Đề bài: Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái.
Top 10 bài Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái 2024 SIÊU HAY
Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái - Mẫu 1
Phong trào "Nụ cười hồng" là hoạt động được tổ chức hàng năm. Dưới sự quyên góp của các bạn học sinh trong trường, những đội viên, thiếu niên nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ trong học tập. Hoạt động này giúp các bạn có thêm động lực để cố gắng sinh hoạt và rèn luyện tốt. Những học sinh khác cũng sẽ có cho mình tấm lòng nhân ái, tinh thần tương thân tương ái, biết giúp đỡ bạn bè.
Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái - Mẫu 2
Phong trào "Nuôi heo đất" là một hoạt động cực kì ý nghĩa. Mỗi lớp đều được nhà trường phát một chú heo để nuôi. Chúng em thường tiết kiệm tiền quà bánh, ăn sáng của mình để bỏ vào heo. Cuối năm, nhà trường sẽ lấy số tiền mà các lớp tiết kiệm được trao lại cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm này giúp các bạn có thể tiếp tục được đi học, có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Mỗi tuần, em vẫn thường tiết kiệm khoảng mười nghìn đồng để nuôi heo, giúp đỡ các bạn.
Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống Tương thân tương ái - Mẫu 3
Chương trình "Áo ấm đến trường" thường được trường em tổ chức vào mỗi giúp đầu đông. Những tấm áo khoác ấm áp sẽ được trao tặng cho các bạn học sinh nghèo. Từ đó, các bạn có thể an tâm đến trường, không còn sợ cái lạnh mùa đông nữa. Em rất thích chương trình ý nghĩa này. Em mong rằng năm nào nhà trường cũng tổ chức hoạt động này để các bạn có được tấm áo mới mỗi mùa gió đông về.
Phong trào kế hoạch nhỏ được thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Phong trào đã tập hợp các bạn thiếu nhi cùng tham gia làm kế hoạch nhỏ lấy tiền góp chung xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong đặt tại Hải Phòng. Ngày 2 tháng 12 năm 1958, Bác Tôn Đức Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng kiến đó và cho phép mở rộng phong trào kế hoạch nhỏ trong thiếu nhi. Phong trào nhanh chóng thu hút các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu. Phong trào được phát triển rộng khắp trong hoạt động Đội với nhiều hình thức phong phú như: “Trồng một cây, nuôi một con”, thu nhặt giấy vụn, ...
Ý nghĩa của phong trào: Phong trào vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện của thiếu nhi.
Hằng năm, trường em vẫn phát động phong trào "Kế hoạch nhỏ". Chúng em sẽ thu gom giấy báo, vỏ lon cũ để đem đi bán, dùng số tiền kiếm được để tặng lại các bạn đang gặp phải khó khăn trong cuộc sống. Hành động này giúp em có thói quen tiết kiệm và có ý thức hơn về lao động. Ngoài ra, em cũng giúp đỡ được rất nhiều người. Đây là hoạt động cực kì ý nghĩa mà em yêu thích.
Để giúp đỡ các bạn học khó khăn có đầy đủ điều kiện học tập, nhà trường đã phát động phong trào "Giúp bạn đến trường". Phong trào này giúp các bạn yên tâm học tập, cố gắng rèn luyện, lao động cùng mọi người. Ngoài ra, nó còn giúp chúng em thực hiện được truyền thống "Lá lành đùm lá rách", "Tương thân tương ái" của dân tộc ta.
Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,... đã làm.