Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Vàm cỏ Đông mới nhất

Tải xuống 4 0.9 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Vàm cỏ Đông mới nhất, tài liệu bao gồm 4 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 3, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Tiếng việt sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài lớp 3: Tập đọc Vàm cỏ Đông
 
                Vàm Cỏ Đông
Ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết:
Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!
Đây con sông xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
                                                HOÀI VŨ
- Vàm Cỏ Đông
: một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh,
Long An.
- Ăm ắp: rất đầy.

Hướng dẫn giải chi tiết bài Tập đọc Vàm cỏ Đông
Câu 1
Tình cảm của tác giả đối với dòng sông thể hiện qua những câu nào ở khổ
1?
Gợi ý:
Em hãy đọc khổ thơ 1 và tìm câu thể hiện tình cảm của tác giả với dòng
sông.
Trả lời: Tình cảm của tác giả đối với dòng sông thể hiện ở các câu:
Anh mãi gọi với lòng tha thiết
Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm cỏ Đông!

Câu 2
Dòng sông Vàm Cỏ Đông có những nét gì đẹp? (khổ thơ 2)
Gợi ý:
Em hãy đọc khổ thơ 2 và tìm nét đẹp của dòng sông.
Trả lời :
Dòng Vàm cỏ Đông có nhiều nét đẹp:
- Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
- Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
- Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi

Câu 3
Vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ?
Gợi ý:
Em hãy đọc khổ thơ cuối và giải thích.
Trả lời :
Tác giả ví con sông như dòng sữa mẹ vì sông luôn đem dòng nước ngọt lành về
tưới cho cây, cho lúa thêm xanh và sông đem phù sa về bồi đắp cho bờ bãi,
ruộng đồng thêm màu mỡ.

Nội dung: Cảm nhận được niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả đối
với dòng sông.

Trắc nghiệm bài Tập đọc Vàm cỏ Đông
1. Bài thơ Vàm Cỏ Đông có mấy khổ?
A. Hai khổ
B. Ba khổ
C. Bốn khổ
D. Năm khổ

2. Dòng sông mà tác giả mãi gọi với lòng tha thiết là dòng sông nào?
A. Hậu Giang
B. Vàm Cỏ Tây
C. Tiền Giang
D. Vàm Cỏ Đông

3. Trong khổ 3, tác giả ví con sông quê hương với thứ gì?
A. Gia đình ruột thịt.
B. Dòng nước mắt
C. Dòng sữa mẹ.
D. Tuổi thơ dữ dội.

4. Vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ?
A. Vì con sông cung cấp nước, phù sa, chở đầy tình thương như người mẹ.
B. Vì con sông đem dòng nước ngọt lành tưới xanh ruộng lúa, vườn cây.
C. Vì con sông đầy ăm ắp, chở tình thương như lòng người mẹ.
D. Vì con sông đem phù sa bồi đắp cho vườn cây, ruộng đồng thêm màu mỡ.

5. Dòng sông như dòng sữa mẹ biểu hiện ở những chi tiết nào?
A. Nước xanh tưới tiêu ruộng đồng, vườn cây.
B. Nước sông tưới tiêu, bồi đắp phù sa và chở cả tình thương ăm ắp như lòng
người mẹ.
C. Nước bồi đắp phù sa cho ruộng đồng, bờ bãi.
D. Nước chở tình thương ăm ắp như lòng người mẹ.

6.
Chỉ ra các hình ảnh so sánh có trong khổ thơ sau:
"Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày."
A. Con sông - Dòng sữa mẹ.
B. Lòng người mẹ - Tình thương đêm ngày
C. Ruộng lúa, vườn cây - Lòng người mẹ
D. Tất cả các ý trên

7. Nội dung của bài Vàm Cỏ Đông là gì?
A. Dòng sông dũng cảm, kiên cường trong những năm chiến tranh.
B. Sự giàu đẹp và vững mạnh của đất nước sau chiến tranh.
C. Niềm tự hào và tình yêu thương của tác giả đối với dòng sông.
D. Kể về dòng sông ở miền Nam - Sông Vàm Cỏ.
 

Xem thêm
Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Vàm cỏ Đông mới nhất (trang 1)
Trang 1
Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Vàm cỏ Đông mới nhất (trang 2)
Trang 2
Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Vàm cỏ Đông mới nhất (trang 3)
Trang 3
Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Vàm cỏ Đông mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống