Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch sau: ethanol, glycerol, acetaldehyde và acetic acid.
Trích mẫu thử.
Cho lần lượt từng mẩu quỳ tím vào từng mẫu thử:
- Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → mẫu thử là acetic acid.
- Quỳ tím không đổi màu → mẫu thử là ethanol, glycerol, acetaldehyde (nhóm I).
Phân biệt nhóm I, dùng Cu(OH)2/OH-.
- Ở điều kiện thường:
+ Cu(OH)2 tan, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh đặc trưng → mẫu thử là glycerol.
+ Không có hiện tượng: ethanol, acetaldehyde (nhóm II).
- Tiếp tục đun nóng các ống nghiệm chứa thuốc thử Cu(OH)2/OH- và mẫu thử nhóm (II).
+ Xuất hiện kết tủa đỏ gạch → mẫu thử là acetaldehyde.
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH3COONa + Cu2O (đỏ gạch) + 3H2O.
+ Không hiện tượng → mẫu thử là ethanol.
Căn cứ các dữ liệu về nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy, hãy chỉ ra các carboxylic acid nào ở thể lỏng, rắn ở điều kiện thường.
Nhúng đầu đũa thuỷ tinh vào dung dịch acetic acid 5%, sau đó chấm vào giấy quỳ tím. Quan sát và nhận xét sự thay đổi màu của giấy quỳ tím.
Hợp chất X có công thức cấu tạo: (CH3)2CHCH2COOH. Tên của X là
A. 2 – methylpropanoic acid.
B. 2 – methylbutanoic acid.
C. 3 – methylbutanoic acid.
D. 3 – methylbutan – 1 – oic acid.
Cho các chất có công thức sau: HCOOH (A), C2H6 (B), CH3CH = O (C), C2H5OH (D), CH3COOH (E). Hãy sắp xếp các chất trên theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của chúng và giải thích.
Trình bày cách phân biệt các dung dịch sau: acetic acid, acrylic acid, acetaldehyde.
Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Propan – 1 – ol.
B. Acetaldehyde.
C. Formic acid.
D. Acetic acid.
Từ đặc điểm cấu tạo của nhóm carboxyl, hãy dự đoán tính chất đặc trưng của các hợp chất carboxylic acid.
Hợp chất X được dùng nhiều để tổng hợp polymer. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy X có %C = 50%, %H = 5,56% (về khối lượng), còn lại là O. Trên phổ đồ MS của X thấy xuất hiện peak của ion phân tử [M+] có giá trị m/z = 72. Trên phổ IR của X thấy xuất hiện một peak rộng từ 2 500 – 3 200 cm-1, một peak ở 1 707 cm-1. Lập luận và dự đoán công thức cấu tạo của X.
Viết công thức cấu tạo, gọi tên thay thế của các carboxylic acid có cùng công thức C5H10O2.
Hãy viết công thức cấu tạo của acetic acid. Cho biết một số tính chất hoá học và ứng dụng của acetic acid mà em biết.
Đun nóng 12 gam acetic acid với 13,8 gam ethanol (có dung dịch H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11 gam ester. Tính hiệu suất của phản ứng ester hoá.
Trong thí nghiệm điều chế ethyl acetate, vì sao không đun sôi hỗn hợp phản ứng? Vai trò của dung dịch sodium chloride bão hoà là gì?
Chuẩn bị: Cồn 96°, acetic acid nguyên chất, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch NaCl bão hoà, ống nghiệm.
Tiến hành: Cho 1 mL cồn 96° vào trong ống nghiệm. Cho tiếp vào trong ống nghiệm 1 mL acetic acid nguyên chất. Thêm vào ống nghiệm 1 – 2 giọt dung dịch sulfuric acid đậm đặc và lắc đều, dùng bông sạch nút miệng ống nghiệm. Sau đó, đun cách thuỷ trong cốc thuỷ tinh ở nhiệt độ 65 – 70 °C trong khoảng thời gian 5 – 7 phút. Làm lạnh ống nghiệm rồi cho thêm vào 2 mL dung dịch sodium chloride bão hoà. Để yên ống nghiệm.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích.
Chú ý an toàn: Cẩn thận khi làm việc với dung dịch H2SO4 đặc.