A. tác động của công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
B. tác động của đô thị hóa tự phát.
C. phát triển kinh tế nhiều thành phần.
D. đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn.
Nước ta đã thực hiện nhiều chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng có tác động đến sự thay đổi cơ cấu lao động:
- Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế (tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp) -> tận dụng ưu thế nguồn lao động để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển. -> tăng tỉ trọng lao động trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài -> tạo nhiều việc làm -> giải quyết vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm, nâng cao đời sống.
- Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh tế, tạo nhiều việc làm -> khai thác tốt hơn các điều kiện phát triển ở nông thôn, giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, hạn chế sự di chuyển ồ ạt của dân cư - lao động lên các đô thị, thành phố lớn.
=> Như vậy các chính sách công nghiệp hóa, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh kinh tế nông thôn giúp cho việc sử dụng lao động ở nước ta hợp lí hơn.
=> Loại đáp án A, C, D
- Đô thị hóa tự phát là hậu quả của việc sử dụng lao động không hợp lí ở khu vực nông thôn – thành thị: nông thôn tập trung dân cư đông đúc nhưng hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thiếu việc làm cho lao động -> dân cư di chuyển lên thành phố không có kiểm soát gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp => Đây không phải là nguyên nhân giúp lao động nước ta phân bố hợp lí hơn.
Đáp án cần chọn là: B
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO ĐÀO TẠO
Nhận định nào sau đây không đúng:
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
Nhận định nào sau đây đúng:
Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là
Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC NHÓM CÂY (Đơn vị: Nghìn ha)
Nhóm cây / Năm | 1990 | 2000 | 2010 | 2017 |
Cây lương thực | 6474,6 | 8399,1 | 8615,9 | 8992,3 |
Cây công nghiệp | 1199,3 | 2229,4 | 2808,1 | 2844,6 |
Cây rau đậu, cây ăn quả, cây khác | 1366,1 | 2015,8 | 2637,1 | 2967,2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất với tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây trong giai đoạn 1990 - 2017?
Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017
Năm | 2005 | 2009 | 2012 | 2017 |
Tổng số dân (triệu người) | 83,4 | 84,6 | 88,8 | 90,7 |
- Dân thành thị | 23,3 | 23,9 | 27,3 | 29,0 |
- Dân nông thôn | 60,1 | 60,7 | 61,5 | 61,7 |
Tốc độ tăng dân số (%) | 1,17 | 1,09 | 1,11 | 1,06 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn ở nước ta năm 2005 và năm 2017?