Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020, tài liệu bao gồm 14 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

I/VĂN BẢN

TT

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Ý nghĩa

1

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

Nghị luận chứng minh

 

  - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.

  - Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.

2

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ chí Minh

Nghị luận chứng minh

 

Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

 

3

Ý nghĩa văn chương

Hoài Thanh

Nghị luận văn chương

Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.

4

Sống chết mặc bay

Phạm Duy Tốn

Truyện ngắn hiện đại.

-Giá trị hiện thực: Phản ánh sự mâu thuẫn giữa cuộc sống của nhân dân và cuộc sống của bọn cầm quyền thời Pháp thuộc.

-Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của quan phụ mẫu.

 

 

II/TIẾNG VIỆT

TT

Loại

Khái niệm

Phân loại/Ý nghĩa/Sử dụng

1

Rút gọn câu

Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu (CN,VN hoặc cả CN,VN), tạo thành câu rút gọn. Mục đích:

- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin nhanh hơn, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước;

- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN)

VD:  a. Uống nước nhớ nguồn (rút gọn chủ ngữ)

          b. - Bao giờ cậu đi Hà Nội

              - Ngày mai. (rút gọn cả chủ ngữ, vị ngữ)

 + Khi rút gọn câu tránh làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

 + Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

 

2

Câu đặc biệt

Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.

 

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
     VD: Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa.

    + Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
    VD: Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.

    +Bộc lộ cảm xúc.   VD: Than ôi ! Hỡi ơi! Trời ơi! …

    + Gọi đáp.     VD: Mẹ ơi! Hải ơi!  ...

3

Thêm trạng ngữ cho câu

- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩp khi viết.

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác
 - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho bài văn, đoạn văn được mạch lạc.

4

Chuyển câu chủ động thành câu bị động

* Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)

* Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được  hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)

 

Cách 1: đối tượng của hoạt động +    ( bị  ,được )     +     chủ thể   +  động từ (Cụm)

VD:   Tôi đẩy chiếc thuyền ra xa àChiếc thuyền (bị, được) tôi đẩy ra xa .

Cách 2: đối tượng của hoạt động + (biến chủ thể làm thành phần không bắt buộc ) + động từ (Cụm)

VD:    Tôi đẩy chiếc thuyền ra xa                                 àChiếc thuyền (bị, được) đẩy ra xa.

 

5

Liệt kê

* Liệt kê: là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

 

* Các kiểu liệt kê :

- Xét cấu tạo :

+ Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp

VD: Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải (không theo cặp)

         Tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải (theo từng cặp)

 - Xét theo ý nghĩa :

+ Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến

  VD: - Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. (tăng tiến)

          - Tre, nứa, mai, vầu …. (không tăng tiến)

 

 

Xem thêm
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 (trang 1)
Trang 1
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 (trang 2)
Trang 2
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 (trang 3)
Trang 3
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 (trang 4)
Trang 4
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 (trang 5)
Trang 5
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 (trang 6)
Trang 6
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 (trang 7)
Trang 7
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 (trang 8)
Trang 8
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 (trang 9)
Trang 9
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống