Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô tài liệu Giáo án lịch sử 5 bài 25: Lễ kí hiệp định pa-ri mới nhất.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án Lịch sử 5. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 25: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
*****
I/ Mục tiêu :
Giúp HS biết ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
- Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Pa-ri.
- Ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tranh tư liệu.
III/ Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Tại sao Mĩ ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội ? + Nêu ý nghĩa của chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không". - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới : - Giới thiệu: Sau khi tấn công miền Bắc không thành Mĩ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán. Các em sẽ biết cuộc đàm phán đó nói g qua bài Lễ kí Hiệp định Pa-ri. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1: - Yêu cầu tham khảo SGK và thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi: + Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu ? + Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri ? + Thuật lại diễn biến lễ kí kết . + Trình bày nội dung chủ yếu nhất của hiệp định Pa-ri. - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, kết luận và cho xem tranh. * Hoạt động 2: - Yêu cầu tham khảo SGK, thảo luận và trình bày các ý sau: + Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri về Việt Nam. + Em có suy nghĩ gì về câu thơ chúc tết 1969 của Bác Hòa:
“Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào” - Nhận xét, kết luận: Hiệp định Pa-ri đánh dấu một thắng lợi lịch sử có ý nghĩa chiến lược: chúng ta đã “đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm, vào mùa xuân 1975 lại “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước. 4/ Củng cố: - Ghi bảng nội dung bài. - Hiệp định Pa-ri phản ánh những thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, làm đảo lộn chiến lược tồn cầu của đế quốc Mĩ. 5/ Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài đã học. - Chuẩn bị bài Tiến vào Dinh Độc Lập. |
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK và thảo luận theo nhóm đôi.
- Tiếp nối nhau trình bày. - Nhận xét, bổ sung và quan sát hình.
- Tham khảo SGK và tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
|