Các dạng bài tập bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt lớp 5

Tải xuống 32 5.7 K 66

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Các dạng bài tập bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt lớp 5, tài liệu bao gồm 32 trang,  giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Tiếng Việt sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ TỪ LOẠI

  1. I) Bài tập về từ loại gồm các dạng sau:

Dạng 1: Cho từ rời, yêu cầu xác định từ loại, tiểu loại.

VD: Yêu cầu xác định từ loại của các từ như: cân, hay, kén, bò, sơn...

          Để giải những bài tập dạng này, ta cần nghĩ ra tất cả các hoàn cảnh có thể, thử đặt câu với những từ đã cho để không bỏ sót các khả năng mang các từ loại khác nhau của từ được xét.

 Trong VD trên:

 - cân có thể là:

             + Danh từ: Tôi mới mua một cái cân.

             + Động từ: Bác cân hộ tôi với!

             + Tính từ: Bức tranh đặt rất cân.

- hay có thể là:

              + Động từ: Có học mới hay, có cày mới biết.                 

              + Tính từ: Hoa hát rất hay.

- kén có thể là:

             + Danh từ: Những kén tằm vàng óng.

             + Động từ: Công chúa đang kén chồng.

             + Tính từ: Bé Hồng rất kén ăn.

- có thể là:

             + Danh từ: Con bò đang ăn cỏ.

             + Động từ: Em bé đang học bò.

- sơn có thể là:

             + Danh từ: Màu sơn này rất đẹp.

             + Động từ: Bố em đang sơn nhà.

Dạng 2: Cho từ trong câu, đoạn, yêu cầu xác định từ loại

          Để làm được những bài tập này, chúng ta phải tách đúng ranh giới từ trong câu.

Dạng 3: Bài tập yêu cầu sử dụng từ theo từng lớp từ loại

Dạng 4: Bài tập chữa lỗi dùng sai từ loại

          VD 1: Hãy tìm từ dùng sai trong câu sau: Em thân thương bạn Linh.

   Từ dùng sai là danh từ, động từ hay tính từ? Hãy đặt một câu với từ đó.

Gợi ý: Câu sai trong lỗi dùng từ vì đã dùng tính từ thân thương như một động từ.

         VD 2: Tìm chỗ sai trong câu sau và chữa lại cho đúng:

  1. a) Bạn Vân đang nấu cơm nước.
  2. b) Bác nông dân đang cày ruộng nương.
  3. c) Mẹ cháu vừa đi chợ búa.
  4. d) Em có một người bạn bè rất thân.

Gợi ý: - Câu a, b ,c sai vì đã sử dụng những danh từ tổng hợp kết hợp với một động từ  cụ thể. ( Các danh từ tổng hợp không kết hợp được với động từ cụ thể).

            - Câu d sai vì danh từ tổng hợp bạn bè không kết hợp được với danh từ chỉ người.

  1. Bài tập:

Bài 1: Từ người lớn có thể mang những nghĩa gì? Hãy đặt hai câu để từ người lớn có hai nghĩa và là hai từ loại khác nhau.

Gợi ý: Từ người lớn có thể mang nghĩa:

  - Người đã ở độ tuổi trưởng thành ( Danh từ)

             Câu: Nhà toàn người lớn, không có trẻ em

  - Chỉ tính cách của một người còn nhỏ tuổi. ( Tính từ)

             Câu: Bé nói năng rất người lớn.

Bài 2: Nêu nghĩa của mỗi từ cân trong câu sau và nói rõ nó là danh từ, động từ hay tính từ.

          Cái cân này cân không đúng vì để không cân.

Gợi ý: cân (1): Dụng cụ để đo khối lượng. ( Danh từ)

           cân (2): Hoạt động đo khối lượng của một vật.( Động từ)

            cân (3): Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch.

Bài 3: Đặt các câu có từ :

  1. a) Câu có từ bó là danh từ.
  2. b) Câu có từ bó là danh từ.

Gợi ý: a) Những bó hoa huệ trắng muốt.

  1. b) Mẹ đang bó rau.

Bài 4: Đặt câu có từ kỉ niệm là danh từ, một câu có từ kỉ niệm là động từ.

Gợi ý: - kỉ niệm là danh từ: chỉ những gì người ta còn nhớ về nhau hoặc những gì người ta nhớ về nhau khi xa nhau.

                Câu: Những kỉ niệm thời thơ ấu không bao giờ em quên.

           - kỉ niệm là động từ: chỉ một việc làm ( đồng nghĩa với tặng).

                Câu: Tớ kỉ niệm bạn chiếc bút máy.

Bài 5: Đặt ba câu với các từ hay đồng âm sao cho có một câu có từ hay là động từ, một câu có từ hay là tính từ,  một câu có từ hay là quan hệ từ.

Gợi ý:  hay là biết, hiểu biết( động từ), hay là tốt, giỏi( tính từ), hay có nghĩa như hoặc( quan hệ từ).

               Ví dụ: Có học mới hay, có cày mới biết.

                          Quyển truyện này đọc rất hay.

                           Chiều nay học toán hay Tiếng Việt?

Bài 6( Bài 3- đề 18tr 53- 35 đề lớp 5)

Gợi ý: a) con là danh từ: Con tôi ngoan quá!

              - con là tính từ: Bạn ấy có dáng người nhỏ con.

              - con là đại từ: Mẹ ơi, hôm nay con được điểm mười môn toán đấy!

  1. b) nhỏ là tính từ: Đôi giày này nhỏ quá!

              nhỏ là động từ: Con nhớ nhỏ thuốc nhé!

Bài 7: Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :

  • Anh ấy đang suy nghĩ.
  • Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.
  • Anh ấy sẽ kết luận
  • Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.
  • Anh ấy ước mơ nhiều điều.
  • Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.

Đáp án : Ý 1, 3, 5 là ĐT ; Ý 2, 4, 6 là DT.

Bài 8( Bài 2- đề 18tr 53- 35 đề lớp 5)

Bài 9( Bài 1- đề 19tr 56- 35 đề lớp 5)

Bài 10( Bài 2- đề 20tr 59- 35 đề lớp 5)

Bài 11( Bài 1- đề 32tr 98- 35 đề lớp 5)

Bài 12:Xác định từ loại của những từ sau :

         Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu.

Đáp án:

-DT: niềm vui, tình thương.

- ĐT : vui chơi, yêu thương.

- TT : vui tươi, đáng yêu.

Bài 13:  Xác định từ loại của những từ sau :

Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn , vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn.

Đáp án :

- DT : sách vở, kỉ niệm, sự nghi ngờ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, nỗi buồn.

- ĐT : kiên nhẫn, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, suy nghĩ,.

- TT : thân thương, trìu mến.

Bài 14: ( Bài 4- đề 3 tr 10- 25 đề kiểm tra HSG)

Đáp án: - DT: bình minh, bình nguyên

             - ĐT: bình phục, bình bầu, bình phẩm

             - TT: bình lặng , bình tâm, bình dị

Bài 15( Bài 1- đề 14tr 42- 35 đề lớp 5)

Bài 16( Bài 1- đề 15tr 45- 35 đề lớp 5)

Bài 17 ( Bài 61- đề 16tr 48- 35 đề lớp 5)

Bài 18 : Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ :

  • Đi ngược về xuôi.
  • Nhìn xa trông rộng.
  • nước chảy bèo trôi.

Đáp án

- DT: nước, bèo.

- ĐT : đi , về, nhìn, trông.

- TT : ngược, xuôi, xa, rộng.

Bài 19 :Xác định DT, ĐT, TT của các  câu sau :

  • Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
  • Non cao gió dựng sông đầy nắng chang.
  • Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình.
  • Nước chảy đá mòn.

Đáp án :

- DT : bốn mùa, sắc trời, đất, non, gió, sông, nắng, Thái Nguyên, Thái Bình, nước, đá.

-ĐT :mòn, dựng, ngược, xuôi.

- TT : riêng, đầy, cao.

( Lưu ý : từ ngược, xuôi trong bài 10 khác từ ngược , xuôi trong bài 9.)

Bài 20: Đọc đoạn thơ sau:

  1. a) Quạt nan/ như/ lá/ Gió/ từ/ ngọn cây/

Chớp chớp/ lay lay /                                      Có/ khi/ còn/ ngủ/

Quạt nan/ mỏng dính /                                 Gió/ từ /tay/ mẹ/

Ngọn gió/ rất /dày /                                      Thổi/ suốt/ đêm/ hè./

  1. b) Gió/ rừng/ thổi/ vi vu/ làm/ cho/ các/ cành/ cây/ đu đưa/ một/ cách/ nhẹ nhàng/, yểu điệu/. Những/ con suối/ róc rách/ hoa vần/ với/ giọng/ chim rừng/ líu lo/.
  2. c) Một/ dải mây/ mỏng/ mềm mại/ như/ một/ dải lụa/ trắng/ dài/ vô tận/ ôm ấp/, quấn/ ngang/ các/ chỏm núi/ như/ quyến luyến/, bịn rịn./
  3. d) Chú/ chuồn chuồn nước/ tung/ cánh/ bay/ vọt lên./ Cái bóng/ chú/ nhỏ xíu/ lướt/ nhanh/ trên/ mặt hồ/. Mặt hồ/ mênh mông/ và/ lặng sóng./
  4. e) Ngay/ thềm/ lăng/, mười tám/ cây vạn tuế/ tượng trưng/ cho/ một/ đoàn quân /danh dự/ đứng/ trang nghiêm./
  5. g) Mai/ cố/ cắt/ nghĩa/ cho/ mẹ/ hiểu/.
  6. h) Cảnh/ rừng/ Việt Bắc/ thật/ là/ hay/

              Vượn/ hót/ chim/ kêu/ suốt/ cả/ ngày/

 Hãy xác định DT, ĐT, TT có trong các khổ thơ, đoạn văn trên.

Đáp án:

  1. a) - DT: quạt nan, lá, quạt nan, gió, ngọn cây, gió, tay, mẹ, đêm, hè

    - ĐT: chớp chớp, lay lay, ngủ, thổi

    - TT: mỏng dính, dày

  1. b) - DT: gió, rừng, cành, cây, cách, con suối, giọng, chim rừng

    - ĐT: thổi, đu đưa, róc rách, họa vần, líu lo

    - TT: vi vu, nhẹ nhàng, yểu điệu, róc rách, líu lo

  1. c) - DT: dải mây, dải lụa, chỏm núi

    - ĐT: ôm ấp, quấn, quyến luyến, bịn rịn

    - TT: mỏng, mềm mại, trắng, dài, vô tận, ngang

  1. d) - DT: chú, chuồn chuồn nước, cánh, cái bóng, chú, mặt hồ, mặt hồ

    - ĐT: tung, bay, vọt lên, lướt, trải

    - TT: nhỏ xíu, nhanh, rộng, mênh mông, lặng sóng

  1. e) - DT: thềm, lăng, cây vạn tuế, đoàn quân

    - ĐT: tượng trưng, đứng

    - TT: danh dự, trang nghiêm

  1. g) - DT: Mai, nghĩa, mẹ

    - ĐT: cố, hiểu, cắt

  1. h) - DT: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày

    - ĐT: hót, kêu

    - TT: hay

Bài 21 ( Bài 1, 2, 3 - Tuần 29 tr 108- TVNC 5 cũ)      

Đáp án bài 1:

  1. a) - DT: buổi, trưa, Trường Sơn, tiếng, gà, buổi, đàn bò, rừng, cỏ

         - ĐT: vang lên, gáy, gặp, gặm

         - TT: vắng lặng, nhởn nha

  1. b) - DT: tên, đất, nỗi đắng cay, mồ hôi, màu, cờ, máu

         - ĐT: nghe, lắng đọng, hòa chan

         - TT: đắng cay

Đáp án bài 2:

  1. a) TT: vuông vức, rậm, dày, trẻ, to, xanh, trong ngời
  2. b) TT: hăng hái, khỏe, cao to, ầm ĩ, đặc biệt

Đáp án bài 3:

  1. a) - DT: nắng, chân núi, đồng lúa

    - ĐT: lan, rải

    - TT: vàng, nhanh

  1. b) - DT: bây giờ, Vân, khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, ông

    - ĐT: quên, yêu thương, lo lắng

    - TT: hiền từ, bạc, đầy

Bài 22: Có thể viết các câu như dưới đây được không? Vì sao? Hãy sửa lại cho đúng.

  1. a) Ngày mai, lớp ta lao động trồng cây cối.
  2. b) Em bé đang tập nói năng.

Đáp án: Không thể viết được như trên. Vì, các từ như: cây cối. nói năng đều mang nghĩa khái quát nên không kết hợp được với các động từ mang nghĩa cụ thể.

Sửa lại:

  1. a) Ngày mai, lớp ta lao động trồng cây.
  2. b) Em bé đang tập nói.

Bài 23: Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm:

- nhân: có nghĩa là người.

- nhân: có nghĩa là lòng thương người.

(nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.)

Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được (mỗi nhóm một câu)

Bài 24Cho đoạn văn sau:

a) "Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông."

(Theo Hoàng Lê)

b) "Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người."

(Thép Mới)

Tìm những từ ghép, từ láy trong hai đoạn văn trên.

Bài 25: Đọc đoạn thơ sau:

Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run.
Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường...
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương

(Mai Hương)

Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ LỚP TỪ VỰNG- NHẬN DIỆN TỪ, HIỂU NGHĨA VÀ SỬ DỤNG TỪ THEO CÁC LỚP TỪ VỰNG

  1. I) Bài tập theo các lớp từ vựng có ba dạng sau:

Dạng 1: Bài tập cho sẵn từ, yêu cầu xác định lớp từ.

 Những bài tập này đưa ra các từ rời hoặc một câu, đoạn, yêu cầu tìm các từ theo lớp từ.

          VD: - Xếp các từ sau theo từng nhóm từ đồng nghĩa: trái, chết, xe hỏa, hi sinh, rộng, quy tiên, quả, tàu hỏa, máy bay, xe lửa, phi cơ, rộng rãi, vùng trời, ăn, xơi, không phận, hải phận, tàu bay, vùng biển, ngốn, xinh, bé, kháu khỉnh, bát ngát, đẹp, nhỏ, loắt choắt, bao la, vui vẻ, mênh mông, phấn khởi, đàn bà, phụ nữ.

       - Trong câu tục ngữ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề có một từ nhiều nghĩa hay hai từ đồng âm ? Vì sao?

       - Trong câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục có những cặp từ nào trái nghĩa?

Gợi ý: - Xếp được 12 nhóm từ đồng nghĩa.

           - Từ chín được dùng hai lần trong câu này có nghĩa khác hẳn nhau.

                  chín (1): giỏi, thành thạo

                  chín (2): một số trong dãy số tự nhiên( sau số 8)

           - Cặp từ trái nghĩa: chết/ sống; trong / đục

Dạng 2: Cho từ, yêu cầu tìm từ khác cùng lớp từ

 *)Những bài tập cho sẵn một từ, yêu cầu tìm từ đồng nghĩa, tìm từ trái nghĩa hoặc từ đồng âm với nó.

VD: - Tìm một từ đồng nghĩa, một từ trái nghĩa với từ lễ phép.

       - Đặt hai câu để có từ đường đồng âm.

       - Đặt hai câu để có hai từ cốc đồng nghĩa.

Gợi ý: - Đồng nghĩa: lễ độ; - Trái nghĩa: vô lễ

           - đường (1): nơi để đi lại; đường(2): chỉ chất có vị ngọt để ăn

           - cốc(1): vật để đựng nước uống

              cốc(2): dùng tay gõ lên đầu làm cho đau.

        - cốc(3): đơn vị- lượng nước chứa trong một cái cốc.

                    cốc (1), cốc (3): là một từ nhiều nghĩa.

 *) Những bài tập yêu cầu giải thích vì sao xem những từ nào đó thuộc những từ cùng nhóm.

 VD:  Trong các cặp câu sau, câu nào có thể thay thế từ trong ngoặc đơn cho từ được gạch dưới? Vì sao?

A1. Nhà em có năm người.

A2. Nhà em ở bên đường.

          ( gia đình)

B1. Trường em ở trên đồi cao.

B2. Trường quy định học sinh phải mặc đồng phục.

          ( nhà trường)

Gợi ý: Cần phân biệt được các cặp từ đồng nghĩa:

   Nhà/ gia đình   ; trường/ nhà trường

Nhà: nơi để ở và những người cùng huyết thống.

Trường: nơi tổ chức quá trình dạy học và những người tổ chức quá trình dạy học.

          Trong ví dụ trên, chỉ trường hợp câu " Nhà em có năm người" có thể thay từ nhà bằng từ gia đình vì trong câu này, nhà chỉ những người có cùng huyết thống sống chung trong một nhà cũng chính là gia đình. Ở câu "Nhà em ở bên đường" không thể thay từ nhà bằng từ gia đình vì nhà trong trường hợp này chỉ nơi để ở, không mang nghĩa gia đình.

Dạng 3: Lựa chọn, sử dụng từ hay

VD:

- Chọn một trong ba từ mọc, nhô, ngoi điền vào chỗ trống để có câu văn miêu tả: Mặt trời lên.

- Thay từ được gạch dưới bằng một từ láy để các câu văn sau trở nên gợi tả hơn:

      + Những giọt sương đêm nằm trên những ngọn cỏ.

      + Đêm ấy, trăng sáng lắm.

      + Dưới trăng, dòng sông trông như dát bạc.

Gợi ý: - Điền từ nhô.

  Vì: ngoi, nhô, mọc đều chỉ hoạt động chuyển động từ dưới lên nhưng ngoi thể hiện một hành động phải lên khỏi một cái gì đó chắn ngang.( VD: mặt trời ngoi lên khỏi rặng núi; ngoi lên khỏi lũy tre; ai đó ngoi lên khỏi mặt nước) nhừn ngữ cảnh ở đây không cho thấy vượt lên trên cái gì. Cả mọcnhô đều có thể sử dụng nhưng từ nhô cụ thể, gợi tả hơn từ mọc

- Từ láy tả giọt sương là long lanh, tả độ sáng của trăng là văng vặc, tả sự phản chiếu của ánh trăng trên mặt nước là lung linh.

  1. Bài tập:

Bài 1( Bài 2- đề 1 tr 7- 35 đề lớp 5)

Đáp án: ta xếp được ba nhóm như sau:

Nhóm 1: phân vân, do dự

Nhóm 2: se sẽ, nhè nhẹ

Nhóm 3: quyến luyến, quấn quýt

Bài 2 ( Bài 2- đề 3 tr 12- 35 đề lớp 5)

Bài 3: Xếp các từ sau thành hai nhóm từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói:

im lặng, vắng vẻ, yên tĩnh, im ắng, vắng ngắt, tĩnh mịch, vắng tanh, vắng lặng, yên lặng, vắng tênh

Đáp án:

Nhóm 1: im lặng, yên tĩnh, im ắng,  tĩnh mịch,  yên lặng,

Nhóm 2: ắng vẻ, vắng ngắt, vắng tanh, vắng lặng, vắng tênh

Bài 4: Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa:

anh dũng, nhân từ, trung thực, nhân hậu. dũng cảm, nhân ái, thành thật, gan dạ, chân thật, nhân đức, thực thà, can đảm, phúc hậu ,thẳng thắn

Bài 5: Xếp các từ đồng nghĩa sau thành ba nhóm

  Trẻ, trẻ thơ, trẻ ranh, trẻ em, trẻ con, trẻ nhỏ, con trẻ, con nít, nhóc con, thiếu nhi, nhi đồng, nhãi ranh

Gợi ý:

Nhóm 1: là các từ có sắc thái coi trọng: trẻ thơ, trẻ em, thiếu nhi, nhi đồng

Nhóm 2: Là những từ có sắc thái coi thường: trẻ ranh, con nít, nhóc con, nhãi ranh

Nhóm 3: Là từ không có sắc thái coi trọng( hoặc coi thường): trẻ, trẻ con, trẻ nhỏ, con trẻ

Bài 6: Xếp các từ sau thành những cặp từ trái nghĩa: cười, gọn gàng, mới, hoang phí, ồn ào, khéo, đoàn kết, nhanh nhẹn, cũ, bừa bãi, khóc, lặng lẽ, chia rẽ, chậm chạp, vụng, tiết kiệm.

Bài 7: a) Xếp các từ phức dưới đây thành 4 cặp từ trái nghĩa có cùng đặc điểm cấu tạo ( đều là từ láy hoặc đều là từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp,                         VD: nóng bỏng/ lạnh buốt).

Nóng mặt, nóng rực, nóng nảy, nóng bức, lạnh lùng, lạnh toát, lạnh gáy, lạnh giá.

  1. b) Trong số các cặp từ trái nghĩa nói trên, hãy gạch dưới những cặp từ được dùng theo nghĩa chuyển.

Đáp án: nóng mặt/ lạnh gáy; nóng rực/ lạnh toát; nóng này/ lanh lùng; nóng bức/lạnh giá

  1. b) Các cặp từ trái nghĩa được đùng theo nghĩa chuyển là: nóng mặt/ lạnh gáy ; nóng này/ lạnh lùng

Bài 8( Bài 1- đề 20 tr 66- 35 đề TH)

Đáp án: a) đông, vì: đông 1 chỉ một mùa trong năm, đông 2 chỉ số lượng nhiều.

  1. b) phà, vì: phà 1 mang nghĩa thở, tỏa ra, phà 2 chỉ một phương tiện chuyên chở.
  2. c) băng, vì: băng 1 chỉ nước bị đông lại, băng 2 mang nghĩa đi ( chạy) qua.
  3. d) ấm, vì: ấm 1 nghĩa là không lạnh, ấm 2 chỉ dụng cụ để pha chè.

Bài 9( Bài 2- đề 20 tr66- 35 đề TH)

Gợi ý: a) sao, vì: sao 1 chỉ thiên thể phát sáng trên bầu trời vào ban đêm, sao 2 dùng biểu thị ý ngạc nhiên trước một mức độ cảm thấy không bình thường như tại sao, hỏi về nguyên nhân..

  1. b) sáng, vì: sáng 1 nghĩa là không tối, sáng 2 chỉ một buổi trong ngày.
  2. c) mây, vì: mây 1 chỉ những đám hạt nước do hơi nước trong khí quyển ngưng lại, lơ lửng trên bầu trời, mây 2 chỉ một loại cây.
  3. d) đường, vì: đường 1 là lối đi lại, đường 2 là chất kết tinh có vị ngọt.

Bài 10( Bài 3- đề 20 tr 66- 35 đề TH)

Đáp án: a) Mùa đông, những cây bàng khẳng khiu trụi lá.

  1. b) Ông mặt trời nhô lên ở đằng đông.
  2. c) Nước trong tủ lạnh đã đông lại rồi.
  3. d) Sân trường rất đông học sinh đang chơi đùa.

Bài 11( Bài2,3,4- đề 21 tr 70- 35 đề TH)

Bài 12: Dựa theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ xuân, từ xanh, hãy xếp các kết hợp từ sau vào hai nhóm: Các từ xuân, xanh được dùng theo nghĩa gốc; Các từ xuân, xanh được dùng theo nghĩa chuyển:

  mùa xuân, tuổi xuân, sức xuân, gió xuân, lá xanh, quả xanh, cây xanh, tuổi xanh, mái tóc xanh, trời xanh

Bài 13: Cho ví dụ sau:

                             

                           Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất

                           Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam

                                          ( Đất quê ta mênh mông- Dương Hương Ly)

  1. a) Xác định cặp từ trái nghĩa trong ví dụ trên.
  2. b) Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được, từ nào được dùng theo nghĩa đen, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
  3. c) Nêu ý nghĩa của hai câu thơ trên.

Gợi ý: a) Cặp từ trái nghĩa: tối/ sáng

  1. b) từ tối được dùng theo nghĩa đen, từ sáng được dùng theo nghĩa chuyển.

Bài 13: Cho các kết  hợp từ: quả cam, quả đồi, quả bóng, lá thư, lá tre, lá phổi, lá non, mắt bồ câu, mắt kính, mắt cận thị

 Hãy xếp các kết hợp từ có từ in đậm vào hai nhóm: được dùng theo nghĩa gốc và từ được dùng theo nghĩa chuyển.

Bài 14: Tìm 5 từ trái nghĩa với từ tươi nói về tính chất của 5 sự vật khác nhau.

Gợi ý: Từ tươi có nhiều nghĩa nên nó có nhiều từ trái nghĩa. Tìm các từ trái nghĩa với tươi nói về củi, cá, rau, hoa, cân, khuôn mặt,  bữa ăn).

Bài 15: Tìm bốn từ trái nghĩa với từ lành nói về bốn sự vật khác nhau.

Gợi ý: Tìm các từ trái nghĩa với lành nói về thuốc, áo, bát, tinh thần).

                         Thuốc độc, áo rách, bát vỡ, tính dữ

Bài 16: Đặt 4 câu có từ pha được dùng với 4 nghĩa khác nhau.

Gợi ý: Đặt câu để có từ  pha có các nghĩa: đổ nước sôi vào một chất cho thành một thức uống; trộn lẫn hai chất  lỏng vào nhau; xem lẫn vào nhau; chia một khối nguyên thành nhiều phần nhỏ).

Bài 17: Đặt hai câu có từ thành đồng âm và hai câu có từ thành nhiều nghĩa.

Gợi ý: thành có các nghĩa: công trình bảo vệ ( danh từ); có kết quả( động từ); chân thực( tính từ).

Bài 18: Đọc câu dưới đây và trả lời câu hỏi:

  Hoa mua ở bên đường.

  1. a) Có thể hiểu câu trên theo những cách nào?
  2. b) Vì sao có thể hiểu nhiều cách như vậy?

Gợi ý:a) Có hai cách hiểu:

        - Hoa mua/ ở bên đường. ( Bông hoa mua mọc ở bên đường)

        - Hoa/ mua ở bên đường. ( Hoa này mua ở bên đường.)

  1. b) Vì sử dụng từ mua đồng âm

                 mua 1: tên một loại hoa có màu tím ( danh từ).

                 mua 2: Là một hành động đổi tiền lấy vật( động từ).

Bài 19: ( Bài 1- đề 4 tr 15 - 35 đề lớp 5)

Đáp án: hồi hộp/ bình tĩnh

             vắng lặng/ nhộn nhịp, tấp nập, sôi động, đông vui, ồn ào...

Bài 20: Đặt câu với 4 từ ngọt được dùng với 4 nghĩa chuyển khác nhau.

Gợi ý:

   Nghĩa 1: có vị như của đường mật.

   Nghĩa 2: gây cảm giác dễ chịu

   Nghĩa 3: âm thanh nghe êm tai

   Nghĩa 4: chỉ sự sung sướng, hạnh phúc.

Bài 21: Ghi vào chỗ trống 2 từ ngữ có từ in đậm mang nghĩa chuyển:

  1. a) lá/ lá gan, lá phổi, lá thư,...    
  2. b) quả/ quả tim, quả đất, quả đồi, quả núi, quả tạ...
  3. c) ăn/ ăn xăng, ăn hàng, ăn tươi, ăn may,...
  4. d) tươi/ ăn tươi, cười tươi, cân tươi,...
  5. e) mắt/ mắt na, mắt lưới. mắt cá chân,...
  6. g) má/ má phanh,...
  7. h) đứng/ đứng gió, ...
  8. i) đi/ đi giày, đi tất, đi dép,..

Bài 22: (Bài 2 đề 9- tr22- 25 đề KT HSG lớp 5).

Đáp án: a) từ bàn là từ đồng âm.

  1. b) Từ nhà là từ nhiều nghĩa.
  2. c) Từ lồng là từ đồng âm.
  3. d) Từ ấm là từ đồng âm.

 Bài 23: ( Bài 1 đề 10- tr25- 25 đề KT HSG lớp 5).

 Bài 24: (Bài 2 đề 10- tr25- 25 đề KT HSG lớp 5).

Đáp án:a)

 - Chiếc đồng hồ này chạy rất chính xác.

 - Bạn Hòa chạy nhanh nhất lớp em.

 - Dân làng khẩn trương chạy lũ.

  1. b) từ chạy thứ hai mang nghĩa gốc, còn lại mang nghĩa chuyển.

Bài 25: (Bài 2 đề 13- tr34- 25 đề KT HSG lớp 5).

Đáp án: - xanh(1): chỉ màu xanh( nghĩa gốc)

             - xanh(2): chưa chín ( nghĩa chuyển) 

             - xanh(3): còn trẻ, đầy sức sống ( nghĩa chuyển)

Bài 26: ( Bài 3 đề 13- tr35- 25 đề KT HSG lớp 5).

Đáp án: - trái nghĩa với xanh (2) là: chín

         Đặt câu: Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

             - trái nghĩa với xanh (3) là: già

         Đặt câu: Tuy tuổi đã già, nhưng ông em vẫn còn nhanh nhẹn.

Bài 27: ( Bài 2 đề 14- tr37- 25 đề KT HSG lớp 5).

Đáp án: Cánh chim én dài hơn cánh chim sẻ. ( Nghĩa gốc)

    - Trên bầu trời xanh, những cánh diều đang bay lượn. ( Nghĩa chuyển)

  1. b) - Tuy tuổi đã già, nhưng ông em vẫn còn nhanh nhẹn. ( Nghĩa gốc)

     - Quả mướp này đã bị già. ( nghĩa chuyển)

Bài 28: ( Bài 23 đề 17- tr44- 25 đề KT HSG lớp 5).

Đáp án: a) Hái cho em trái ổi ở bên trái anh ấy!

  1. b) Đi bên tay tráitrái luật giao thông đấy!

Bài 29: Đọc đoạn thơ sau:

Bà ơi mùa hạ đi đâu?

Chùm vải trọc đầu trốn biệt trên cây

Tiếng sấm trốn lẩn vào mây

Quạt nan nằm nhớ bàn tay của bà.

Sông gầy, đê choãi chân ra

Mặt trời ngủ sớm, tiếng gà dậy trưa

Khoai sọ mọc chiếc răng thừa

Cóc ngồi cóc nhớ cơn mưa trắng chiều.

 

Hãy tìm trong đoạn thơ những từ được dùng theo nghĩa chuyển.

 

Đáp án: Là các từ được gạch chân

Xem thêm
Các dạng bài tập bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt lớp 5 (trang 1)
Trang 1
Các dạng bài tập bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt lớp 5 (trang 2)
Trang 2
Các dạng bài tập bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt lớp 5 (trang 3)
Trang 3
Các dạng bài tập bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt lớp 5 (trang 4)
Trang 4
Các dạng bài tập bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt lớp 5 (trang 5)
Trang 5
Các dạng bài tập bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt lớp 5 (trang 6)
Trang 6
Các dạng bài tập bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt lớp 5 (trang 7)
Trang 7
Các dạng bài tập bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt lớp 5 (trang 8)
Trang 8
Các dạng bài tập bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt lớp 5 (trang 9)
Trang 9
Các dạng bài tập bồi dưỡng HSG môn Tiếng việt lớp 5 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 32 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống