khẩu.

 - Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.

 - Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bật của vùng.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhận biết được một số hình ảnh đại diện cho vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long…. HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên của vùng?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về những nét khái quát về vùng Đồng bằng sông Cửu Long

  1. a) Mục đích:HS biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Khái quát chung

 - ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành phố.

 - Diện tích: 40 nghìn km2. (12% diện tích)

 - Tiếp giáp:

 + Bắc giáp ĐNB

 + Tây Bắc giáp Campuchia

 + Tây giáp vịnh Thái Lan.

 + Đông giáp biển Đông.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, Atlat, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ?

 + Câu hỏi 2: Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về thế mạnh và hạn chế của vùng

  1. a) Mục đích:HS hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong việc phát triển KT– XH.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu:

a. Thế mạnh:

 - Đất: Diện tích rộng lớn.

 - Có 3 nhóm:

 + Đất phù sa: 1, 2 triệu ha (30%)

 + Đất phèn: 1, 6 triệu ha (41%)

 + Đất mặn: 75 vạn ha ( 19%)

 + Các loại đất khác: 40 vạn ha (10%)

 - Khí hậu: Cận xích đạo, có 2 mùa: mưa và khô rõ rệt, biểu hiện qua lượng mưa. Þ thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông nghiệp.

Sông ngòi: dày đặc Þ Thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.

 - Sinh vật: đa dạng, phong phú.

 + Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn…

 + Động vật: cá và chim…

 - Tài nguyên biển: nhiều bãi cá, tôm…

 - Khoáng sản: đã vôi, than bùn, …

b. Hạn chế:

 - Thiếu nước về mùa khô

 - Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

 - Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước…

 - Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế…

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về tài nguyên đất và cho biết: Tại sao ĐBSCL có nhiều đất phèn và đất mặn?

 + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về các thế mạnh khí hậu, sông ngòi, sinh vật?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL

  1. a) Mục đích:HS nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

 - Có nhiều ưu thế về tự nhiên

 - Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách.

 - Các giải pháp:

 + Cần có nước ngọt để thau chua rửa mặn vào mùa khô.

 + Duy trì và bảo vệ rừng.

 + Chuyển dịch cơ cấu nhằm phá thế độc canh.

 + Kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo.

 + Chủ động sống chung với lũ.

 * Trong việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long phải hết sức chú ý tới vấn đề bảo vệ môi trường.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi 1: Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?

 + Câu hỏi 2: Tại sao vào mùa khô nước ngọt lại là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai?

 + Câu hỏi 3: Nêu các biện pháp để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng này?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là

  1. ngập lụt và triều cường. B. tài nguyên rừng đang suy giảm.

C.diện tích đất phèn, đất mặn lớn.                          D. tài nguyên khoáng sản hạn chế.

Câu 2: Khu vực nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều than bùn nhất?

  1. Kiên Giang. B. Đồng Tháp Mười.
  2. Tứ giác Long Xuyên. D.U Minh.

Câu 3: Ngành khai thác thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì có

A.ba mặt giáp biển, ngư trường lớn.                       

  1. nhiều vùng trũng ngập nước.
  2. nhiều bãi triều và rừng ngập mặn.
  3. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.

Câu 4: Biện pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Tăng cường khai thác các nguồn lợi mùa lũ.
  2. Lai tạo các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
  3. Chia ruộng thành các ô nhỏ để thau chua, rửa mặn.

D.Tăng cường khai thác rừng ngập mặn để nuôi tôm.

Câu 5: Yếu tố quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  1. mở rộng quy mô sản xuất. B. tăng cường khoa học kĩ thuật.
  2. đa dạng hóa các sản phẩm. D.mở rộng thị trường tiêu thụ.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân tích thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Thế mạnh :

 + Đất : đất phù sa ngọt có diện tích 1, 2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước.

 + Khí hậu cận xích đạo với số giờ nắng trong năm là 2200 - 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 - 270C. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm - 2000mm.

 + Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu, khai thác nuôi trồng thủy sản nước ngọt, giao thông vận tải.

 + Sinh vật : thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, về động vật có giá trị hơn cả là cá và chim Þ phát triển du lịch sinh thái

 + Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm, hơn nửa triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản Þ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

 + Khoáng sản : chủ yếu là đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa bước đầu đã được khai thác.

 - Hạn chế :

 + Có mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Þ nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và độ mặn trong đất.

 + Phần lớn diện tích là đất mặn và đất phèn, cùng với sự thiếu nước vào mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.

 + Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị nội dung bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.

 + Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên.

 + Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Địa lí 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống