Câu hỏi:

10/10/2024 508

Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Top 10 bài Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em 2024 SIÊU HAY

TOP 10 mẫu Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em - Mẫu 1

Xung quanh nơi em sinh sống luôn tràn ngập sắc xanh của các loại cây. Sống ở một vùng quê yên bình, cây xanh luôn hiện diện bên mỗi con đường làng ngõ xóm, trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc với bất kì người con nào của quê hương. Trong tất cả các loại cây, em thích nhất là cây nhãn – loài cây đã gắn bó với em trong suốt những năm tháng ấu thơ.

Nhà em có trồng một cây nhãn ở vườn, phần để lấy bóng mát, phần để thưởng thức hương vị ngọt lành của trái nhãn lúc vào mùa. Nhìn từ xa, cây như một dũng sĩ đứng hiên ngang như đang canh giữ cho vùng đất. Cũng chẳng biết cây nhãn này được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em lớn lên thì cây nhãn cũng đã lớn lắm rồi. Bà em nói cây nhãn ấy đã gắn bó với gia đình em suốt cả một khoảng thời gian đã lâu lâu lắm. Thân cây to ngang phải 2 người ôm mới hết, từ ấy vươn ra những cành cây xum xuê, tán lá mở rộng như một chiếc dù khổng lồ dưới bầu trời cao rộng. Rễ cây lớn, nổi lên trên mặt đất như những con rắn đang uốn mình. Thân cây xù xì,đầy những mảng rêu phong vì bụi màu của thời gian. Từ thân cây ấy bong tróc ra những lớp vỏ cũ kĩ, nâu sồng mà lại rất cứng. Đó phải chăng chính là dấu vết của thời gian in lên trên thân gỗ, để ta có thể thấy được trăm năm của đời thảo mộc? Những cánh tay nhãn vươn lên vững chắc như muốn nâng đỡ cả đất trời. Tán cây xanh mươn mướt, nhất là sau những trận mưa lớn, tán cây lại khoác lên mình một màu xanh mướt như được phết lên một lớp dầu bóng. Lá nhãn thuôn dài, mượt mà như một nét mi. Lá dày nhưng không có chút gì của sự mềm mỏng. Ngay cả những cái lá non mới nhú cũng cho thấy sức sống của một loài cây khỏe. Chúng cứ mơn mởn trổ lá như thể đang phô diễn hết thảy cái sức sống mãnh liệt trời ban cho mình.

Mỗi dịp đầu hè là mùa hoa nhãn nở. Từng chùm, từng lớp thi nhau trổ ra làm vàng ươm cả một góc vườn. Hoa nhãn nhỏ li ti, kết lại thành từng chùm nom đẹp như những chùm sao. Nó báo hiệu cho một mùa nhãn được mùa. Khi cái nắng hè báo hiệu một mùa hè oi ả sắp đến, khi những tán cây đã dập dìu tiếng kêu văng vẳng của loài ve cũng chính là lúc nhãn kết trái ngọt. Khi cơn mưa hè dữ dội gột rửa sach những cái lá, khi chút nắng vàng ươm của mùa hè làm cho thịt vỏ săn lại, quả nhãn cứ to dần, to dần lên rồi chẳng mấy chốc mà thành quả ngọt chốn vườn. Trảy một vài chùm nhãn xuống, lắng nghe cái vị ngọt đang ứa ra trong từng lớp thịt, âu cũng đã là một sự thú vị rồi. Cùi nhãn dày, trắng đục nom đẹp như những viên ngọc trai. Hạt nhãn đen lay láy như ánh mắt của một người thiếu nữ đang độ xuân thì. Ăn một quả nhãn, cái vị ngọt ấy như chứa chan hết thảy cái nắng, cái gió của một mùa hè. Người ta nói, mùa nhãn tức là mùa hè đã chín quả là không sai.

Còn nhớ hồi em còn nhỏ, cây nhãn đã trải qua cùng gia đình em một trận bão lớn chưa từng có. Sáng ra khi cơn bão đã qua đi, cây nhãn đứng đó, trơ trụi lá, những cành to cũng rạp hết xuống gốc. Trông nó thảm hại và đáng thương biết bao, cứ tưởng sẽ chẳng qua nổi. Thế mà chỉ độ vài ngày sau, nhãn đã lấy lại cho mình sức sống thuở nào. Nó vươn lên đầy mạnh mẽ để rồi cho đến bây giờ vẫn luôn hoàn thành trọng trách của một kẻ gác vườn.

Cây nhãn đã gắn bó với em từ những ngày còn thơ bé đến khi đã trưởng thành. Vị ngọt của nhãn, sắc xanh ngọc tuyệt đẹp của loài cây ấy sẽ mãi mãi chiếm một phần trong trái tim em.

Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em - Mẫu 2

Phía sau nhà bà em có một cái giếng nhỏ. Vào mùa hè, giếng lúc nào cũng mát rười rượi, nhờ giàn hoa giấy được ông trồng ở ngay phía trên.

Giàn hoa giấy ấy, được tạo nên từ hai cây hoa giấy trồng ở hai bên giếng. Với tuổi tác cao, gốc cây rất to và cứng cáp. Em áng chừng, gốc và thân ở dưới cũng phải bằng bắp tay của em cơ. Lớp vỏ thân cây có màu nâu sẫm, nhưng láng chứ không hề gồ ghề, nhăn nheo như các cây cổ thụ nhiều tuổi. Từ cách mặt đất chừng một mét, cây bắt đầu đẻ ra các cành đơn. Các cành ấy ngay từ khi mới mọc đã được ông em khéo léo lồng ghép, uốn vào chân của giàn tre phía trên cho bò lên đấy. Nên theo thời gian, nó cứ bò lên trên mái, rồi đẻ ra vô số nhánh con. Nhánh con lại đẻ ra nhánh cháu, nhánh cháu đẻ ra nhánh chắt. Cứ thế, giàn tre biến thành giàn hoa giấy với cơ man là cành hoa chồng chéo lên nhau. Chúng dày đến mức dù là những ngày nắng gay gắt nhất của mùa hạ, nắng cũng không có cách nào xuyên qua được.

Trên các cành nhánh hoa giấy cũng có nhiều gai nhọn. Gai hoa giấy nhỏ và thưa thớt, rồi cũng không cứng được như hoa hồng. Nhưng cũng đủ để bảo vệ giàn hoa khỏi các loài động vật tò mò. Lá hoa giấy có dáng như lá trầu nhưng nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng cái muỗng con con. Bề mặt lá láng bóng và hơi khum khum vào. Tuy nhỏ nhưng lá mọc dày và nhiều cành nhỏ, nên giafn hoa giấy vẫn rất là xanh mượt. Đẹp nhất giàn thì đương nhiên là hoa giấy. Hoa giấy nở thành từng chùm. Chùm nhỏ độ ba đến năm bông, chùm lớn có khi cả mười bông. Hoa giấy nhỏ như cái chén trà, gồm ba cánh mỏng như là giấy chụm lại với nhau, che chở mấy cái nhị hoa bé xíu. Hình dáng như cái đèn lồng với ba ngọn nến bên trong. Hoa giấy nhà bà có màu cam rực rỡ, ngó dưới ánh nắng cứ như là màu đỏ. Hoa gần như nở quanh năm, kể cả mùa đông. Nên cả giàn cây lúc nào cũng sáng rực rỡ. Khiến ai nhìn thấy cũng phải xuýt xoa khen ngợi.

Mỗi lần sang nhà bà chơi, em luôn thích thú ra sau nhà, ngồi dưới bóng mát cây hoa giấy để đọc sách, ngắm hoa. Đây chính là địa điểm du lịch hấp dẫn mà dù đến chơi bao nhiêu lần em vẫn chẳng hề thấy chán.

undefined (ảnh 1)

Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em - Mẫu 3

Ở quê em, mỗi nhà đều có một khu vườn nhỏ trồng rau, cây trái. Mỗi người với sở thích, nhu cầu khác nhau thì sẽ có những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là ở bất kì khu vườn nào trong xóm em cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối. Bởi đơn giản, giống cây này không chỉ dễ trồng, ít công chăm sóc, lại còn đem lại giá trị kinh tế cao.

Giống chuối được trồng nhiều nhất ở quê em là giống chuối lùn. Gọi là chuối lùn vì nó gần như là loại thấp nhất trong các giống chuối. Nhưng một cây chuối lùn trưởng thành cũng cao từ 1m6 đến 1m8. Thân cây chuối thẳng đuột, to tròn như cột nhà, với nhiều kích thước khác nhau. Cây nhỏ thì thân chỉ to như bắp đùi của người lớn, cây to thì thân phải to đến con nít ôm không xuể. Thân chuối thực ra được tạo từ nhiều lớp bọc sát vào nhau như bánh bông lan cuộn, chứ không đặc một khối như các loại cây thân gỗ khác. Các lớp bên ngoài, gần gốc có màu xám sẫm, càng lên cao chuyển sang xanh đậm, rồi xanh ngọc. Rễ của cây chuối là rễ chùm, tuy không to, dai, chắc như các cây ăn quả khác, nhưng nó vẫn giúp cây bám rất chắc vào mặt đất. Bởi nó còn có một phần gốc cắm xuống lòng đất, thường được gọi là củ chuối.

Cây chuối không mọc thành các cành, mà chỉ có lá thôi. Lá chuối mọc trực tiếp từ phần ngọn của thân cây chuối. Từng lá chuối to, dài như cánh quạt trần tỏa ra tầng tầng, lớp lớp. Mỗi lá chuối sẽ có sống lá to, nằm ở giữa, và phần lá tỏa ra hai bên, liền thành một tảng chứ không chẻ thành nhiều phần nhỏ như lá dừa. Lá chuối càng ở dưới thấp thì sẽ càng to và có màu xanh sẫm hơn lá ở trên. Lá chuối non ban đầu dựng thẳng như thân cây, cuốn chặt như một phong thư chưa được mở. Sau nó sẽ lớn hơn, đậm màu hơn, cứng cáp hơn mà mở bung ra, duỗi thẳng.

Cây chuối kết trái không có thời gian cố định. Cứ khi tích lũy đủ chất, hấp thu đủ tinh hoa đất trời thì nó sẽ ra trái. Từ ngọn cây chuối nhú ra chồi hoa. Khi hoa nở ra, bên trong nó là các lớp nhụy hoa, Từng lớp thụ phấn thành từng nải chuối, kéo dãn dài ra tạo thành cả một buồng chuối to. Tất nhiên, cũng không có giới hạn nào cho một buồng chuối cả. Có buồng chỉ có vài ba nải, có buồng đã ghi nhận đến cả gần trăm nải. Mỗi quả chuối dài và cong cong như lưỡi liềm, thường to bằng tay lái xe máy. Mỗi cây chuối lùn, cả cuộc đời chỉ cho ra quả một lần. Sau lần đó, nó sẽ không thể ra hoa kết trái nữa. Mà dành sức dưỡng lên những cây con mọc sát cạnh mình, chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo. Những cây con đó, được mọc lên từ phần rễ, phần gốc của cây chuối ban đầu. Đó chính là lý do mà cây chuối thường mọc thành bụi, thành cụm.

Đối với người dân quê em, thì cây chuối không có bộ phần nào là bỏ phí cả. Quả chuối lúc chín ăn thơm, ngọt, bùi. Khi còn xanh thì có thể làm món chuối chiên ngào đường, hay làm nộm, ăn với gỏi cuốn. Hoa chuối khi đã kết trái xong, thái mỏng trộn với rau sống ăn bún, phở. Lá chuối thì dùng để gói bánh, bọc xôi, còn phần thân thì làm thức ăn cho gia súc. Thế là chẳng để thừa cái gì.

Từ bé, hình ảnh những tàu lá chuối rung rinh trong gió như những cánh chim khổng lồ đã in sâu vào trong tâm trí của em. Em mong rằng, rồi mai đây, dù kinh tế phát triển, cuộc sống có đổi thay như thế nào, thì cây chuối vẫn sẽ được người dân quê em yêu quý, gắn bó như hiện tại.

Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em - Mẫu 4

Cây chuối là một loại cây quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Trong vườn cây mỗi nhà chắc hẳn sẽ có một khóm chuối. Mẹ em cũng trồng chuối ở khu vườn sau nhà. Em rất thích cây chuối nhà em.

Chao ôi! Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc quạt khổng lồ với những cánh quạt xanh lả lướt trong gió. Cây chuối cao lắm, cao hơn một mét rưỡi. Thân chuối là những bẹ xanh xếp khít vào với nhau. Những bẹ ở ngoài màu nâu sẫm, khô héo, những bẹ trong xanh non, đẫm nước xếp khít vào nhau như ôm ấp nhau. Thân chuối tròn, nhẵn, mịm và nhìn rất mướt. Chuối có nhiều tàu lá. Lá chuối xanh, to bản, với đường gân xanh to chia lá làm hai nửa. Mặt trên phiến lá màu xanh đậm, mặt dưới lá có nhiều phấn trắng. Có những phiến lá bị gió tạt, có nhiều chỗ rách trông xa như chiếc lược ai vô tình bỏ quên. Có những chiếc lá non cuộm tròn như một cuốn thư, chỉ chờ gió sớm sương đêm là sẽ bừng mình tỏa rộng.

Chuối là loại cây ra hoa đậu quả sớm. Hoa chuối màu tím tím, như một nụ sen với những bẹ hoa chuối ôm lấy nhau bảo vệ nải chuối non bên trong. Theo thời gian, hoa chuối già và nhô ra buồng chuối xanh với những nải chuối chi chít quả trông thích mắt. Quả chuối cong cong như một vầng trăng non. Đây là giống chuối ngô nên quả dài, cong và to. Chuối chưa chín có màu xanh đậm, khi chín chuyển sang màu vàng với những đốm đen mà mọi người hay gọi là chuối chín trứng cuốc.

Chuối không mọc riêng lẻ và đứng theo bụi, theo khóm. Cây chuối mẹ trồng một mình giờ đã lớn và xung quanh mọc lên những cây chuối non. Trông nó hạnh phúc như người mẹ đang ôm ấp những đứa con thân yêu của mình. Chuối dễ trồng, nhanh lớn và có rất nhiều công dụng. Quả chuối là loại quả ngọt lành, giàu chất dinh dưỡng. Chuối xanh có thể dùng để nấu canh. Lá chuối để gói bánh. Thân chuối có thể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Em rất thích cây chuối nhà em. Em hi vọng cây lớn nhanh, mọc tốt để cho ra những buồng chuối sai trĩu quả.

Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em - Mẫu 5

Ở khu phố của em nhà nào cũng trồng cây hoa giấy. Nhờ hàng cây hoa giấy nở đẹp rực rỡ suốt bốn mùa tạo đã nên những bức tường đầy màu sắc, thu hút bao ánh mắt của người đi đường. Mùa xuân đến, giàn hoa giấy hồng đậm trước mái hiên nhà em cũng đã bắt đầu trổ bông.

Cây hoa giấy là loại cây leo, thân mềm và nhỏ bằng chiếc đũa ăn cơm, có màu nâu sậm. Dây leo vươn dài bám lên dàn tre và chiếc cổng sắt để leo lên cao và lan rộng hơn. Đang là đầu xuân nên những bông hoa giấy nhà em đã ra hoa màu hồng đậm rất đẹp, đặc biệt khi được ánh nắng mặt trời chiếu vào lại càng trở nên lung linh và rực rỡ hơn.

Lá của cây hoa giấy màu xanh thẫm có viền răng cưa và những đường vân ngoằn ngoèo trên mặt lá. Những chiếc lá của cây xếp chồng lên nhau tạo thành chiếc ô kín không cho ánh nắng chói chang chiếu xuống. Hoa giấy thường nở theo chùm, từng chùm có từ sáu đến bảy bông, màu hồng đậm rất đẹp.

Cánh hoa giấy mỏng, mềm và nhẹ bẫng như nhung. Khi sờ vào những cánh hoa, cảm giác vừa mịn vừa mát quả thật rất thích. Hoa giấy không có nhiều cánh như hoa hồng hay hoa đào, hoa giấy chỉ có bốn cánh khum khum chụm vào nhau, che chở cho nhụy hoa bé nhỏ ở bên trong.

Cây hoa giấy tỏa ra che kín khắp mái hiên nhà em khiến cho mái hiên trở nên vô cùng mát mẻ và thoáng đãng. Em thích nhất là buổi tối được ngồi đây vừa nghe bà kể chuyện vừa ngắm nhìn giàn hoa giấy.

Em rất thích cây hoa giấy này. Hình ảnh của nó đã khắc sâu vào trong tâm trí em một cách nhẹ nhàng mà vô cùng mãnh liệt khiến em không thể nào quên. Dù sau này đi đâu, làm gì em cũng sẽ luôn nhớ về giàn hoa giấy ấy.

Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em - Mẫu 6

Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nổi tiếng về nhãn lồng vì vậy mà đâu đâu cũng thấy có rất nhiều cây nhãn. Trong vườn nhà trồng nhãn đã đành, thậm chí dọc cả hai bên đường cũng trồng nhãn. Vì vậy mà đối với em hình ảnh cây nhãn đã trở nên thân quen vô cùng.

Trong vườn nhà em cũng có một vài gốc nhãn. Bố mẹ em trồng nhãn vừa để cho gia đình thưởng thức, vừa để góp phần nâng cao kinh tế cho gia đình. Chính vì vậy mà bố mẹ chăm sóc những gốc nhãn cẩn thận lắm. Khi mùa xuân gõ cửa, những hạt mưa xuân đổ xuống vườn nhãn. Những cái lá cây thon dài cũng vươn mình ra hứng những hạt mưa xuân. Sớm ra, những hạt sương vẫn còn đọng lại trên lá, cảm giác như cây nhãn muốn hứng lấy tất cả những gì tinh khôi nhất của đất trời.

Khi mùa hè sang, cái nắng oi ả của ngày hè chẳng làm cây nhãn nản lòng. Thậm chí, nó còn nở ra những bông hoa vàng đẹp tuyệt. Hoa e ấp trong nắng và dường như trong chúng có một khát khao cháy bỏng rằng sẽ được chuyển mình thành những quả ngon. Quả thực chỉ một thời gian ngắn sau, người ta đã nhìn thấy những quả nhãn lủng lẳng trên cây. Quả nhãn không mọc riêng lẻ mà chúng mọc thành từng chùm với rất nhiều quả. Em nhìn chùm nhãn và nghĩ có lẽ chúng cũng muốn thể hiện tinh thần đoàn kết của mình. Những quả nhãn với cùi trắng rất dày, những hạt nhãn đen và tròn là loại quả ưa thích của nhiều người vào những ngày hè.

Năm nào nhãn sai quả và được giá là những người dân quê em lại vui như tết vậy. Em chỉ mong sao trời thương cho năm nào nhãn cũng sai quả như vậy để người dân quê em không còn phải lo lắng quá nhiều.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Bài 4 (trang 110 VBT Tiếng Việt 4 KNTT – Tập 2): Dựa vào bài thơ "Giọt sương" (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 138), viết 3 – 5 câu, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Xem đáp án » 19/07/2024 599

Câu 2:

Bài 4 (trang 109 VBT Tiếng Việt 4 KNTT – Tập 2):   Giải ô chữ: Tiếng Việt lí thú

a. Tìm ô chữ hàng ngang

Giải ô chữ: Tiếng Việt lí thú (ảnh 1)

b. Tìm ô chữ hàng dọc màu xanh. 

Xem đáp án » 21/07/2024 384

Câu 3:

Bài 2 (trang 110 VBT Tiếng Việt 4 KNTT – Tập 2): Điền dấu ngoặc kép, dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang vào ô trống.

Trong cuốn sách … Những bức thư giải Nhất Việt Nam …, có nhiều bức thư xúc động về những chủ đề khác nhau như…

… Thư gửi cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.

… Thư gửi một người mà tôi ngưỡng mộ nhất.

…Thư gửi cho một bạn nhỏ không nhà.

Xem đáp án » 22/07/2024 366

Câu 4:

Bài 3 (trang 108 VBT Tiếng Việt 4 KNTT – Tập 2):  Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

Vòng 1: Nối chủ ngữ với vị ngữ thích hợp.

Những đám mây trắng

 

Lượn bên những bông hoa

Cây bàng trước ngõ

Nhởn nhơ bay trên bầu trời.

Đàn bướm vàng

Đang nảy những chồi non.

Vòng 2. Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống.

1. Tô Hoài:……………………………………

2. Những câu chuyện ông viết:………………………

3. Truyện mà tớ thích đọc nhất:………………………

Vòng 3: Điền chủ ngữ thích hợp vào ô trống.

1. ……………………… thường nở hoa vào mùa hè.

2. ………………………có màu đỏ rực rỡ, dập dờn như cánh bướm.

3. ………………………hay nhặt những cánh hoa, ép vào trang sổ.

Xem đáp án » 17/07/2024 236

Câu 5:

Bài 2 (trang 111 VBT Tiếng Việt 4 KNTT – Tập 2): Đọc lại bài văn của em và góp ý của các bạn để chỉnh sửa bài viết.

Xem đáp án » 14/07/2024 205

Câu 6:

Bài 3 (trang 110 VBT Tiếng Việt 4 KNTT – Tập 2): Thêm trạng ngữ để bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm hoặc mục đích, nguyên nhân,... cho các câu dưới đây.

a. ………………., chúng tôi đi xem phim “Vua sư tử".

b. ………………., mèo con đang nằm sưởi nắng.

c. ………………., Nam nghe thấy tiếng chim hót ríu ran.

Xem đáp án » 14/07/2024 171

Câu 7:

Tiết: 3-4

Bài 1 (trang 110 VBT Tiếng Việt 4 KNTT – Tập 2):  Nối dấu câu với công dụng của nó.

DẤU CÂU

 

CÔNG DỤNG

Dấu gạch ngang

Báo hiệu phần giải thích, liệt kê.

Dấu ngoặc kép

Đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê.

Dấu ngoặc đơn

Đánh dấu phần chú thích.

Dấu hai chấm

Đánh dấu tên một tác phẩm, tài liệu.

Xem đáp án » 22/07/2024 167

Câu 8:

Bài 1 (trang 107 VBT Tiếng Việt 4 KNTT – Tập 2): Quan sát tranh ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 134) và trả lời câu hỏi.

a. Dòng chữ trên mỗi cánh buồm cho biết điều gì?

b. Theo em, cần ghi những gì vào cánh buồm số 6, 7, 8?

- Cánh buồm số 6:

- Cánh buồm số 7:

- Cánh buồm số 8:

c. Hình ảnh những chiếc thuyền đi từ sông ra biển có ý nghĩa như thế nào? Đánh dấu ü vào ô trống trước phương án em chọn hoặc đưa ra ý kiến của em.

 

Hành trình học tập dài lâu sẽ mang lại cho em những hiểu biết lớn lao.

 

Bằng con đường học tập, tương lai của em sẽ ngày càng rộng mở.

 

Nếu biết gom nhặt kiến thức mỗi ngày, em sẽ thành công.

 

Ý kiến của em:

Xem đáp án » 21/07/2024 107

Câu 9:

Bài 2 (trang 108 VBT Tiếng Việt 4 KNTT – Tập 2):  Nối tên bài đọc với nội dung tương ứng.

Nối tên bài đọc với nội dung tương ứng (ảnh 1)

Xem đáp án » 15/07/2024 103

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »