Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì môn GDCD có đáp án, chọn lọc

Tải xuống 30 1.6 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì môn GDCD có đáp án, chọn lọc môn GDCD lớp 8, tài liệu bao gồm 30 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn GDCD sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Câu 1: Đạo đức hiện nay của một số bộ phận thanh thiếu niên xuông cấp trầm trọng, thể hiện qua rất nhiều vụ án cướp của, giết người hàng loạt, đặc biệt hơn hiện tượng này đã và đang diễn ra chính trong môi trường giáo dục, em hãy nêu nguyên nhân và phương hướng tác động của gia đình và xã hội nhằm ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn trên.   
Gợi ý: Nguyên nhân:
 - Từ chính bản thân như đua đòi, chứng tỏ bản lĩnh, thiếu thốn tình cảm, quan tâm…….   
 – Mối quan hệ trong gia đình đổ vỡ
 - Môi trường xã hội, bạn bè
 Hậu quả: Gia đình tan vỡ, người vào tù, vào bệnh viện, mất mạng, gánh nặng cho xã hội.
 Tác động: Quan tâm từ nhiều phía như: quan tâm dạy dỗ chỉ bảo từ chính gia đình, giáo dục nghiêm túc từ nhà trường, môi trường trong sạch của xã hội.
Các em có thể vận dụng một số những kiến thức về đạo đức sau để nói lên tầm quan trọng của đạo đức.
* Đạo đức là gì?
- Trong cuộc sống hàng ngày của con người, có nhiều mối quan hệ rất phong phú, đa dạng và phức tạp, bao gồm quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể và với xã hội. Con người cần phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với những yêu cầu, chuẩn mực chung của xã hội.
- Giúp đỡ người hoạn nạn...được coi là có đạo đức. Ngược lại, Gặp người hoạn nạn không cứu giúp...
- Em sẽ giúp người phụ nữ đó mang cái túi. Làm như vậy, là hành vi giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. (Tình hình xã hội phức tạp, một số phụ nữ không muốn người lạ mang hộ tài sản của mình?) Như vậy, tự điều chỉnh hành vi của cá nhân không phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xác định.
- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
- Lịch sử loài người tồn tại các nền đạo đức xã hội khác nhau và bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị.
Ví dụ: xã hội phong kiến, “trung” là trung thành vô điều kiện với vua. Xã hội ta “trung” là trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân
- KL: Nền đạo đức ở nước ta vừa kế thừa phát huy, phát triển những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và những tinh hoa văn hoá nhân loại.
*: Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
- Ví dụ  (sgk)
+ Trong giờ kiểm tra bạn A giúp  bạn B bằng cách đọc cho bạn B chép bài của mình.
+ Anh A vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông, bị phạt vi cảnh.
+ Cúng giỗ tổ tiên.
Từ ví dụ trên, cho thấy; Đạo đức; Pháp luật và phong tục, tập quán:
* Giống nhau: là đều điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với những yêu cầu và chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
* Khác nhau: + Đạo đức, điều chỉnh hành vi mang tính tự giác (điều chỉnh bằng lương tâm).
                      + Pháp luật, điều chỉnh hành vi mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế, bằng những quy tắc xử sự do nhà nước ban hành, buộc mọi người phải thực hiện.
                     + Phong tục, tập quán, là những thói quen, những quy tắc chuẩn mực xã hội xuất phát từ quan niệm sống, về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích người khác và xã hội, về những yêu cầu xã hội đối với con người trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Nó trở thành nét đẹp trong đời sống đạo đức, trở thành thuần phong, mĩ tục cần duy trì và phát huy. Ngược lại, những hủ tục, cần phải loại bỏ. Như vậy, điều chỉnh hành vi vừa mang tính tự giác, vừa mang tính bắt buộc phải thực hiện các quy tắc chuẩn mực của xã hội, nếu không dư luận xã hội sẽ lên án.
*Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội
 a) Đối với cá nhân
- Đạo đức: 
+ Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.        
+ Giúp cá nhân có năng lực sống thiện, sống có ích, thêm yêu Tổ quốc, đồng bào và toàn nhân loại.
- Một cá nhân sống thiếu đạo đức, thì mọi phẩm chất năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa.
- “Tiên học lễ, hậu học văn”. “Lễ” ở đây là đạo đức. “Văn” là kiến thức văn hoá.
b) Đối với gia đình
- Đạo đức: 
+ Là nền tảng của gia đình, tạo sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.
+ Sự tan vỡ của gia đình có nguyên nhân từ việc vi phạm các quy tắc, chuẩn mực đạo đức.
- Một vài biểu hiện vi phạm: Con cái không vâng lời cha mẹ, các thành viên gia đình không tôn trọng lẫn nhau, vợ chồng không chung thuỷ...
c) Đối với xã hội
- Đạo đức: + Được coi là sức khỏe của cơ thể sống
                  + Một xã hội các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng, củng cố và phát triển, thì xã hội có thể phát triển bền vững.
                  + Một môi trường xã hội các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng, thì nơi đó sẽ xảy ra mất ổn định.
- Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển con người VN hiện đại; Góp phần xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Việc hiến máu nhân đạo, là nghĩa cử cao đẹp của mỗi người, là tình cảm, là nghĩa vụ của tuổi trẻ...  
  d ) Nghĩa vụ là gì?
 + Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội. Là biểu hiện riêng chỉ có ở con người; khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.
     + Ví dụ: (sgk, tr 68) Về sự khác nhau giữa nghĩa vụ của con người (cha mẹ nuôi dạy con cái) và bản năng của con vật (sói mẹ nuôi con).
- Trong cuộc sống xã hội, để đảm bảo nhu cầu, lợi ích của cá nhân cần phải có mối quan hệ xã hội, phải kết hợp hài hoà với các cá nhân khác và toàn xã hội, không thể tự mình thoả mãn được. Khi các cá nhân ý thức được trách nhiệm của bản thân, thì đó được gọi là nghĩa vụ của cá nhân.
   Ví dụ: sgk, tr 68.  Trẻ em cần được đi học, muốn vậy phải có trường học và đội ngũ thầy cô giáo. Do đó, mọi người phải thực hiên nghĩa vụ đóng thuế để xây dựng trường và trả lương cho thầy, cô giáo.
- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
e) Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Một là, chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân. Có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, dám đấu tranh chống lại các ác, bảo vệ cái thiện, góp phần xây dựng xã hội mới công bằng, dân chủ, văn minh.
- Hai là, không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội để làm chủ đất nước và đẩy mạnh sự nghiệp CNH và HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Ba là, tích cực lao động sx để tạo ra của cải vật chất, văn hoá tinh thầngóp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh; mỗi người phải lao động cần cù, sáng tạo, trung thực và có trách nhiệm; phê phán những hiện tượng lười biếng, làm bừa làm ẩu, gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội và cho chính những người đó.
- Bốn là, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Câu 2: Hiện nay tình hình xâm chiếm của nước ngoài đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang điễn biến phức tạp. Theo em! Chúng ta phải làm gì để  bảo vệ vùng biên giới hải đảo ở nước ta?
Gợi ý: Nêu được ý nghĩa và tầm quan trọng của 2 quần đảo, khẳng định chủ quyền tuyệt đối của Việt nam, biết phê phán hành vi xâm lược bất hợp pháp, không tôn trọng luật pháp quốc tế  về biển, hải đảo.
            Nêu những hoạt động củ thể của nhà nước ta trong việc tuyên truyền và bảo vệ quần đảo Trờng Sa và Hoàng Sa ( Văn nghệ hát về Trường Sa, góp đá xây trường sa,…..)
           Nói được trách nhiệm của bản thân, gia đình, xã hội, nhân loại,…)
Các em có thể vận dụng kiến thức sau để hỗ trợ cho bài làm.
a)Lòng yêu nước là gì?
- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu con người, như yêu gia đình, người thân, những thành quả do mình tạo ra, yêu nơi mình sinh ra lớn lên…yêu quê hương, làng xóm, tình yêu đất nước.   (tình yêu quê hương, đất nước, con người).
b) Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
- Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam yêu nước, tình yêu đó được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “… Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước…”
- KL: Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình.
- Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện:
+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. (Hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, quê hương của mình; khi phải xa luôn hướng về quê hương, Tổ quốc).
+ Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc. ( Mỗi người dân VN đều cảm thông sâu sắc nỗi đau của đồng bào, dân tộc, mong muốn đồng bào mình được sống ấm no, hạnh phúc).
+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng. ( Tự hào về con ngưòi, quê hương, đất nước, anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm vóc, những sản vật phong phú).
+ Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. (Bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, không chịu làm nô lệ. Tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm).
+ Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
c.Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc
- Lời Bác Hồ muốn nhắc  nhở chúng ta về trách nhiệm bảo vệ giang sơn, đất nước mà cha ông chúng ta đã bao mồ hôi, xương máu mới gây dựng được.
 Chúng ta phải thể hiện lòng yêu nước bằng những thái độ, việc làm cụ thể. Mỗi HS cần phải làm gì để góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
- Thanh niên HS cần phải:
+ Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn; học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
+ Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
+ Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước. Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.
+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng…
+ Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. 
*Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
- lịch sử chứng minh, dựng nước phải đi đôi với giữ nước, giành được chính quyền đã khó, nhưng giữ chính quyền lại càng khó hơn. Ngày nay, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, nhưng chúng ta phải luôn cánh giác, chống lại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc.
Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của mỗi công dân.
- Trách nhiệm của thanh niên HS:
+ Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
+ Tham gia đăng kí nghĩ vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa…
+ Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
*Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh
a) Vai trò của quốc phòng và an ninh
- Chúng ta phải tăng cường QP & AN. Vì:
+  Các thế lực thù địch vẫn thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây rối, tìm mọi cơ hội để gây bạo loạn, lật đổ và can thiệp vũ trang.
+ Trong cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội.
- QP & AN có vai trò trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN.
KL: Nhiệm vụ hàng đầu là xd CNXH, nhưng không được lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ vững chắc TQ.
b) Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh
- Xây dựng nền QP toàn dân và AN nhân dân vững mạnh toàn diện.
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của TQ.
- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
- Bảo vệ an ninh chính trị, AN kinh tế, AN văn hoá - tư tưởng.
- Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội.
- Giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ.
 Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh

Xem thêm
Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì môn GDCD có đáp án, chọn lọc (trang 1)
Trang 1
Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì môn GDCD có đáp án, chọn lọc (trang 2)
Trang 2
Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì môn GDCD có đáp án, chọn lọc (trang 3)
Trang 3
Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì môn GDCD có đáp án, chọn lọc (trang 4)
Trang 4
Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì môn GDCD có đáp án, chọn lọc (trang 5)
Trang 5
Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì môn GDCD có đáp án, chọn lọc (trang 6)
Trang 6
Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì môn GDCD có đáp án, chọn lọc (trang 7)
Trang 7
Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì môn GDCD có đáp án, chọn lọc (trang 8)
Trang 8
Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì môn GDCD có đáp án, chọn lọc (trang 9)
Trang 9
Lý thuyết, bài tập ôn tập học kì môn GDCD có đáp án, chọn lọc (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 30 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống