Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án công nghệ 10 bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanh mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 53: XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH
- Biết được các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp.
- Biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ.
- Hình thành ý tưởng kinh doanh
- Xác định được sản phẩm kinh doanh.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
1.1. Năng lực tự học: Biết được căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp và nội dung và phương pháp xác định kế hoạch cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ.
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình
1.4. Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung
1.5. Năng lực thẩm mỹ: Tạo ra sản phẩm báo cáo khoa học, đẹp.
2 . Năng lực chuyên biệt:
III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
IV . Mô tả mức độ nhận thức:
Nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thâp |
Vận dụng cao |
Xác định kế hoạch kinh doanh.
|
- Biết được các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. - Biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch cho doanh nghiệp kinh doanh. |
-Cách xác định kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. - Cơ sở xác định kế hoạch kinh doanh |
-Lấy ví dụ vế xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch kinh doanh. |
- Biết tính toán để xác định kết quả của từng yếu tố trong phương pháp xác định kế hoạch cho doanh nghiệp kinh doanh. |
2.1 Trắc nghiệm
Câu 1. Một xưởng bánh mì A, một ngày sản xuất 3500 cái bánh, mỗi ngày sản xuất được 700 cái. Vậy kế hoạch lao động cần sử dụng là
Câu 2. Anh T đầu tư 15 triệu đồng vào mua một chiếc máy cày để đi cày thuê cho bà con nông dân. Cứ mỗi ngày cày thuê về, anh thu được từ bà con nông dân 300 ngàn đồng, trừ chi phí anh thu lãi 200 ngàn đồng. Hãy xác định tổng vốn đầu tư của Anh T.
Câu 3. Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm mấy phần:
Câu 4. Kế hoạch vốn kinh doanh được tính theo phương pháp:
C.Vốn hàng hóa+ tiền thuế D.Vốn hàng hóa+ tiền công + tiền thuế
Câu 5. Kế hoạch mua hàng được tính theo phương pháp
Câu 6: Công thức: Năng lực sản xuất 1 tháng nhân số tháng là công thức tính kế hoạch:
Câu 7. Một doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 8000 sản phẩm/tháng. Vậy kế hoạch sản xuất 1 năm của doanh nghiệp X là:
Câu 8. Doanh nghiệp X tháng rồi nhập 200 sản phẩm, bán ra 180 sản phẩm, kế hoạch bán hàng tháng này là 180 sản phẩm. Vậy số sản phẩm cần mua theo kế hoạch là:
Câu 9. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh theo nguyên tắc:
2.2 Tự luận
1.Chuẩn bị của giáo viên :
- Giáo án.
- Tham khảo tài liệu liên quan đến kinh doanh.
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
- Bảng phụ, SGK,
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
* Kiểm tra bài cũ : Không
Hoạt động 1. Khởi động
GV đặt câu hỏi:
- Mục tiêu của doanh nghiệp là gì?
- Trong kinh doanh nếu không có kế hoạch kinh doanh sẽ gây nên hậu quả gì?
1) Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
2) Nội dung
- HS nghe thông tin, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của học sinh để giới thiệu à Xác định kế hoạch kinh doanh.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.
4) Sản phẩm học tập - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
- Biết được các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp.
- Biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ.
- Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động.
2) Nội dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Các bước |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập |
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cấu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời: Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm kế hoạch kinh doanh. Nhóm 2: Tìm hiểu về Các căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm 3 : Tìm hiểu về Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm 4: Tìm hiểu về Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
|
- Nhận nhiệm vụ của nhóm. - Phân công người viết báo cáo vào bảng phụ. - Phân công người trình bày.
- Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
|
Thực hiện nhiệm vụ học tập |
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập. |
HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời |
Báo cáo kết quả |
GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lới |
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. |
Đánh giá kết quả |
GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn. |
- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung . |
Kiến thức: I Căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp: 1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh: Là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kì nhất định. 2.Các căn cứ để lập kế hoạch: - Dựa vào nhu cầu của thị trường, thể hiện ở hợp đồng hay đơn đặt hàng. - Dựa vảo sự phát triển của kinh tế xã hội: Phát triển sản xuất hàng hoá, thu nhập của dân cư. - Dựa vào pháp luật hiện hành: Chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước. - Dựa vào khả năng của doanh nghiệp: nguồn vốn, trình độ, công nghệ, lao động, trang thiết bị, nhà xưởng. nhu cầu thị trường. II. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp: 1. Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp: gồm 5 nội dung chính - Kế hoạch bán hàng. - Kế hoạch mua hàng. - Kế hoạch tài chính. - Kế hoạch lao động. - Kế hoạch sản xuất. 2. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp |
. Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung
Làm bài tập về Xác định kế hoạch kinh doanh.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
*Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Làm việc cả lớp
- GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời.
- Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
Ghi kết quả đánh giá vào vở.
Hoạt động 4. Vận dụng
1)Mục đích:
Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về Xác định kế hoạch kinh doanh. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2) Nội dung
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Ở địa phương em có thế mạnh sản xuất mặt hàng gì?
- Thu nhập bình quân của gia đình en là bao nhiêu 1 tháng ?
- Mặt hàng mà gia đình em thường xuyên mua là gì?
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV đưa câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm cặp đôi để trả lời
4) Sản phẩm học tập
Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.
1) Mục đích
Học sinh mở rộng hiểu biết về Xác định kế hoạch kinh doanh.
2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện
Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về Xác định kế hoạch kinh doanh.
3) Sản phẩm học tập
Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về Xác định kế hoạch kinh doanh.