Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Chuyên đề Vật lý 7: An toàn khi sử dụng điện, tài liệu bao gồm 3 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
An toàn khi sử dụng điện
Chuyên đề môn Vật lý lớp 7
Chuyên đề: An toàn khi sử dụng điện
A. Lý thuyết
B. Trắc nghiệm
A. Lý thuyết
1. Dòng điện đi qua cơ thể người (hay động vật) có thể gây nguy hiểm
- Cơ thể người (hay động vật) là những vật dẫn điện. Nên khi chạm vào mạch điện thì trong cơ thể người (hay động vật) sẽ có
dòng điện chạy qua. Khi đó nó có thể gây co giật các cơ, tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt thậm chí có thể gây chết
người (hay động vật).
- Tùy theo cường độ dòng điện mạnh hay yếu mà tác dụng của dòng điện lên cơ thể người (hay động vật) có những mức độ
khác nhau. Dòng điện đi qua cơ thể người (hay động vật) có cường độ:
+ Trên 10 mA gây co giật các cơ.
+ Trên 25 mA (đi qua ngực) gây tổn thương tim.
+ Từ 70 mA trở lên và với hiệu điện thế từ 40 V trở lên sẽ làm cho tim ngừng đập.
Lưu ý: Có thể dùng dòng điện có cường độ hợp lí đi qua cơ thể người để chữa một số bệnh như châm cứu bằng điện, mát xa
bằng điện...
2. Hiện tượng đoản mạch (chập mạch) và tác dụng của cầu chì
- Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng khi hai đầu thiết bị điện bị nối tắt bằng dây dẫn mà ta thường gọi là chập điện.
- Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, cường độ dòng điện trong mạch tăng lên rất lớn một cách đột ngột có thể làm cháy dây dẫn
và gây hỏa hoạn.
- Để ngăn ngừa hỏa hoạn vì điện, người ta dùng một thiết bị gọi là cầu chì. Nó có tác dụng tự động ngắt mạch khi dòng điện có
cường độ tăng quá mức, đặc biệt là khi đoản mạch.
- Ở mạch điện gia đình, để đảm bảo an toàn điện, cầu chì và công tắc phải được mắc với dây nóng.
Ví dụ: Khi có sự cố là đoản mạch, cầu chì bị đứt, tự động ngắt mạch, khi đó dây nóng không có dòng điện chạy qua nên không
gây nguy hiểm khi người chạm vào đó nữa.
3. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Trong thực hành chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- Khi sử dụng điện thì tay phải khô ráo, không được dính ướt.
- Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt điện, dùng vật cách điện để đưa
người bị nạn ra khỏi vùng có điện hoặc gọi người cấp cứu.
B. Trắc nghiệm
Bài 1: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Cơ thể người và động vật là những vật dẫn điện.
B. Cơ thể người và động vật không cho dòng điện chạy qua.
C. Sẽ không có dòng điện chạy qua cơ thể khi lỡ có chạm tay vào dây điện nếu chân ta đi dép nhựa, đứng trên bàn (cách điện
với đất).
D. Không nên đến gần đường dây điện cao thế.
Cơ thể người và động vật đều dẫn điện và cho dòng điện chạy qua ⇒ Đáp án B
Bài 2: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống
Dòng điện……chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí ..... của cơ thể.
A. có thể, bất kì nào
B. có thể, tay, chân
C. sẽ, trên đầu tóc
D. không thể, nào đó
Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí bất kì nào của cơ thể ⇒ Đáp án A
Bài 3: Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể
A. Gây ra các vết bỏng
B. Làm tim ngừng đập
C. Thần kinh bị tê liệt
D. Cả A, B và C
Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể gây ra các vết bỏng, làm tim ngừng đập, thần kinh bị tê liệt ⇒ Đáp án D
Bài 4: Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người?
A. Dưới 220 V
B. Trên 40 V
C. Trên 100 V
D. Trên 220 V
Mạng điện có điện thế trên 40V ⇒ làm tim ngừng đập ⇒ có thể gây chết người
⇒ Đáp án B
Bài 5: Thế nào là hiện tượng đoản mạch?
A. Khi dây điện bị đứt.
B. Khi hai cực của nguồn bị nối tắt.
C. Khi dây dẫn điện quá ngắn.
D. Cả ba trường hợp trên đều đúng.
Khi hai cực của nguồn điện bị nối tắt (không qua vật sử dụng điện) thì xảy ra hiện tượng đoản mạch ⇒ Đáp án B
Bài 6: Khi có hiện tượng đoản mạch thì xảy ra điều gì?
A. Hiệu điện thế không đổi.
B. Hiệu điện thế tăng vọt.
C. Cường độ dòng điện tăng vọt.
D. Cường độ dòng điện không đổi.
Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện tăng vọt ⇒ Đáp án C
Bài 7: Tác hại nào sau đây không phải do hiện tượng đoản mạch gây ra?
A. Làm cường độ dòng điện trong mạch tăng vọt.
B. Làm hỏng, cháy vỏ bọc cách điện của dây dẫn.
C. Làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt.
D. Làm cháy các vật gần chỗ bị đoản mạch.
Hiện tượng đoản mạch không làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt ⇒ Đáp án c
Bài 8: Vì sao khi đang sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên cầm tay trực tiếp vào dây điện?
A. Tránh trường hợp bị bỏng tay do dây nóng.
B. Tránh trường hợp điện giật do dây bị hở.
C. Tránh trường hợp dòng điện bị tắc nghẽn do ta gập dây.
D. Cả ba lí do trên.
Có nhiều trường hợp dây điện bị hở, khi tay chạm vào có thể bị điện giật, vì thế không nên cầm trực tiếp vào dây điện.
Bài 9: Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người?
A. Vì người là vật dẫn.
B. Vì người là chất bán dẫn.
C. Vì cơ thể người cho các điện tích đi theo một chiều.
D. Vì trong người có điện tích dễ dàng dịch chuyển từ đầu xuống chân.
Dòng điện có thể đi qua cơ thể người vì người cũng là vật dẫn ⇒ Đáp án A
Bài 10: Làm cách nào để tránh các tác hại của dòng điện đối với cơ thể người?
A. Không sử dụng điện.
B. Sống cách xa nơi sản xuất ra điện.
C. Thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
D. Chỉ sử dụng dòng điện có cường độ nhỏ.
Để tránh các tác hại của dòng điện đối với cơ thể người ta cần thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện ⇒ Đáp án C