Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bộ 12 đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án, tài liệu bao gồm 31 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
ĐỀ 1 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:
“Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te.”
Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần.
Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ “đánh” trong các cụm từ sau:
đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén.
Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.
b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi.
c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít… Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.
Câu 5: (9 điểm): Trong bài “Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
“Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời …”
Em hiểu thế nào là “Những em bé lớn trên lưng mẹ”? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?
ĐÁP ÁN ĐỀ 1 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1:
- Láy tiếng: te te
- Láy âm: phành phạch, rải rác, râm ran.
- Láy âm và vần: lành lạnh, lanh lảnh.
Câu 2:
- đánh đàn: Dùng tay tác động vào đạo cụ và phát ra âm thanh.
- đánh tiếng: Phát ra tiếng để cho người khác biết là có người.
- đánh giày: chà sát lên bề mặt của đồ vật làm cho bề mặt của đồ vật sạch và đẹp ra.
- đánh cờ: chơi có được thua trong một cuộc chơi thường có dùng đến tay.
- đánh cá: dùng chài lưới hoặc các công cụ khác để bắt cá hoặc các loại thủy sản khác như tôm, cua …
- đánh chén: ăn uống.
Câu 3:
a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên.
TN CN VN
b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi.
TN CN VN
c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
TN TN CN VN VN
d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù.
TN CN CN CN VN
Câu 4:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen … đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít … Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.
Câu 5:
- “Những em bé lớn trên lưng mẹ” là những em bé được lớn lên trên lưng của người mẹ, trải qua bao nhiêu vất vả của người mẹ. (1 điểm)
- Học sinh làm rõ được sự vất vả của người mẹ, lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác, phù hợp với nội dung của đoạn thơ cho điểm (6 - 7 điểm)
- Bài trình bày sạch đẹp. (1 điểm)
Lưu ý: + Không đúng thể loại không cho điểm.
+ Các lỗi khác căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để trừ điểm cho phù hợp.
Gợi ý cho phần cảm thụ: người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ.
Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại.
ĐỀ 2 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1 (4 điểm)
Cho các kết hợp 2 tiếng sau:
Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo.
Hãy: a) Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép.
Câu 2 (4 điểm)
Trong bài “Sầu riêng” của Mai Văn Tạo (TV4 - tập2) có câu:
“Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.”
Hãy: a) Tìm các tính từ có trong câu văn.
Nhận xét về từ loại của các từ “cái béo”; “mùi thơm”.
Câu 3 (4 điểm)
Cho các từ: Trung thực, đôn hậu, vạm vỡ, tầm thước, trung thành, mảnh mai, béo, phản bội, hiền, thấp, gầy, khoẻ, cứng rắn, giả dối, cao, yếu.
Câu 4 (4 điểm)
Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:
Câu 5 (9 điểm)
Trong bài “Hạt gạo làng ta” (TV5 – Tập I), nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
“Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.”
Đoạn thơ trên giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp từ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ 2 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1:
Các kết hợp là từ ghép: Xe đạp, xe cộ, xe kéo, khoai luộc, bánh rán
Xe máy, máy bay, khoai nướng, múa hát, bánh kẹo.
- Từ ghép phân loại: xe đạp, xe máy, xe kéo, máy bay, khoai nướng, khoai luộc, bánh rán.
- Từ ghép tổng hợp: Xe cộ, múa hát, bánh kẹo.
Câu 2:
Câu 3: Dựa vào nghĩa của từ ta xếp được:
Nhóm 1: Từ chỉ hình dáng, thể chất của con người:
Vạm vỡ, tầm thước, mảnh mai, béo, thấp, gầy, khoẻ, cao, yếu.(1đ)
Nhóm 2: Từ chỉ phẩm chất, tính tình của con người:
Trung thực, đôn hậu, trung thành, phản bội, hiền, cứng rắn, giả dối. (1đ)
Câu 4: Xác định đúng mỗi câu cho 2 điểm
a)Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
TN CN VN1 VN2
b)Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá
CN VN1 VN2
Câu 5: - Hs nêu được ý nghĩa của hạt gạo: Làm ra hạt gạo trải qua bao thử thách của thiên nhiên, tình yêu của con người. (3đ)
- Nêu được điệp từ “có” tác dụng: nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên. (2đ)
- Nêu được hình ảnh đối lập cua ngoi lên bờ >< mẹ em xuống cấy và tác dụng của hình ảnh đối lập. (4đ)
ĐỀ 3 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1: Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển.của từ ngọt trong các kết hợp từ dưới đây :
- Đàn ngọt hát hay.
- Rét ngọt.
- Trẻ em ưa nói ngọt, không ưa nói xẵng.
- Khế chua, cam ngọt.
Câu 2: Cho các câu sau:
Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
Câu 3: Xác định chức năng ngữ pháp (làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ) của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi.
Câu 4: Ngắt đoạn văn sau thành những câu đúng ngữ pháp và đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu. Viết hoa chữ cái đầu câu:
Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng
Câu 5: Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy kể tiếp câu chuyện dưới đây (viết tiếp vào chỗ có dấu chấm lửng):
Cáo và sếu
Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày đĩa canh ra. Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳng ăn được chút gì. Thế là Cáo một mình chén sạch. Sang ngày hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn...
ĐÁP ÁN ĐỀ 3 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1 (4 điểm): Đúng mỗi từ cho 1 điểm
Từ ngọt trong câu “Khế chua, cam ngọt” mang nghĩa gốc, trong các câu còn lại mang nghĩa chuyển.
Câu 2 (4 điểm):
- Từ ghép: chuồn chuồn nước, tung cánh, vọt lên, cái bóng, nhỏ xíu, lướt nhanh, mặt hồ, mặt hồ, trải rộng, lặng sóng;
- Từ láy: mênh mông
Chú ý: một số từ như: tung ánh, vọt lên, cái bóng, lướt nhanh, trải rộng, lặng sóng nếu học sinh tách thành hai từ đơn cũng chấp nhận được.
- Động từ: tung cánh, bay, vọt lên, lướt nhanh, trải rộng;
- Tính từ: nhỏ xíu, mênh mông, lặng sóng.
Câu 3 (4 điểm): Đúng mỗi từ cho 1 điểm.
Trong câu: “Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi” từ tôi làm định ngữ.
c.Trong câu: “Cả nhà rất yêu quý tôi.”, từ tôi làm bổ ngữ
Câu 4 (4 điểm): Điền đúng mỗi dấu câu và viết hoa đúng cho 1 điểm.
Đoạn văn đúng ngữ pháp như sau:
Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông . Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát. Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.
Câu 5 (9 điểm): Căn cứ vào bài viết của học sinh để cho điểm cho phù hợp nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Học sinh dựa vào nội dung đã cho sẵn trong đề bài kết hợp với trí tưởng tượng để kể tiếp được câu chuyện. Phần kể tiếp phải lô gíc, nhất quán với phần đã cho, đồng thời phải thể hiện được sự sáng tạo, đôi khi khá bất ngờ của người viết. (6 điểm)
Phần viết tiếp dài khoảng 7 đến 12 dòng, viết đúng thể loại văn kể chuyện và phải đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ đặt câu và diễn đạt. (3 điểm)
VD: Trên mặt bàn có một đĩa xúp và một lọ xúp. Cáo tròn mắt ngạc nhiên. Thấy vậy, Sếu lên tiếng: “Mời bạn dùng bữa trưa với mình”. Nói rồi, Sếu đẩy đĩa xúp về phía Cáo, còn lọ xúp Sếu dành cho mình. Nhìn Sếu ăn, Cáo vô cùng ân hận và thầm nghĩ: Mình đúng là một người bạn chưa tốt.
ĐỀ 4 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1.(4 điểm) Cho các câu tục ngữ sau:
Câu 2. (4 điểm)
Xếp các từ trên thành hai nhóm: từ ghép và từ láy. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.
Câu 3. (4 điểm) Xác định bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ trong mỗi câu sau:
Câu 4. (4 điểm) Thêm một từ chỉ quan hệ và một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
Câu 5. (9 điểm) Trong bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết:
Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm xay đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày
Em hiểu nội dung bốn câu thơ đầu nói gì? Hai dòng thơ cuối giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ?
ĐÁP ÁN ĐỀ 4 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1.(4đ) mỗi ý 2đ (a, b)
- Ăn vóc học hay: Có ăn thì mới có sức vóc, có học thì mới biết điều hay lẽ phải trong cuộc s ống.
- Học một biết mười: Thông minh, sáng tạo, Không những có khả năng học tập, tiếp thu đầy đủ mà còn có thể tự mình phát triển, mở rộng được những điều đã học.
Câu 2.(4 đ) mỗi ý 2đ
- Từ ghép: Xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng, mơ mộng, cây cối.(từ ghép có nghĩa tổng hợp)
- Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiêu, mong mỏi, mơ màng (từ láy âm)
nhỏ bé / to lớn, sáng sủa / tối tăm, vui vẻ / buồn bã, cẩn thận / cẩu thả, đoàn kết / chia rẽ
- Đặt câu đúng yêu cầu (1đ)
Câu 3.(4 đ) Xác định đúng bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu (1đ) :
CN VN
CN VN
TN CN VN
má Bé đang đánh giặc.
TN CN VN
Câu 4.(4 điểm) Thêm một từ chỉ quan hệ và một vế câu thích hợp vào chỗ trống ghi 1đ
Câu 5.(9 điểm) Lời văn cóc ảm xúc, trình bày m ạch lạc dùng từ chính xác phù hợp với nội dung câu thơ cho (2 điểm)
Diễn đạt được mỗi ý sau (2,5 điểm)
- Nội dung 4 câu thơ đầu: Bầy ong lao động cần cù, thầm lặng qua ngày tháng để chất trong “vị ngọt”, “mùi hương” của các loài hoa, làm nên giọt mật thơm ngon. Trải qua bao vất vả “ mưa nắng vơi đầy” bầy ong làm nên thứ “men”của trời đất để làm “say” cả đất trời
- Ý nghĩa đẹp đẽ sâu sắc của hai dòng thơ cuối: Nhờ có những giọt mật ong tinh tuý, bầy ong đã giữ cho con người cả thời gian và vẻ đẹp đó là diều kì diệu không ai làm nổi!
Liên hệ bản thân (2 điểm)
ĐỀ 5 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1: Viết lại những tên riêng chỉ tổ chức, cơ quan, đơn vị trong bản tin sau đây theo đúng quy tắc viết hoa:
Uỷ ban giải thưởng cô va lep xkai a đã tổ chức lễ trao giải thưởng năm 2005 cho tập thể nữ phòng vi sinh vật dầu mỏ của viện công nghệ sinh học và tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng, trưởng phòng nghiên cứu cơ giới hoá chăn nuôi, viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Câu 2: Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống:
Câu 3:Phân biệt sắc thái ý nghĩa cảu các thành ngữ gần nghĩa sau:
Câu 4: Xác định nghĩa của từ “ăn” và từ “đi” trong những trường hợp sau:
- Bé đang ăn cơm.
- Một đô la Mỹ ăn mấy đồng tiền Nhật.
- Nó đi còn tôi thì chạy
- Ông cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi.
Câu 5: Tả lại một nhân vật em yêu thích trong một truyện em đã được đọc theo tưởng tượng của em.
ĐÁP ÁN ĐỀ 5 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1: 4 điểm
Uỷ ban Giải thưởng Cô- va- lep- xkai- a đã tổ chức lễ trao giải thưởng năm 2005 cho tập thể nữ Phòng Vi sinh vật dầu mỏ của Viện Công nghệ sinh học và tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng, Trưởng phòng Nghiên cứu Cơ giới hoá chăn nuôi, Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Câu 2: 4 điểm
Câu 3: 4 điểm,
- mắt bồ câu: mắt trong, đẹp như mắt chim bồ câu.
- mắt sắc như dao: mắt săc sảo ví như dao bổ cau.
- mặt sắt đen sì: mặt của người quá cứng rắn, lạnh lùng, nghiêm khắc.
- mặt nặng như chì: mặt của người đang khó chịu tức giận hoặc bị bệnh.
Câu 4: 4 điểm. Xác định đúng nghĩa của từ “ăn” trong mỗi dòng được 1 điểm
- Bé đang ăn cơm: cho thức ăn vào mồm, nhai và nuốt để nuôi cơ thể sống.
- Một đô la Mỹ ăn mấy đồng tiền Nhật: đổi được bao nhiêu, ngang giá bao nhiêu.
- Nó đi còn tôi thì chạy: hoạt động dời chỗ bằng chân, cách thức, tốc độ bình thường, hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất.
- Ông cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi: chết (mất)
Câu 5: 9 điểm.Viết đúng thể loại văn miêu tả(kiểu bài tả người). Nội dung bài viết cần nêu được những ý cơ bản sau:
- Nhân vật mà em định tả là nhân vật nào, trong tác phẩm nào?
- Đặc điểm nổi bật của nhân vật đó về dáng vẻ bên ngoài và về tính tình. Những đặc điểm đó được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào trong tác phẩm(hoặc em tưởng tượng thêm)?
Mối thiện cảm, sự yêu quý của em đối với nhân vật.
Bài viết phải đảm bảo được các yêu cầu về dùng từ đặt câu, diễn đạt, trình bày…
ĐỀ 6 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1(4đ): Điền vào chỗ trống d, gi hoặc r để hoàn chỉnh đoạn thơ:
…òng sông qua trước cửa
Nước …ì …ầm ngày đêm
….ó từ ….òng sông lên
Qua vườn em ….ào ….ạt.
Câu 2 (4đ): Khôi phục dấu chấm ở vị trí thích hợp trong đoạn văn sau rồi chép lại đoạn văn cho đúng.
Biển rất đẹp buổi sáng , nắng sớm tràn trên mặt biển mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Câu 3 (4đ): Trong những câu nào dưới dây, từ chạy mang nghĩa gốc và trong những câu nào từ chạy mang nghĩa chuyển.
Câu 4 (4đ): Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ (nếu có) trong các câu sau.
Câu 5 (9đ): Trong bài “Bài ca về trái đất” nhà thơ Định Hải có viết:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi cánh chim vồn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được những điều gì về trái đất thân yêu.
ĐÁP ÁN ĐỀ 6 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1: Thứ tự các âm cần điền là d, r , r, gi , d, d, d
(5 âm đẩu đúng cho mỗi âm 0,6đ ; 2 âm cuối mỗi âm 0,5đ)
Câu 2: Điền đúng 3 dấu chấm, mỗi dấu chấm cho 1 điểm.
Viết lại đúng chính tả 3 chữ đầu câu, mỗi chữ cho 0,25 đ.
Trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả: 0,25đ
Biển rất đẹp buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Câu 3: Xác định đúng mỗi câu cho 1 điểm.
Từ chạy trong câu a: mang nghĩa gốc Trong câu b, c, d mang nghĩa chuyển.
Câu 4: Xác định đúng mỗi câu cho 1 điểm.
VN: đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
VN1 : hi sinh , VN2 ông còn sáng mãi
TN: đến bây giờ
VN : vẫn còn rõ nét
VN : để một vien gạch vào bếp lò
Câu 5: HS nêu được những cảm nhận về trái đất thân yêu.
2đ- Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người.
2đ- Trái đất được so sánh với hình ảnh quả bóng xanh bay giữa trời xanh cho ta thấy vẻ đẹp của sự bình yên, của niềm vui trong sáng hồn nhiên.
1.5đ- Trái đất hoà bình luôn ấm áp tiếng chim bồ câu gù.
1.5- Hình ảnh cánh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển cho ta thấy trái đất đẹp và nên thơ.
1đ+ HS nêu được: Mọi người trên trái đất phải biết bảo vệ sự bình yên của trái đất.
1đ+ Đoạn văn viết mạch lạc, rõ ràng không sai lỗi chính tả
ĐỀ 7 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:
“Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te .”
Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần.
Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ “đánh” trong các cụm từ sau:
đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén.
Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.
b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi.
c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen … đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít … Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.
Câu 5: (9 điểm): Trong bài “Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
“Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời …”
Em hiểu thế nào là “ những em bé lớn trên lưng mẹ” ? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?