Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 ÔN TẬP HKI MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
ÔN TẬP HKI
- Giúp HS củng cố, khắc sâu các kiến thức, kỹ năng đã được học trong chương trình trồng cây ăn quả
- Bước đầu có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế sản xuất
- Củng cố ý thức học tập nghề trồng cây ăn quả
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Các tài liệu có liên quan.
- Câu hỏi ôn tập
- Ôn lại các bài từ bài 1 đến bài 9.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Đặt vấn đề vào bài mới (1phút )
Để củng cố lại những kiến thức lý thuyết và thực hành về các phương pháp nhân giống cây ăn quả và một số kỹ thuật trồng cây ăn quả trong tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung ghi bảng |
|
?
HS GV
?
?
?
?
HS GV
HS
HS |
Khi tìm hiểu về một loại cây ăn quả bất kỳ thì ta cần chú ý đến những vấn đề gì? Trả lời Nhận xét, kết luận
Có những phương pháp nhân giống nào được áp dụng cho cây ăn quả?
Phương pháp nhân giống vô tính gồm có những phương pháp nào?
Ngoài hai phương pháp trên còn có phương pháp nào khác không? (Nhân giống bằng nuôi cấy mô)
Hãy kể tên các loại cây ăn quả mà em đã được học trong chương trình? Hãy kể tên các giống cây ăn quả phổ biến ở địa phương? Trả lời Nhận xét, kết luận Cho lớp hoạt động nhóm; chia lớp thành 5 nhóm tìm hiểu kỹ thuật trồng một số cây ăn quả: + Nhóm 1: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi(Bưởi, cam quýt …) + Nhóm 2: Kỹ thuật trồng cây nhãn. - Các nhóm trưởng lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình tìm hiểu. - Các nhóm khác nhận xét
|
1. Một số vấn đề chung về cây ăn quả.(15phút)
- Giá trị của việc trồng cây ăn quả. - Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả. - Thu hoạch, bảo quản, chế biến. 2. Phương pháp nhân giống cây ăn quả.(15phút) - Nhân giống hữu tính (Gieo hạt). - Nhân giống vô tính + Giâm cành (Giâm cây). + Chiết cành. + Ghép (Ghép cành và ghép mắt).
3. Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả.(10phút) - Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi(Bưởi, cam quýt …) + Giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi. + Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. + Kỹ thuật trồng, chăm sóc. + Thu hoạch, bảo quản. - Kỹ thuật trồng cây nhãn. + Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn + Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. + Kỹ thuật trồng, chăm sóc. + Thu hoạch, bảo quản.
|
3.Củng cố, luyện tập ( 3 phút )
GV nhận xét tiết ôn tập cũng như ý thức hoạt động nhóm của các nhóm.
Ôn lại kiến thức đã ôn tập và chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kỳ I
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Hệ thống các kiến của mình thông qua bài kiểm tra.
Vận dụng các kiến thức đã có để trả lời các câu hỏi, bài tập.
Có ý thức kỷ luật, nghiêm túc, tự giác trong học tập.
Mức độ
chủ đề
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
Một số vấn đề chung về cây ăn quả.
|
Nêu được các biện pháp chăm sóc cây ăn quả có múi và một số cây ăn quả có múi |
Hiểu được giá trị của việc trồng cây ăn quả |
Vận dụng kiến thức để so sánh và giải thích được sự giống và khác nhau giữa khoảng cách, lượng phân bón giữa đất đồi và đồng bằng. |
|
Số câu Điểm Tỉ lệ % |
1 1 10 |
1 3 30 |
1 2 20 |
3 6 60 |
Các phương pháp nhân giống cây ăn quả
|
Nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống cây ăn quả ?
|
|
|
|
Số câu Điểm Tỉ lệ % |
1 4 40 |
|
|
1 4 40
|
Tổng: Số câu Điểm Tỉ lệ % |
2 5 50% |
1 3 30% |
1 2 20% |
4 10 100% |
Câu 1: (1đ)
Nêu các biện pháp chăm sóc cây ăn quả có múi? Kể tên một số cây ăn quả có múi mà em biết?
Câu 2: (2đ)
Hãy so sánh và giải thích sự khác nhau về khoảng cách trồng, kích thước hố và khối lượng phân bón giữa đất đồi và đất đồng bằng trong kỹ thuật trồng cây ăn quả ?
Câu 3: (4đ)
Nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống cây ăn quả ?
Câu 4 : (3đ)
Em hãy phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường?
Câu: Điểm |
Đáp án |
Điểm |
Câu1 1điểm NB
|
Các biện pháp chăm sóc cây ăn quả có múi : - Làm cỏ, vun xới - Bón phân thúc - Tưới nước - Tạo hình sửa cành - Phòng trừ sâu bệnh
|
0,75 |
Một số giống cây ăn quả có múi : Cam, chanh, quýt, bưởi, quất...
|
0,25 |
|
Câu 2 2điểm VD |
- Khoảng cách trồng ở đất đồi hẹp hơn đất đồng bằng . Giải thích : ở đất đồi có độ dốc, khi cây phát triển sẽ có độ cao thấp khác nhau theo độ dốc, do đó các tán cây không bị che khuất nhau còn ở đất đồng bằng thì ngược lại.
|
1 |
- Kích thước hố và khối lượng phân bón: ở đất đồi sâu và rộng hơn ở đất đồng bằng Giải thích : Đất đồi thường xuyên chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh ( điều kiện tự nhiên) : mưa, lũ, xói mòn nên đất đai ít màu mỡ. Để cho cây trồng sống chắc, rễ bám sâu được trong đất và bù lại chất dinh dưỡng cho cây, ở đất đồi ta phải đào hố sâu và rộng hơn, bón phân với khối lượng nhiều hơn.
|
1 |
|
Câu 3 4điểm NB |
Ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống cây ăn quả : - Gieo hạt : + Ưu điểm : Tỷ lệ nảy mầm cao, cây dễ sống + Nhược điểm : - Hạt sẽ không nảy mầm nếu chất lượng hạt không cao hoặc bị sâu bệnh nên phải xử lý trước khi gieo. - Thời gian cho hoa, quả lâu
|
1 |
- Giâm cành : + Ưu điểm : Cây phát triển nhanh + Nhược điểm : Một số loại cây ăn quả khả năng hình thành rễ phụ thấp thì không áp dụng được phương pháp này.
|
1 |
|
- Chiết cành : + Ưu điểm: Cây phát triển nhanh, sớm cho hoa, quả. + Nhược điểm : Đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, cầu kỳ
|
1 |
|
- Ghép : + Ưu điểm: Cây phát triển nhanh, sớm cho hoa, quả, chất lượng quả cao, tạo được nhiều giống mới có năng xuất và chất lượng. + Nhược điểm : Đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, cầu kỳ. Cành ghép hoặc mắt ghép sẽ không sống nếu không thực hiện đúng kỹ thuật.
|
1 |
|
Câu 4 3điểm TH |
* Giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi đối với con người: Cây ăn quả có múi như cam, chanh, quýt, bưởi, quất... có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được trồng rộng rãi ở nước ta. Trong thịt quả có chứa 6-12% đường, vitamin từ 40-90mg/100g quả tươi, axít hữu cơ từ 0,4-1,2% cùng với các chất khoáng.
|
1,5 |
* Giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi đối với môi trường: cây ăn quả còn có tác dụng lớn trong việc tích lũy năng lượng, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành thế năng trong các hợp chất hữu cơ.Đồng thời góp phần tạo ra môi trường xanh để bảo vệ môi trường: làm sạch không khí , rừng phòng hộ chắn gió, chống xói mòn, bảo vệ đất...
|
1,5 |
* Thu bài, nhận xét
* Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
( Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài học tiếp theo)
- Về kiến thức :Nhìn chung các em đã nắm được kiến thức đã học, tuy nhiên một số em do lười học nên không làm được bài
- Về kĩ năng : Các em đã biết cách làm một bài kiểm tra có KN làm bài khá tốt.
- Về cách vận dụng: Một số em có cách vận dụng khá tốt những hiểu biết về bài học để xác định đúng
- Về cách trình bày : các em trình bày khá sạch đẹp và khoa học, song vẫn còn một số bài trinh bày còn bẩn, tấy xoá nhiều.
- Về cách diễn đạt bài kiểm tra: Nhìn chung đề biết cách diễn đạt một bài KThọc kỳ tuy nhiên còn nhiều bài diễn đạt còn lủng củng, dùng từ chưa chính xác, còn lẫn lộn