Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mỹ đạt được kết quả nào dưới đây?
A. Chi phối được một số nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ
B. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực
C. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự
D. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc
Đáp án A
- Một là, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
- Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình dân chủ trên thế giới.
- Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
=> Xét các phương án trên ta thấy, trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mỹ đạt được kết quả là chi phối được một số nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.
Mở rộng Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
1. Các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh
- Xu thế phát triển lấy kinh tế là trọng tâm: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, đồng thời nâng cao đời sống người dân.
- Xu thế toàn cầu hoá:
+ Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học-công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá.
+ Toàn cầu hoá là quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc và khu vực trên phạm vi toàn cầu.
Hình ảnh minh họa về xu thế toàn cầu hóa
- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế:
+ Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trong quan hệ quốc tế.
+ Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế.
2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế
a) Khái niệm đa cực
- Đa cực là một thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau, trong đó không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.
- Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế, phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
Xu thế đa cực (minh họa)
b) Xu thế đa cực
- Sau Chiến tranh lạnh, xu thế đa cực trở thành một trong những xu thế phát triển chính của thế giới.
- Biểu hiện của xu thế đa cực:
+ Sự gia tăng sức mạnh, tấm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại… của các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU)...
+ Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
+ Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.
- Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị khác cũng đang vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vai trò của mình trong quan hệ quốc tế.
Trung Quốc và Mỹ là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới (minh họa)
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Giải SGK Lịch sử 12 Bài 3 (Kết nối tri thức): Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Tư tưởng cốt lõi thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào?
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời là kết quả của:
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại trở về châu Á dựa trên cơ sở nào?
Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị tháng 5-1941 có gì khác so với Hội nghị tháng 11-1939?
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã dẫn tới sự xuất hiện của những giai cấp nào dưới đây?
Điểm nổi bật của nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là sự kết hợp:
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, quốc gia nào ở châu Âu trở thành tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ?
Trong lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị nào dưới đây?
Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là do
Nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
Hội nghị nào sau đây của Đảng Cộng sản Đông Dương không trực tiếp xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là chống chủ nghĩa phát xít?