Câu hỏi:

18/12/2024 2.2 K

Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do:

A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét. 

B. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét. 

Đáp án chính xác

C. Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc. 

D. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều kinh tuyến nên tự nhiên nước ta có sự phân hóa khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam; đường bờ biển dài, tiếp giáp biển đông rộng lớn kết hợp với sự phân bậc rõ nét của địa hình: gồm miền núi cao, đồi trung du, đồng bằng, thềm lục địa,  kết hợp hướng các dãy núi => tạo nên sự phân hóa đa dạng giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo.

Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo bắc – nam, đông – tây và theo độ cao:

1. Phân hóa bắc – nam, ranh giới là dãy Bạch Mã: miền khí hậu phía Bắc khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh; phía nam có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nắng nóng quanh năm, không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc.

 

Phần lãnh thổ phía Bắc(từ Bạch Mã trở ra)

Phần lãnh thổ phía Nam (từ Bạch Mã trở vào).

Khí hậu

Kiểu khí hậu

Có kiểu khí hậu NĐ ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh

Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm

Nhiệt độ TB năm

Nhiệt độ TB năm > 200C,

Nhiệt độ trung bình năm cao > 250C và không có tháng nào < 200C

Biên độ nhiệt năm

Lớn

Nhỏ

Phân mùa của KH

Phân thành 2 mùa rõ rệt nhất: mùa đông có 2-3 tháng t0 < 180C

Phân thành 2 mùa: một mùa mưa và một mùa khô

Sinh vật

Cảnh quan tiêu biểu

Đới rừng nhiệt đới gió mùa

Đới rừng cận xích đạo gió mùa

Thành phần thực vật

Có các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, trong rừng còn có các loài cây cận nhiệt đới và ôn đới, các loài vật có lông dày

Mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn

2 Phân hóa đông – tây: vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước và Tây Bắc có mùa đông ấm hơn (ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn), khi tây Trường Sơn đón gió mùa tây nam mang lại mưa lớn vào mùa hạ thì phía đông Trường Sơn chịu hiệu ứng phơn khô nóng...

- Từ Đông sang Tây thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải:

   + Vùng biển và thềm lục địa

   + Vùng đồng bằng ven biển

   + Vùng đồi núi.

- Nguyên nhân:

   + Do địa hình nước ta phần lớn là đồi núi, có một số dãy núi cao chia cắt lãnh thổ thành các vùng.

   + Do sự tác động của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

3. Phân hóa theo độ cao: hình thành 3 đai khí hậu là nhiệt đới gió mùa chân núi, cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới núi cao (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).

a, Đai nhiệt đới gió mùa.

- Độ cao:

   + Miền Bắc dưới 600-700m

   + Miền Nam 900-1000m.

- Khí hậu : Mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi từ khô đến ẩm ướt.

- Thổ nhưỡng:

   + Nhóm đất phù sa chiếm 24%diện tích.

   + Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp > 60% diện tích : feralit đỏ vàng,nâu đỏ.

- Sinh vật :

   + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh với 3 tầng cây gỗ, động vật đa dạng.

   + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô.

b, Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

- Độ cao :

   + Miền Bắc 600-700m lên đến 2600m.

   + Miền Nam 900-100m lên 2600m.

- Khí hậu : mát mẻ , mưa nhiều , độ ẩm tăng.

   + Độ cao 600-700m đến 1600-1700m hình thành rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim trên đất fealit có mùn.

   + Trên 1600 -1700m hình thành đất mùn rừng phát triển kém đã xuất hiện các loài cây ôn đới .

c, Đai ôn đới gió mùa trên núi.

- Độ cao từ 2600m trở lên .

- Khí hậu ; có tính chất khí hậu ôn đới ( t0 < 50C - < 150C)

- Thổ nhưỡng : chủ yếu đất mùn thô.

- Sinh vật : các loài thực vật ôn đới : đỗ quyên ,lãnh sam ,thiết sam.

Xem thêm kiến thức liên quan: 

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Những nguồn tài nguyên của châu Phi đang bị khai thác mạnh là

Xem đáp án » 19/07/2024 6 K

Câu 2:

Xem đáp án » 18/07/2024 4 K

Câu 3:

Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?

Xem đáp án » 17/07/2024 3.6 K

Câu 4:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, sắp xếp các bãi tắm nổi tiếng sau từ Bắc vào Nam?

Xem đáp án » 15/07/2024 2.6 K

Câu 5:

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

Xem đáp án » 16/07/2024 2.3 K

Câu 6:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4- 5, hãy cho biết huyện đảo Cô Tô thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta?

Xem đáp án » 29/06/2024 2.1 K

Câu 7:

Định hướng nào sau đây không phải là định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới?

Xem đáp án » 03/07/2024 1.7 K

Câu 8:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, hãy cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta?

Xem đáp án » 22/07/2024 1.6 K

Câu 9:

Điểm cực Bắc, Nam, Động, Tây phần đất liền nước ta thuộc các tỉnh:

Xem đáp án » 22/07/2024 1.6 K

Câu 10:

Khu vực nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới?

Xem đáp án » 21/07/2024 1.3 K

Câu 11:

Ai được hưởng lợi từ việc khai thác khoáng sản ở Châu Phi?

Xem đáp án » 17/07/2024 1.3 K

Câu 12:

Tài nguyên khoáng sản nổi bật ở Mỹ la tinh là

Xem đáp án » 16/07/2024 1.1 K

Câu 13:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẺ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990- 2013

(Đơn vị: %)

Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2013?

Xem đáp án » 10/07/2024 1 K

Câu 14:

Số dân thành thị và tỉ lệ dân cư thành thị ở nước ta giai đoạn 1995 - 2005

Để vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ dân cư thành thị nước ta giai đoạn 1995-2005, biểu đồ thích hợp nhất là

Xem đáp án » 22/07/2024 0.9 K

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »