BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 BÀI 6: LỰC- HAI LỰC CÂN BẰNG CÓ ĐÁP ÁN

Tải xuống 3 2.1 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 BÀI 6: LỰC- HAI LỰC CÂN BẰNG CÓ ĐÁP ÁN, tài liệu bao gồm 3 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi HK1 môn Vật lí sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 BÀI 6:

LỰC- HAI LỰC CÂN BẰNG

Câu 1: Dùng các từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ……..

A. Lực nâng

B. Lực kéo

C. Lực uốn

D. Lực đẩy

Câu 2: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Xách 1 xô nước.

B. Nâng một tấm gỗ.

C. Đẩy 1 chiếc xe.

D. Đọc một trang sách.

Câu 3: Một người cầm hai đầu dây cao su rồi kéo căng ra. Gọi lực mà tay phải người đó tác dụng lên dây cao su là F1; lực mà dây cao su tác dụng vào tay phải người đó là F1′ ; lực mà tay trái người đó tác dụng vào dây cao su là F2; lực mà dây cao su tác dụng vào tay trái người đó là F2'. Hai lực nào là hai lực cân bằng?

A. Các lực F1 và F1′.

B. Các lực F2 và F2′

C. Các lực F1 và F2

D. Cả ba cặp lực kể trên

Câu 4: Dùng tay kéo dây chun, khi đó:

A. Chỉ có lực tác dụng vào tay.

B. Chỉ có lực tác dụng vào dây chun.

C. Có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.

D. Không có lực.

Câu 5: Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?

A. Lực bất tòng tâm.

B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch.

C. Học lực của bạn Xuân rất tốt.

D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học

Câu 6: Chọn đáp án đúng. Hai lực cân bằng:

A. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và cùng chiều, tác dụng vào cùng một vật.

B. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

C. Là hai lực mạnh như nhau, ngược phương và ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

D. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào 2 vật ngược chiều nhau.

Câu 7: Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?

A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.

B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.

C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.

D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.

Câu 8: Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3, lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4.

Chọn câu đúng.

A. Lực số 3 và lực số 4 đêu là lực đẩy.

B. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực kéo.

C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy.

D. Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.

D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng

 

Xem thêm
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 BÀI 6: LỰC- HAI LỰC CÂN BẰNG CÓ ĐÁP ÁN (trang 1)
Trang 1
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 BÀI 6: LỰC- HAI LỰC CÂN BẰNG CÓ ĐÁP ÁN (trang 2)
Trang 2
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 BÀI 6: LỰC- HAI LỰC CÂN BẰNG CÓ ĐÁP ÁN (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống