Câu hỏi:

21/07/2024 2.1 K

Đề bài: Trường bạn tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

TOP 20 Báo cáo kết quả Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước

undefined (ảnh 2)

Dàn ý Báo cáo Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

Đề tài của bài viết chính là vấn đề được lựa chọn để nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu, bạn nên chọn vấn đề mới hoặc cách nhìn mới về vấn đề có tính thiết thực, khơi gợi được ở người đọc mối quan tâm, hứng thú.

Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

Bạn cần trả lời các câu hỏi: Bản báo cáo này được viết với mục đích gì? Người đọc bản báo cáo này là ai? Từ đó, xác định nội dung, cách viết phù hợp.

Thu thập tài liệu:

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, bạn cần tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài như báo chí, sách biên khảo, bài phỏng vấn chuyên gia, các công trình nghiên cứu khoa học... Bạn có thể đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu bằng cách trả lời những câu hỏi: Tài liệu được công bố khi nào? Ai là tác giả? Đơn vị công bố...

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Bạn đã xử lí các tư liệu thu thập được và phác thảo các ý tưởng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, dự tính những trích dẫn, cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng.

Lập dàn ý:

Từ các ý đã tìm được, bạn sắp xếp các ý đảm bảo các phần trong bố cục bài báo cáo. Các đề mục cần được diễn đạt rõ ràng-loogic. Liên kết cùng hướng về làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu.

Bước 3: Viết bài:

Báo cáo kết quả Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - Mẫu 1

Nhan đề: Khái quát đề tài nghiên cứu: Gìn giữ và phát huy giá trị đặc sắc của làn điệu then tính ở Tỉnh Bắc Kạn - Dàn ý

Tóm tắt

Hát then đàn tính mang tính chất lễ và hội, ngoài mang yếu tố tâm linh để cầu một mùa vụ bội thu còn để giải trí, giãi bày và thể hiện nỗi lòng và tình yêu đôi lứa. Người hát then trong dịp lễ tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, đời sống của nhân dân no ấm. Ngày nay hát then đàn tính được sân khấu hoá nhiều hơn, xuất hiện rộng rãi trong nhiều dịp sinh hoạt văn hoá của người dân Bắc Kạn. Tuy nhiên trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay, việc yêu thích cũng như biểu diễn các làn điệu then đã không còn được như trước. Vì thế vấn đề bảo tồn và giữ gìn những giá trị đặc sắc của hát then đàn tính là hết sức cần thiết.

Cơ sở lí thuyết: nêu khái niệm, lí thuyết nền tảng.

Kết quả nghiên cứu:

Trình bày kết quả nghiên cứu theo từng mục tương ứng:

I. Một số vấn đề về liên quan đến làn điệu hát then đàn tính ở Bắc Kạn.

Hát then là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng và của một số vùng núi dân tộc phía Bắc. Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là “Trời”. Hát then là một loại hình tín ngưỡng dân gian có nội dung thuật lại những hành trình của con người lên thiên giới với mong muốn cầu xin những điều tốt lành.

Dịp diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… đồng bào dân tộc thường xuyên hát then, thực hiện nghi lễ cùng với đàn tính, thẻ âm dương, hát then…

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở Bắc Kạn hiện nay

Đồng bào dân tộc Tày, Nùng chiếm hơn 70% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hát then là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá, tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây. Một số gia đình của người dân tộc Tày, Nùng khá giả thậm chí còn mời những nghệ nhân về hát then để cầu tài lộc, bình anh. Ở xã Yên Cư có khoảng 20% số gia đình đầu năm thường mời nghệ nhân về để hát then. Điều đó cho thấy những nghệ nhân hát then rất được trân trọng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, bản vùng cao. Đó cũng là cách tồn làn điệu hát then đàn tính một cách hiệu quả nhất hiện nay.

Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát then trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh thường xuyên sưu tầm, dàn dựng nhiều làn điệu then cổ để biểu diễn ở những vùng sâu, vùng xa, những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với mong muốn để làn điệu hát then được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của quần chúng.

Tuy nhiên có một vấn đề đáng lo ngại là các nghệ nhân hát then cao tuổi ngày càng ít dần, làn điệu then chưa hấp dẫn đến bộ phận giới trẻ, vì thế trong tương lai làn điệu hát then có nguy cơ bị mai một.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy nét đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Như trên đã nói làn điệu hát then có vai trò quan trọng đến với đời sống văn hoá tinh thần của người tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Bởi các làn điệu hát then không chỉ mang tính chất giải trí, là món ăn tinh thần sau ngày những ngày làm việc căng thẳng mà còn là hình thức sinh hoạt mang tính chất tâm linh, tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa vụ ấm no cho buôn làng.

Di sản hát then đàn tình đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm vinh dự tự hào của người Tày nói riêng và của các dân tộc anh em khác ở vùng Đông Bắc nói chung. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy di sản hát then đàn tính là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Kết luận: Khái quát những ý chính từ kết quả nghiên cứu: Giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những vấn đề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn hết sức quan tâm. Đây là một việc làm khó, đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn thể nhân dân, đặc biệt của bộ phận giới trẻ, những người có vai trò quan trọng đến việc giữ gìn và quảng bá làn điệu then tính.

Báo cáo kết quả Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - Mẫu 2

Thế giới ngày càng vận động đến xu hướng hội nhập. Ảnh hưởng và giao lưu văn hóa ngày càng mạnh mẽ. Ngày nay chúng ta không thể không tiếp nhận văn hóa thế giới bởi lẽ nếu không tiếp nhận văn hóa thế giới thì tình trạng lạc hậu, chậm phát triển càng thêm trầm trọng và nặng nề. Điện thoại di động, máy vi tính, tivi cũng như rất nhiều những sản phẩm điện tử, công nghệ sinh học, hóa học, lý học đang tràn ngập thế giới và trở thành những điều không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam. Bên cạnh mặt tốt bởi ích lợi của nó cũng biểu hiện rất nhiều lo ngại về ảnh hưởng mặt trái của nó. Một số biểu hiện cần phải được quan tâm suy ngẫm để làm sao những giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc văn hóa Việt Nam được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống của con người Việt Nam.

Nghệ thuật văn hóa Việt Nam truyền thống với nhiều thể loại, loại hình hiện đang bị mai một. Sở dĩ những thể loại, loại hình đó tồn tại lâu đời và có sức hấp dẫn mạnh mẽ vì nó là văn hóa được xây dựng trên nền tảng của nền nông nghiệp lúa nước. Ngày nay khi công nghiệp tác động mạnh mẽ vào đời sống thì các thể loại đó không còn khả năng hấp dẫn, cuốn hút mạnh mẽ. Thanh niên và cả tầng lớp trung lưu không còn thích xem tuồng, chèo, hát ca trù… Đảng và Nhà nước đến Bộ Văn hóa và những nghệ sĩ, những nhà nghiên cứu tâm huyết với các loại hình văn hóa truyền thống đang hết sức quan tâm, bảo lưu, giữ gìn và cố gắng phát triển. Nhưng quan trọng nhất vẫn cần phải được sự quan tâm của đông đảo các ngành, các cấp và nhân dân thì mong muốn ấy mới có thể thực hiện được.

Chiếc áo dài tân thời - sản phẩm văn hóa mặc kết hợp cả văn hóa mặc Đông - Tây đã và đang là vẻ đẹp văn hóa mặc mang bản sắc Việt Nam cũng cần phải được nhận thức và giữ gìn. Do điều kiện sinh hoạt vật chất ngày nay tốt hơn nên nhiều phụ nữ không được mảnh mai và vì vậy không thích mặc áo dài ngay cả những ngày lễ, tết. Trong khi đó trên thế giới, người ta đánh giá rất cao chiếc áo dài tân thời của chúng ta. Nhà văn hóa Liên Xô, Roman Karmen đã khi đến thăm trường nữ trung học Trưng Vương Hà Nội đã kinh ngạc mà reo lên: “đúng là tiên” khi ông nhìn thấy các nữ sinh mặc áo dài.

Một số các nhạc cụ rất độc đáo của người Việt Nam đang ít được chú ý bảo tồn và phát huy. Đàn đá Tây Nguyên, một thời tạo được ấn tượng sâu đậm cho thính khán giả trong và ngoài nước, hiện nay chỉ có ít người biết sử dụng. Các nhạc cụ độc đáo của đồng bào các dân tộc miền núi cũng có nguy cơ mai một trong bối cảnh nhạc hiện đại tràn lan trong đời sống âm nhạc ngày nay. Đô thị hóa nông thôn là một sự tiến bộ nhưng cũng kéo theo nhiều yếu tố làm mai một những giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam. Mối quan hệ làng xã truyền thống với tình làng nghĩa xóm cũng không còn mặn nồng như trước.

Giữ gìn bản sắc văn hóa không có nghĩa là loại bỏ các yếu tố văn hóa ngoại lai. “Bảo tồn bản sắc văn hóa” khác với “bảo vệ bản sắc văn hóa”. “Bảo tồn bản sắc văn hóa” là giữ để cho không mất đi, còn “bảo vệ bản sắc văn hóa” là giữ không để cho xâm phạm. “Bảo tồn” không có nghĩa là chỉ giữ lấy mà còn phải làm cho nó phát triển lớn mạnh hơn, giàu có hơn và vẫn được bổ sung các yếu tố mới. Trong việc bảo tồn và phát triển cũng đòi hỏi phải biết lựa chọn, sàng lọc. Các yếu tố văn hóa bản địa trước đây đã từng dung hợp với các yếu tố văn hóa ngoại nhập nhưng vẫn tạo ra những nét văn hóa bản sắc. Vấn đề là phải dung hợp như thế nào và điều đó phải trở thành nhận thức, ý thức thường trực trong tiếp nhận và sử dụng. Thực tế cho thấy nhiều người có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam rất quan ngại khi các yếu tố văn hóa ngoại nhập đã làm xâm phạm và làm lu mờ những giá trị văn hóa truyền thống. Gần đây trang phục và diễn xuất của nhiều ca sĩ, diễn viên trên sân khấu đã tạo ra sự phản cảm, trở thành một vấn đề nhức nhối khiến cho một bộ phận không nhỏ khán giả quay lưng với nghệ thuật sân khấu. Người Việt Nam thừa nhận và tiếp nhận cái tinh túy, đẹp đẽ của vũ Ba lê, của nhạc Rock, của kịch nói, của nghệ thuật điện ảnh nhưng không chấp nhận phim ảnh khiêu dâm cùng những trò chơi bạo lực trên máy tính.

Bảo tồn cũng phải có sự lựa chọn, sử dụng những yếu tố văn hóa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Lễ hội là văn hóa truyền thống nhưng tình trạng ngày nay tổ chức quá nhiều lễ hội vừa tốn kém, vất vả và nguy cơ bị mê tín dị đoan hóa đấy là chưa kể có những hiện tượng lợi dụng lễ hội cầu lợi và làm lợi cho cá nhân.

Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Có lẽ trước hết mỗi cá nhân phải nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa theo đúng cách nghĩ: mọi cái sẽ đi qua, cái còn lại của mỗi dân tộc là văn hóa. Xã hội và nhà trường phải tăng cường giáo dục để mọi công dân hiểu được những giá trị, những biểu hiện truyền thống văn hóa… Cần phải có kế hoạch và giải pháp đồng bộ về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Đây là công việc không phải của một ngành mà phải là của toàn xã hội. Phải có phương châm giáo dục về văn hóa một cách quy củ, hệ thống. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm đã viết: “Một môn học về văn hóa dân tộc với mấy chục tiết trong nhà trường chỉ là những hạt mưa, trong khi thông tin ngoài xã hội hàng ngày là những cơn lũ: Thử điểm xem trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày có bao nhiêu phim, bài có nội dung giáo dục về văn hóa dân tộc và có bao nhiêu phim, bài giới thiệu về các loại mốt, về đời tư các người mẫu, siêu sao, về các vụ án đầy tình tiết giật gân và bạo lực? Các báo đài nên mở (nếu đã mở rồi thì tăng cường) các chuyên mục tìm hiểu về văn hóa dân tộc, qua đó thanh niên sẽ biết được nguồn gốc, ý nghĩa, lý do tồn tại, phạm vi sử dụng… của các phong tục, sản phẩm văn hóa. Biết được ý nghĩa sâu xa của tục thờ cúng tổ tiên, thanh niên sẽ không phũ phàng tới mức “nại cớ bận công tác, đợi gần giờ ăn mới đưa vợ đến thắp vội nén nhang, ngồi ăn dứt điểm cho lẹ rồi lại “bận công tác để chuồn cho nhanh” (Báo Tuổi trẻ, ngày 2-11-1995). Hiểu được chỗ hay và biết cách thưởng thức, thanh niên sẽ bớt thờ ơ với các loại hình sân khấu truyền thống của Việt Nam mà thế giới đang hết lời ca ngợi như chèo, tuồng, múa rối nước, cải lương… Biết được lý do tồn tại và phạm vi sử dụng của một hiện tượng văn hóa nước ngoài, thanh niên sẽ không học đòi chạy theo đến mức mù quáng. Hiểu được về văn hóa sẽ hạn chế được hàng loạt sai sót đáng tiếc xảy ra khá thường xuyên trong cuộc sống và trên các báo đài!”

Tóm lại, mỗi người dân Việt Nam hãy đóng góp một phần nhỏ bé để có thể giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Báo cáo kết quả Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - Mẫu 3

I. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường

     Để hiểu được khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Lênin, “Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu”.

      Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản (tồn tại – being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”.

     Theo Đào Duy Anh trong sách Việt Nam văn hóa sử cương: “Văn háo tức là sinh hoạt”.

     Qua một số nghiên cứu vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng”.

     Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, chính nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra những chứng tích của một nền văn hóa. Ngưởi Mường còn có những tên gọi khác nhau Mol, Mual, Mon. Bản sắc văn hóa Mường là những nét riêng độc đáo biểu hiện trong các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà cộng đồng người Mường đã sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình, những giá trị này được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, và cũng được vận động biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của văn hóa tộc người gắn liền với sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay

     Hòa Bình đã tổ chức những công tác hữu hiệu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình như Công tác xây dựng đời sống văn hóa; Tổ chức tốt các cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản, khối văn hóa”, “Cơ quan văn hóa”; Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa.

     Kết quả đạt được trong năm 2013 có 1400/1364 làng bản đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 102,6%; 155000/146838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 105,05%; 570/548 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 104%.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta

     Nói đến con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam hoàn toàn không có nghĩa là nói đến một cái gì đó có tính chất khuôn mẫu, cố định. Đây là một khái niệm động, nó không ngừng vận động, phát triển để tự hoàn thiên và nâng cao. Từ đó, mang đến một cái nhìn toàn diện, sáng tạo, bất ngờ cho truyền thống.

     Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tất cả những mặt tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục, loại bỏ những hủ tục; phát huy những yếu tố tích cực, tốt đẹp. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Mường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

     Đối với dân tộc Mường nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

IV. Kết luận

     Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ người Mường hãy tiếp nối, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó.

undefined (ảnh 1)

Báo cáo kết quả Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - Mẫu 4

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

MỞ ĐẦU

Văn hóa là một trong bốn lĩnh vực rộng lớn có quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị và xã hội; có vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, văn hóa là đối tượng được nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu trong đó có bộ môn khoa học tương đối mới là “văn hóa học”. Việc nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng giúp trang bị năng lực phản tư văn hóa, có tác dụng lớn trong giáo dục và bồi dưỡng nhân cách con người; đặc biệt quan trọng nghiên cứu đã giúp lý giải khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động, triết lý sống của con người Việt Nam. Để hiểu thêm ý nghĩa quan trọng trên em xin lựa chọn đề 20: “Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam có ý nghĩa gì trong việc lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của người Việt Nam. Liên hệ đời sống văn hóa sinh viên luật hiện nay”.

NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận

Văn hóa học là bộ môn khoa học tương đối mới, một văn hóa tích hợp, vừa nghiên cứu văn hóa nói chung, vừa nghiên cứu các hiện tượng văn hóa riêng biệt và nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể tự biến đổi và phát triển. Mục đích của Văn hóa học là phát hiện và phân tích quy luật của những biến đổi văn hóa xã hội.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, gần đây UNESCO cũng đưa ra một định nghĩa chính thức như sau: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình".

Có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa song nhìn chung với tư cách là một chỉnh thể, văn hóa có những đặc trưng cố hữu sau:

Thứ nhất, văn hóa là cái phân biệt con người với động vật. Văn hóa là đặc trưng riêng của xã hội loài người.

Thứ hai, văn hóa không được kế thừa về mặt sinh học mà qua học tập, giao tiếp.

Thứ ba, văn hóa là cách ứng xử đã được mẫu thức hóa.

II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong việc lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của người Việt

1. Khái quát về tình hình nghiên cứa văn hóa học và văn hóa Việt Nam

Ở nước ta việc nghiên cứu và giảng dạy văn hóa học với tư cách một môn khoa học, mới chỉ bắt đầu. Cách đây hơn 60 năm, Đào Duy Anh đã đặt viên gạch đầu tiên cho văn hóa học, khi cuốn "Việt Nam văn hóa sử cương" của ông được Quan Hải Tùng Thư ấn hành (năm 1938).

Cùng thời với Đào Duy Anh có tiễn sĩ Nguyễn Văn Huyên - người đã đi đầu trong việc khai phá xã hội học văn hóa và nhân học văn hóa ở Việt Nam. Rất tiếc rằng, những hướng nghiên cứu về văn hóa mà các ông mở ra đã không được tiếp tục trong một thời gian dài.

Gần đây có các công trình nghiên cứu của Phan Ngọc về "Văn hóa Việt Nam. Cách tiếp cận mới" (1994) và " Bản sắc văn hóa Việt Nam" (1998). Năm 1993 Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia đã cho xuất bản hai công trình tập thể về "Văn hóa và phát triển" nhân thập kỷ quốc tế về văn hóa. Gần đây nhất là công trình " Văn hóa Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Một số công trình về "Văn hóa học" và " Xã hội học văn hóa" của Đoàn Văn Chúc, "Cơ sở văn hóa" của Trần Ngọc Thêm cũng được xuất bản. Những xuất bản phẩm đó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu và giảng dạy văn hóa Việt Nam trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế có ít tài liệu lưu hành trong nước đề cập một cách có hệ thống các khái niệm và phương pháp của văn hóa học; nhiều ấn phẩm viết về văn hóa Việt Nam hiện nay vẫn mang tính dàn trải và nặng nề chất liệu lịch sử. Bởi vậy việc ứng dụng hệ thống và phương pháp của văn hóa Việt Nam đang là nhu cầu cấp bách hiện nay đối với giới nghiên cứu văn hóa trong nước. Chỉ trên cơ sở vận dụng văn hóa học vào văn hóa Việt Nam, mới có thể tạo dựng được nền móng của bộ môn Đại cương văn hóa Việt Nam.

2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong việc lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của người Việt

Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam không chỉ trang bị năng lực phản tư văn hóa, giáo dục, bồi dưỡng nhân cách con người mà còn giúp lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của con người Việt Nam.

a. Việc nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức cần thiết giúp chúng ta hiểu biết về các nền văn hóa thế giới và văn hóa dân tộc, từ đó có cái nhìn đối sánh, giúp lý giải từ giác độ văn hóa, vì sao lại có sự khác biệt trong cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách lựa chọn triết lý sống của những cộng đồng khi đứng trước những tình huống (được giả định) là giống nhau.

Ví dụ như từ sự hiểu biết sâu sắc về bản chất văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây giúp chúng ta có cái nhìn đối sánh và lý giải vì sao có sự khác nhau trong cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề cách lựa chọn triết lý sống của phương Đông và phương Tây lại có sự khác nhau.

Sự khác nhau bắt đầu từ quan niệm con người. châu Âu chịu ảnh hưởng của Cơ đốc giáo coi con người là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của Chúa, còn tự nhiên thì man rợ, con người phải sắp xếp lại. Do đó, châu Âu coi con người là trung tâm. Còn phương Đông gắn con người với tự nhiên, coi con người là một thành viên của vũ trụ. Về tự nhiên, Phương Đông sống hài hòa với thiên nhiên, kém phát triển khoa học kỹ thuật còn phương Tây thích nghi phát triển khoa học kỹ thuật, mất cân bằng môi trường. Về xã hội, phương Đông tính cộng đồng, tập thể cao, kém giải phóng cá nhân còn phương Tây cộng đồng lỏng lẻo, nhưng lạ giải phóng cá nhân. Về tư duy, phương Đông tư duy biện chứng, kém phân tích, ít khoa học ngược lại phương Tây tư duy khoa học duy lý, phân tích theo lối tư duy cơ giới. Về lối sống, phương Đông coi trọng đời sống tinh thần ít thực dụng, nghèo; còn phương Tây coi trọng kinh tế, giàu có và ít quan tâm đến đời sống tinh thần.

Như vậy từ sự hiểu biết về văn hóa qua nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam giúp chúng ta có cái nhìn đối sánh văn hóa Việt Nam với văn hóa khu vực và cả trên thế giới; qua đó cũng lý giải được vì sao có khác biệt với các nước về văn hóa, cách ứng xử với tự nhiên và xã hội, đạo đức, lối sống.

b. Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam còn là những kiến thức hết sức hữu ích cho việc hình thành nên triết lý kinh doanh, xây dựng ý thức pháp luật, định hướng tâm lý tiêu dùng, và biết tạo lập phong cách làm việc sao cho có hiểu quả cho con người Việt Nam.

Hình thành triết lý kinh doanh: Việc nghiên cứu văn hóa cung cấp những kiến thức hữu ích cho việc hình thành nên triết lý kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường do tác động của quy luật giá trị, cung- cầu, cạnh tranh… bên cạnh những mặt tích cực thì mặt trái của chế độ thị trường cũng nảy sinh và phát triển trong một bộ phận dân cư có tâm lý sùng bái hàng hóa, sùng bái tiền tệ chạy theo các giá trị vật chất, xem thường giá trị nhân văn. Do đó bên cạnh việc quản lý và điều tiêt vĩ mô bằng luật pháp và các chính sách khác của nhà nước, văn hóa đã điều tiết tinh thần cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường, làm cho nó phát triển thành một nền kinh tế thị trường văn minh bằng việc người kinh doanh vận dụng kiến thức về văn hóa mà hình thành nên triết lý kinh doanh phù hợp với giá trị nhân văn. Người kinh doanh lấy chữ tín và chữ tài làm trọng chứ không phải dựa trên sự gian dối và lừa đảo để đạt lợi nhuận cao nhất và trong thời gian ngắn nhất.

Qua việc nghiên cứu, hiểu biết về văn hóa, con người Việt Nam đã khắc phục nhiều mặt hạn chế tiến tới tạo lập phong cách làm việc hiểu quả phù hợp với thời đại. Các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc đã được kế thừa đổi mới và phát huy để làm động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội.

c. Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam, đặc biệt còn cung cấp những kiến thức giúp người học đánh giá đúng mức các cơ hội cũng như thách thức mà thời đại đang đặt ra đối với bản sắc văn hóa dân tộc.

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tài sản vô giá, là linh hồn của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm của lịch sử được viết lên bằng máu, nước mắt và mồ hôi của cả dân tộc Việt Nam.Trong bối cảnh quốc tế đầy biến động như hiện nay, dân tộc Việt Nam với tư cách một chủ thể văn hóa càng phải thể hiện rõ cốt cách, tư chất, khí phách của mình để bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trước những khó khăn, phức tạp mới trong xu thế giao lưu, hội nhập toàn cầu. Để thực hiện điều này, chúng ta cần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc… để hun đúc khí phách, cốt cách và tư chất con người Việt Nam trong thế ứng xử với xu thế giao lưu, hội nhập ngày càng sâu rộng. Đồng thời, nêu cao tính chủ động để sẵn sàng giao lưu, hội nhập, tiếp thu những giá trị văn hóa nhân loại với tư thế, tư chất và khí phách con người Việt Nam.

III. Liên hệ với đời sống văn hóa của sinh viên luật hiện nay

Văn hóa đời sống sinh viên trước hết phải được coi là một bộ phận không tách rời của văn hóa dân tộc. Vì vậy, đời sống văn hóa của sinh viên trước hết cũng phản ánh bản sắc văn hóa của dân tộc với những đặc điểm chung của văn hóa dân tộc. Đặc biệt là đời sống văn hóa sinh viên Luật vừa kế thừa văn hóa truyền thống của dân tộc ta vừa biết kết hợp văn hóa hiện đại để hình thành nên một phong cách sinh viên Luật riêng biệt có lối sống có mục đích, với tính năng động là nơi thể nghiệm những kiến thức nhận được từ thế hệ đi trước, tiếp thu được từ thế giới bên ngoài tạo ra những hệ giá trị mới, mô thức ứng xử mới, với những lựa chọn sống mới.

KẾT LUẬN

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, để xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thì việc bồi dưỡng, khai thác và phát huy mọi tiềm năng trí tuệ, tiềm năng sáng tạo văn hóa của mỗi con người Việt Nam và cả cộng đồng dân tộc có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam cung cấp kiến thức về văn hóa cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là học sinh sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước, góp phần thành công trong cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Báo cáo kết quả Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - Mẫu 5

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU HÁT THEN ĐÀN TÍNH Ở TỈNH BẮC KẠN

Hát then đàn tính mang tính chất lễ và hội, ngoài mang yếu tố tâm linh để cầu một mùa vụ bội thu còn để giải trí, giãi bày và thể hiện nỗi lòng và tình yêu đôi lứa. Người hát then trong dịp lễ tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, đời sống của nhân dân no ấm. Ngày nay hát then đàn tính được sân khấu hoá nhiều hơn, xuất hiện rộng rãi trong nhiều dịp sinh hoạt văn hoá của người dân Bắc Kạn. Tuy nhiên trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay, việc yêu thích cũng như biểu diễn các làn điệu then đã không còn được như trước. Vì thế vấn đề bảo tồn và giữ gìn những giá trị đặc sắc của hát then đàn tính là hết sức cần thiết.

I. Một số vấn đề về hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Hát then là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng và của một số vùng núi dân tộc phía Bắc. Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là “Trời”. Hát then là một loại hình tín ngưỡng dân gian có nội dung thuật lại những hành trình của con người lên thiên giới với mong muốn cầu xin những điều tốt lành.

Dịp diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… đồng bào dân tộc thường xuyên hát then, thực hiện nghi lễ cùng với đàn tính, thẻ âm dương, hát then…

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay

Đồng bào dân tộc Tày, Nùng chiếm hơn 70% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hát then là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá, tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây. Một số gia đình của người dân tộc Tày, Nùng khá giả thậm chí còn mời những nghệ nhân về hát then để cầu tài lộc, bình anh. Ở xã Yên Cư có khoảng 20% số gia đình đầu năm thường mời nghệ nhân về để hát then. Điều đó cho thấy những nghệ nhân hát then rất được trân trọng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, bản vùng cao. Đó cũng là cách tồn làn điệu hát then đàn tính một cách hiệu quả nhất hiện nay.

Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát then trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh thường xuyên sưu tầm, dàn dựng nhiều làn điệu then cổ để biểu diễn ở những vùng sâu, vùng xa, những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với mong muốn để làn điệu hát then được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của quần chúng.

Tuy nhiên có một vấn đề đáng lo ngại là các nghệ nhân hát then cao tuổi ngày càng ít dần, làn điệu then chưa hấp dẫn đến bộ phận giới trẻ, vì thế trong tương lai làn điệu hát then có nguy cơ bị mai một.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Như trên đã nói làn điệu hát then có vai trò quan trọng đến với đời sống văn hoá tinh thần của người tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Bởi các làn điệu hát then không chỉ mang tính chất giải trí, là món ăn tinh thần sau ngày những ngày làm việc căng thẳng mà còn là hình thức sinh hoạt mang tính chất tâm linh, tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa vụ ấm no cho buôn làng.

Di sản hát then đàn tình đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm vinh dự tự hào của người Tày nói riêng và của các dân tộc anh em khác ở vùng Đông Bắc nói chung. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy di sản hát then đàn tính là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

IV. Kết luận

Giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những vấn đề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn hết sức quan tâm. Đây là một việc làm khó, đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn thể nhân dân, đặc biệt của bộ phận giới trẻ, những người có vai trò quan trọng đến việc giữ gìn và quảng bá làn điệu then tính

Báo cáo kết quả Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - Mẫu 6

Khái quát về đề tài nghiên cứu: Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Hát then đàn tính là một nét đặc trưng của văn hóa dân gian ở tỉnh Bắc Kạn, nó không chỉ mang đậm tín ngưỡng mà còn là cách thể hiện những tầm nhìn, truyền thống và giá trị tinh thần của người dân nơi đây. Những buổi hát then không chỉ là cơ hội để cầu mong mùa màng bội thu mà còn là để thể hiện tình yêu thương và lòng kính trọng lẽ phải của con người.

Trong thời đại hiện đại, hát then đàn tính đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Dân số người Tày, Nùng chiếm đa số ở Bắc Kạn nhưng việc bảo tồn và phát triển làn điệu hát then vẫn còn nhiều hạn chế. Với sự thay đổi trong lối sống và giá trị văn hóa, nhiều người trẻ không còn quan tâm hoặc hiểu rõ về giá trị của hát then đàn tính.

Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu về hát then đàn tính ở Bắc Kạn là vô cùng quan trọng. Chúng ta cần xác định những vấn đề liên quan, thực trạng hiện nay, và đề xuất những giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc của làn điệu truyền thống này.

Báo cáo kết quả Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - Mẫu 7

Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...

Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mĩ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên "biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, không còn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.

Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng.

Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.

Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?

Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.

Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.

Báo cáo kết quả Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - Mẫu 8

Trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, mọi thứ đều đang thay đổi một cách nhanh chóng và giúp con người tiến xa hơn. Nhưng có một thứ mà dứt khoát chúng ta phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy, đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc.

Văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay. Ý nghĩa mà nó để lại cho mỗi một đất nước là rất lớn. Nó kết tinh những tinh hoa của thế hệ đi trước để lại, góp phần tạo nên cái bản sắc riêng, đặc trưng của một dân tộc mà chúng ta không thể đánh mất. Văn hóa là một phạm trù rộng, nên ở đây chúng ta không bàn luận sâu về bản chất của nó. Còn việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc là trách nhiệm của đất nước, của mỗi công dân.

Một quốc gia muốn xây dựng và phát triển mọi mặt, nhất là về kinh tế, chính trị - xã hội, không thể bỏ qua được việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Nó là cội nguồn tạo ra những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức để người dân soi chiếu hình thành những phẩm chất tốt đẹp và bản lĩnh trong yêu cầu mới của thời đại. Giữ gìn văn hóa truyền thống cũng giúp đất nước có sự lựa chọn những cái mới để hội nhập. Chúng ta không thể để ồ ạt các yếu tố văn hóa của thế giới tràn vào Việt Nam và hình thành được, bắt buộc phải đi qua hệ quy chiếu của truyền thống, có thực sự phù hợp, thích nghi để phát triển. Đầu tư kinh tế cũng vậy. Việt Nam khao khát làm giàu, nhưng cách làm giàu từ nước ngoài mà không tôn trọng văn hóa người Việt cũng không thể tồn tại lâu bền được.

Tuy nhiên, văn hóa truyền thống cũng có nhiều hạn chế nhất định, chẳng hạn như sự rườm rà trong cung cách, sự chồng chéo trong các mối quan hệ, chưa đủ tầm vóc đối với những vấn đề được coi là lớn… Vì vậy, muốn giữ gìn thì cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Điều đáng lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay là sự phóng khoáng thái quá của giới trẻ - tầng lớp sẽ trực tiếp giữ gìn điều này, cơ chế quản lý văn hóa truyền thống đôi khi còn lỏng lẻo,… khiến cho việc giữ gìn truyền thống văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ trong vấn đề bảo vệ đất nước cũng nảy sinh.

Nhưng chúng ta tin những gì là thuộc về bản chất con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa Việt Nam thì trong tiềm thức mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn. Các bạn trẻ ngoài việc được giáo dục, cũng phải tự ý thức về điều đó, để đất nước chúng ta sau này có phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc thì cũng giống họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.

Báo cáo kết quả Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - Mẫu 9

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dầu không thanh lịch cũng người Tràng An.

(Ca dao)

Vâng, câu ca dao ấy đã khái quát những nét thanh lịch của con người mảnh đất ngàn năm văn hiến. Có lẽ, chính những nét đẹp đó đã để lại trong lòng mỗi người con của mảnh đất này thật nhiều hoài niệm. Là nhà văn sinh ra ở đất kinh kỳ, Nguyễn Khải đã thể hiện sự tinh tế nhạy cảm của mình trước những nét văn hóa rất riêng của Hà Nội qua truyện ngắn “Một người Hà Nội” được rút từ tập “Hà Nội trong mắt tôi”. Tác phẩm không chỉ thể hiện sự nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp văn hoá của miền đất này, không chỉ là sự xót xa cho sự mai một của những giá trị văn hoá. Mà quan trọng hơn là cả tác phẩm đã để lại cho mỗi chúng ta thật nhiều suy ngẫm về việc giữ gìn bản sắc văn hoá trong cuộc sống hôm nay.

Có thể nói, “Một người Hà Nội” là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Khải. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là bà Hiền trong mối quan hệ với sự biến đối của thời cuộc. Những nét đẹp tinh túy nhất của người Tràng An dường như đã được hội tụ ở nhân vật này. Một trong những nét đặc sắc của tác phẩm là ở chỗ tác giả không đi sâu vào những sự kiện lớn, ngược lại ông dùng ngòi bút của mình vào những điều hết sức bình thường, giản dị hằng ngày của cuộc sống nhưng qua đó vẫn làm nổi bật được những nét tính cách độc đáo của nhân vật. Những nét đẹp trong suy nghĩ của bà Hiền được thể hiện trước tiên qua cái cách mà bà chọn chồng là một ông giáo tiểu học hết sức bình thường “khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc”, cái quyết định dừng sinh con ở tuổi bốn mươi, trái hoàn toàn với quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ” của xã hội ta lúc bây giờ... Là một người phụ nữ nhưng bà luôn chủ động, tự tin việc quản lý gia đình bởi bà ý thức rất rõ vai trò quan trọng của một người vợ, người mẹ: “người đàn bà mà không là nội tướng thì cái gia đình ấy chả ra sao”. Không những thế, là một người mẹ, bà uốn nắn con từ cái nhỏ nhất như ngồi ăn, chuyện cầm bát, cầm đũa, múc canh... Rồi khi hai đứa con trai lần lượt xin ra chiến trường, người mẹ ấy “cũng đau đớn mà bằng lòng” vì không muốn con sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Ở bà người ta vẫn thấy sáng lên một niềm tin mãnh liệt vào vẻ đẹp trường tồn vĩnh cửu của Hà Nội: “Mỗi thế hệ đều có một thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi”. Có thể nói cái cốt cách của Hà Nội còn được thể hiện rất rõ trong cách ứng xử nhân vật này. Đó là sự linh hoạt đầy bản lĩnh trước những đổi thay của cuộc sống, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn dám sống là mình, thẳng thắn, chân thành, giàu lòng tự trọng nhưng cũng hết sức khéo léo, thông minh. Con người ấy vẫn luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sống của người Hà Nội lộ cái quý phái, sang trọng, lịch lãm của người Hà Thành từ cách ăn mặc bài trí nhà cửa, từ cái cảm nhận hết sức tinh tế “trời rét, mưa rây lả lướt dù đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt” đến cái cách lau chùi bát hoa thuỳ rong ngày giáp Tết một cách hết sức tỉ mỉ... đã cho thấy nét đẹp văn hoá trường tồn vĩnh cửu ở một người Hà Nội hết sức bình dị nơi mảnh đất văn hiến này. Trong nhân vật bà Hiền vừa có một Hà Nội trí tuệ, hiện đại, thức thời lại vừa tồn tại một Hà Nội đài các kiêu sa, cổ kính, với chiều sâu văn hoá. Dù đã có tuổi, bà Hiền vẫn là “hạt bụi vàng của Hà Nội”.

Thế nhưng câu chuyện của Nguyễn Khải đâu chỉ dành cho con người của Hà Nội mà còn hướng đến tất cả những người Việt Nam nói chung để gửi đến thông điệp về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Văn hoá có thể một cách đơn giản là tất cả những giá trị, những nét đẹp về vật chất và tinh thần của xã hội, chừng nào con người còn tổn tại thi văn hoá cũng sẽ vẫn còn. Dù ở bất kỳ thời đại nào thì văn hoá cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bản sắc văn hoá là những đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, góp phần không vào việc hình thành nên một quốc gia độc lập. Và có lẽ cũng không phải vô cớ mà Nguyễn Trãi khi xưa đã nhắc đến truyền thống văn hoá của dân tộc ngay sau khi tư tưởng nhân nghĩa ở phần mở đầu của “áng thiên cổ hùng văn” - Đại cáo bình Ngô:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”

Mỗi dân tộc cần phải có một nền văn hóa riêng cũng giống như mỗi cá nhân trong cuộc đời phải có cá tính riêng để làm nên cái “tôi” của chính mình phân biệt mình với người khác. Một đất nước làm sao có thể tồn tại bền vững khi mà nhắc đến nó, người ta chăng có cớ gì để nhớ, chẳng có gì để nói. Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên truyền thông của một dân tộc. Những giá trị văn hoá phi vật thể cũng phần nào phản ánh tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tâm hồn con người. Văn hoá Việt giản dị nhưng có chiều sâu và có bản sắc riêng. Con người Việt Nam bình dị, hết sức tinh tế nhưng cũng vô cùng anh dũng, kiên cường. Chính truyền thống văn hoá tạo nên cội nguồn, gốc rễ cho dân tộc, từ đó hình thành nên ở con người Việt Nam lòng tự hào, tự tôn dân tộc, một niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Tôi chợt nghĩ đến hình ảnh cây si ở đền Ngọc Sơn mà Nguyễn Khải đã từng nhắc đến trong “Một người Hà Nội”. Gió bão có thể thế làm nghiêng cả tán, bật cả rễ nhưng qua bao phong ba bão táp, bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nó lại hồi sinh, trổ lộc non. Văn hoá góp phần làm nên cái “vàng son” cho quá khứ, còn quá khứ góp phần hun đúc nên những phẩm chất tốt đẹp của con người bởi văn hoá thường hướng con người ta đến những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống, hướng con người ta đến cái chân, thiện, mỹ, làm cho con người sống tốt hơn. Bên cạnh đó, những công trình kiến trúc, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử... không chỉ cho thấy những nét văn hóa rất riêng của đất nước Việt Nam mà còn đóng góp không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè thế giới. Chưa kể đến doanh thu không nhỏ cho ngành dịch vụ từ du lịch nội địa và quốc tế từ việc quảng bá hình ảnh đó, vị thế của Việt Nam chắc chắn sẽ được cải thiện, được nâng cao trên trường quốc tế, rất nhiều cơ hội mở ra cho việc giao lưu cả về mặt kinh tế, chính trị phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Vì thế nếu chúng ta không có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình thì tự chúng ta sẽ làm mất đi vị thế riêng của mình, sẽ bị hoà tan trong những nền văn hoá khác trên thế giới. Có những thứ khi đã mất đi ta vẫn có thể lấy lại được nhưng có những điều nêu không níu giữ thì nó sẽ tuột khỏi tay ta mãi mãi.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, có rất nhiều thuận lợi khi chúng ta mở cửa, giao lưu với các nước trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội để quảng bá cho văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế nhưng nếu như chúng ta không có ý thức giữ bản sắc văn hoá dân tộc thì sẽ làm mất dần đi những giá trị văn hoá độc đáo. Làm sao để hoà nhập mà không hoà tan là một vấn để không đơn giản không phải là không thể làm được nếu như mỗi người chúng ta đều có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình, đặc biệt là thế hệ trẻ nay. Mỗi người hãy tự trau dồi cho mình vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc làm sao để bạn bè quốc tế hiểu và yêu thích văn hóa của đất nước chúng ta cũng là một cách để giữ gìn bản sắc văn hoá bởi ai đó đã từng nói rằng: “cho đi cũng là cái còn lại mãi mãi”. Việc giữ gìn truyền thống văn hoá phải bắt đầu từ việc giữ gìn truyền thống của mỗi gia đình, mỗi địa phương, vùng miền cụ thể. Và mỗi nét đặc sắc trong văn hoá của hơn năm mươi dân tộc sẽ làm nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc. Mỗi người dân phải tự có ý thức bảo vệ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng miền mình, của đất nước mình. Nhà nước cần có những biện pháp thích đáng đối với những hành vi gây tác động xấu đến văn hoá, song song với những chính sách hợp lý để trùng tu, bảo tồn những di tích, danh lam và giữ gìn những giá trị văn hoá phi vật thể. Có thể nói, việc giữ gìn những giá trị văn hoá không phải là trách nhiệm của riêng ai mà cần có sự tham gia của tất cả mọi người, không phải bằng khẩu hiệu, bằng lời nói mà những việc làm hết sức cụ thể.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giữ gìn được những giá trị văn hóa của mình bởi lẽ cuộc sống cũng có những biến cố (chiến tranh, thiên tai...) có thể làm cho những công trình văn hoá bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang hằng ngày cố gắng tìm mọi cách để có thể giữ gìn được phố cổ Hà Nội, chùa Một Cột... Việt Nam vinh dự được UNESCO công nhận một số công trình văn hoá vật thể và phi vật thể là di sản văn hoá thế giới chứng tỏ sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của chúng ta trong việc phát huy những giá trị văn hoá dân tộc. Cuộc sống hiện đại hối hả hơn, con người ta bận rộn hơn, điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng hơn bao giờ hết nhưng sâu thẳm trong mỗi chúng ta là một tâm hồn Việt, một cốt cách Việt. Tuy nhiên, giữ gìn bản sắc văn hoá không có nghĩa là không có sự giao lưu, học hỏi. Mỗi nền văn hóa đều có những thế mạnh riêng của nó. Tiếp thu một cách hợp lí có chọn lọc sẽ là điều kiện để làm giàu có thêm vốn văn hoá của dân tộc. Ngoài ra, cũng chính từ sự giao lưu ấy mà ta có thế biết được điểm mạnh điểm yếu trong nền văn hoá của mình, từ đó có thể phát huy những điểm mạnh đồng thời học hỏi những kinh nghiệm để có thể khắc phục những chỗ còn khiếm khuyết.

Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá không chỉ có ý nghĩa với cộng đồng dân nhân loại mà còn rất ý nghĩa đối với mỗi con người vì những giá trị văn hóa được thể hiện trong nếp sống, nếp nghĩ hằng ngày của mỗi con người.

Mẫu 6

Báo cáo kết quả Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - Mẫu 10

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.

Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....

Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi - tác giả của áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo" sớm khẳng định trong giai đoạn lịch sử trung đại. Trong tác phẩm của mình, để nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra năm yếu tố, trong đó có hai yếu tố về nền văn hiến và phong tục tập quán, thể hiện rõ sự ý thức sâu sắc về vai trò của bản sắc văn hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.

Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.

Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.

Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Báo cáo kết quả Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước - Mẫu 11

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.

Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.

Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt… Đây là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. Ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều. Trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về “chát”, về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kỹ, lạc hậu… Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lai hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.

Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế.

Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu.

Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì? Và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết.

Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc - những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt.

Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu “hoà nhập nhưng không hoà tan” trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Để tìm hiểu về mức độ quan tâm của các bạn học sinh khối 10 trường Đ.K. với điệu hò Nam Bộ, các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học nào?

 

Xem đáp án » 18/07/2024 1.4 K

Câu 2:

Bài viết trên có đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài báo cáo kết quả nghiên cứu?


Xem đáp án » 16/07/2024 340

Câu 3:

Ở phần kết luận, các tác giả đã đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo phát triển từ báo cáo khoa học này. Hướng nghiên cứu ấy là gì ?


Xem đáp án » 20/07/2024 225

Câu 4:

Xác định những câu hỏi cho thấy vấn đề nghiên cứu.


Xem đáp án » 23/07/2024 214

Câu 5:

Nhan đề và phần Tóm Tắt của bài báo cáo có đặc điểm gì ?


Xem đáp án » 18/07/2024 206

Câu 6:

Trong bài viết, tác giả đã sử dụng những phương tiện hỗ trợ nào để trình bày kết quả nghiên cứu? Từ đó bạn rút ra bài học gì khi dùng các phương tiện hỗ trợ trong bài báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học ?


Xem đáp án » 21/07/2024 198