Soạn Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc: Cửa sông mới nhất

Tải xuống 2 2.5 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc: Cửa sông mới nhất, tài liệu bao gồm 2 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Tiếng việt sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài: Tập đọc: Cửa sông

Câu 1 (trang 75 sgk Tiếng Việt 5): Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ
ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
Trả lời:
* Tác giả sử dụng cách chơi chữ trong khổ thơ đầu, đó là các từ ngữ:
"Là cửa nhưng không then khóa, không khép lại bao giờ". Đó là cửa sông, cùng
cách nói chỉ cửa cổng, cửa nhà ở của con người. Cửa sông nơi đây có "mênh
mông một vùng sông nước". Nơi ấy con sông chảy vào biển, hồ hay một dòng
sông khác.
* Nhờ cách giới thiệu như vậy, tác giả muốn nói cửa sông luôn phải được
thông suốt để sông và biển được nối liền nhau phục vụ cho cuộc sống của nhân
loại. Cách nói như vậy rất lạ, hấp dẫn người nghe.

Câu 2 (trang 75 sgk Tiếng Việt 5): Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc
biệt như thế nào?
Trả lời:
Cửa sông là một địa điểm đặc biệt bởi vì là nơi sông gửi phù sa làm nên những
bãi bồi, nơi biển tìm về đất liền; nơi đưa tôm cá vào sông; nơi tiễn người ra
khơi, nơi con tàu chào mặt đất.

Câu 3 (trang 75 sgk Tiếng Việt 5): Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả
nói lên điều gì về "tấm lòng" của cửa sông đối với cội nguồn?
Trả lời:
Biện pháp nhân hóa trong khổ thơ cuối như sau:
- Cửa sông giáp mặt cùng biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn, bỗng có
lúc nhớ một vùng núi non.
- Biện pháp nhân hóa này như ngầm khẳng định tình nghĩa thủy chung của cửa
sông. Nó vẫn có một cội nguồn mãi mãi chảy xuống làm thành dòng sông đi

qua cửa sông và hòa nhập vào biển, nhưng nó cũng giống như "nước đi ra bể
lại mưa về nguồn" sẽ chẳng có nếu không có một cội nguồn từ trên cao.

Nội dung chính
Bài thơ nói về cửa sông, một nơi rất đặc biệt vì có nước từ biển hòa cùng nước
sông tạo thành vùng nước lợ, cho tôm cá phong phú, cuộc sống ấm no. Cửa
sông là nơi giao lưu giữa đất liền, núi non với biển cả.
 

Xem thêm
Soạn Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc: Cửa sông mới nhất (trang 1)
Trang 1
Soạn Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc: Cửa sông mới nhất (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống