Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 10 Bài 21 Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII mới nhất theo mẫu Giáo án môn lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn lịch sử lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài 21
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
TRONG CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII
- Hiểu được sự sụp đổ của triều đình nhà Lê đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến.
- Biết được nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nữa thế kỷ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian.
- Hiểu đuợc chiến tranh phong kiến diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước.
- Tuy ở mỗi miền (Đàng Trong, Đàng Ngoài) có chính quyền riêng nhưng chưa chia thành hai nước.
- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề.
- Khả năng nhận xét về tính giai cấp trong xã hội.
- Bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất.
- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc.
- Bản đồ Việt Nam phân rõ ranh giới hai miền.
- Một số tranh vẽ triều Lê - Trịnh.
- Một số tài liệu về nhà nước hai miền.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
- Câu 1: Vị trí Phật giáo trong các thế kỷ X – XVI? Biểu hiện nào chứng tỏ sự phát triển của Phật giáo ở giai đoạn này?
- Câu 2: Bằng những kiến thức đã học, em hãy chứng minh nhà Lê sơ là một triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt Nam.(giành cho HS khá giỏi).
Ở chương II, chúng ta đã tìm hiểu về các triều đại phong kiến Việt Nam từ TK X – XV, qua đó thấy được quá trình hình thành, phát triển của nhà nước phong kiến và những thành tựu kinh tế, văn hóa của nhân dân Đại Việt. Từ đầu thế kỷ XVI, cuộc khủng hoảng xã hội đã làm sụp đổ nhà Lê sơ, kể từ đó nhà nước phong kiến Đại Việt có những biến đổi lớn. Để hiểu được những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI – XVIII, chúng ta cùng tìm hiểu bài 21.
Hoạt động của thầy và trò |
Kiến thức cơ bản |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập. - GV nhắc lại: Triều đại nhà Lê sơ được đánh giá là một triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt Nam: + Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh. +Giáo dục thi cử đạt đến giai đoạn cực thịnh của giáo dục thi cử phong kiến. Phan Huy Chú nhận xét: “Giáo dục các thời, thịnh nhất là thời Hồng Đức…” + Kinh tế được khôi phục và phát triển, kinh đô Thăng Long thực sự là đô thị sầm uất, song đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng, suy sụp. - GV hỏi: Tại sao thế kỷ XVI, nhà Lê sơ suy yếu? Biểu hiện của sự suy yếu đó? - HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận về biểu hiện suy thoái của nhà Lê sơ: Vua, quan chỉ lo ăn chơi sa đọa không quan tâm đến triều chính và nhân dân. Địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân. - GV trình bày tiếp: Trong bối cảnh nhà Lê suy yếu, bất lực, Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê và thành lập triều Mạc. - GV nhấn mạnh: Đây là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật để HS có đánh giá đúng về triều Mạc và Mạc Đăng Dung. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sau khi nhà Mạc lên cầm quyền đã thi hành những chính sách gì? - HS trả lời, GV bổ sung, kết luận. - GV giảng thêm: Ở thời Lê, phép quân điền đã làm sở hữu tư nhân về ruộng đất tăng. Ruộng đất công làng xã ít. Đến thời nhà Mạc đã cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. - GV kết luận về tác dụng của những chính sách của nhà Mạc. - GV hỏi: Trong thời gian cầm quyền, nhà Mạc gặp khó khăn gì? - HS trả lời. - GV bổ sung, nêu rõ khó khăn của nhà Mạc và lý giải tại sao nhà Mạc bị cô lập. * Hoạt động 2: Tìm hiểu chiến tranh Nam - Bắc triều. - GV giảng giải: Nhà Mạc ra đời trong bối cảnh chiến tranh phong kiến bùng nổ. Tuy bước đầu có góp phần ổn định lại xã hội nhưng lại trở thành nguyên cớ gây nên chiến tranh: chiến tranh Nam- Bắc triều. -GS yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được nguyên nhân của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều, kết quả. - GV giải thích thêm: Bộ phận cựu thần nhà Lê gắn bó với sự nghiệp giải phóng đất nước của cha ông, không chấp nhận nền thống trị của nhà Mạc, không phục họ Mạc ở chỗ Mạc Đăng Dung không xuất thân từ dòng dõi quý tộc ® Vì vậy, đã nổi lên ở Thanh Hóa – quê hương của nhà Lê để chống lại nhà Mạc ® Chiến tranh Nam - Bắc triều. * Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến tranh Trịnh - Nguyễn. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn và hậu quả của nó. - HS theo dõi SGK phát biểu. - GV bổ sung, kết luận về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn. - GV chốt ý: Như vậy, Đại Việt bị chia làm hai phần do hai thế lực phong kiến cát cứ. GV sử dụng bản đồ để chỉ cho HS quan sát. - Mục giảm tải: GV hướng dẫn HS tự học để thấy được những nét chính về bộ máy nhà nước phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong. |
1. Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập.
- Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu. + Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh giành quyền lực. Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung. + Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi. - Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
- Chính sách của nhà Mạc: + Xây dựng chính quyển theo mô hình cũ của nhà Lê. + Tổ chức thi cử đều đặn. + Xây dựng quân đội mạnh. + Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
® Những chính sách của nhà Mạc bước đầu ổn định lại đất nước.
- Do sự chống đối của cựu thần nhà Lê và do chính sách cắt đất, thân phục nhà Minh ® nhân dân phản đối. Nhà Mạc bị cô lập.
2. Đất nước bị chia cắt. * Chiến tranh Nam - Bắc triều.
- Cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã quy tụ lực lượng chống Mạc “phù Lê diệt Mạc” ® Thành lập chính quyền ở Thanh Hóa gọi là Nam triều, đối đầu với nhà Mạc ở Thăng Long - Bắc triều. - Từ năm 1545 – 1592 diễn ra cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều ® nhà Mạc bị lật đổ, đất nước thống nhất. * Chiến tranh Trịnh - Nguyễn: - Sau khi lật đổ nhà Mạc, vua Lê tuy còn nhưng quyền lực nằm trong tay họ Trịnh. - Ở Thuận Hóa: Họ Nguyễn cát cứ xây dựng chính quyền riêng. - Năm 1627, họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. - Kết quả: Năm 1672, hai bên giảng hòa, lấy sông Giang làm giới tuyến. Đất nước bị chia cắt làm hai phần: Đàng Ngoài và Đàng Trong. 3. Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài. 4. Nhà nước phong kiến Đàng Trong. |
- GV khái quát về sự sụp đổ của triều Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc, nguyên nhân và tình trạng chia cắt đất nước.
- Trả lời câu hỏi trang 110 SGK.
- Học bài, đọc trước bài 22.