Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật - mẫu 1
Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, chi tiết người dân vùng U Minh “thuần hóa” ong rừng là một chi tiết thú vị. Trong khi các nơi khác nuôi ong bằng những chiếc tổ nhân tạo bằng những vật liệu khác nhau như tổ bằng đồng hình chiếc vại, tổ bằng đất nung, tổ bằng sành… thì người dân vùng U Minh nuôi ong kiểu tổ hình nhánh kèo. Vì biết tập tính của loài ong rừng, họ biết rằng không phải ngẫu nhiên mà ong đóng trên một cành cây nào đó nên họ đã định sẵn cho chúng một nơi để đóng tổ. Qúa trình dựng tổ cho ong cũng rất tỉ mỉ vì chúng không đóng chỗ rợp, ong chúa thì kị, không bao giờ đóng tổ ở những nơi còn mùi sắt của con dao chặt kèo. Sự độc đáo, mới lạ trong cách nuôi ong rừng đã khiến nơi đây trở nên khác biệt, không nơi nào xứ nào giống như vậy.
Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật - mẫu 2
Trong đoạn trích Đi lấy mật thì những hình ảnh, những khám phá của cậu bé An khi theo tía nuôi và Cò vào trong rừng để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Hiện lên trên những cuộc trò chuyện, những bài học kinh nghiệm mà An rút ra được chính là khung cảnh bình yên của ba người sau khoảng thời gian mệt mỏi. Họ cùng nhau ngồi ăn, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên dưới một gốc cây tràm. Bức tranh thiên nhiên với cả nhạc và họa như tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của rừng già. Nơi đây có những bóng cây nghiêng nghiêng, có những con gầm gì, những chú vẹt,…. Khung cảnh người và thiên nhiên thật hòa hợp, yên bình.
Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật - mẫu 3
Đoạn trích Đi lấy mật kể về câu chuyện 3 cha con Cò An đi vào rừng lấy mật, qua đó tác giả bật mí cho chúng ta về cách làm tổ cho loài ong mật. Trong đoạn trích em ấn tượng nhất với “sân chim” trong khu rừng U Minh. Giữa rừng U Minh rậm rạp, những tia nắng len lỏi vào các tán lá để soi xuống mặt đất còn hơi sương; ánh nắng xen lẫn hương tràm ngây ngất phang phảng khắp rừng khiến con người cảm thấy dễ chịu. Trong không gian đó, một đàn chim hàng ngàn con cất cánh như vỡ trận, không gian im ắng bỗng ồn ào và náo nhiệt như nhà có hội với đủ sắc màu: chim già màu nâu, chim manh manh mỏ đỏ, chim nhỏ bay vù vù… Tất cả làm nên một không gian U Minh tuyệt vời khiến ai đọc cũng khao khát một lần được ghé thăm.
Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật - mẫu 4
Trong đoạn trích Đi lấy mật em ấn tượng nhất với chi tiết khi đi vào rừng. Tía nuôi An chỉ nghe tiếng thở của An mà ông biết là An đang mệt và bảo mọi người dừng lại nghỉ. Qua đó thể hiện được sự tinh tế của tía nuôi An cũng như sự yêu thương của tía đối với các con. Khi đi vào rừng tía luôn là người đi trước dẫn đường. Điều đó thể hiện được sự quan tâm, yêu thương của tía nuôi An đối với An.
Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật - mẫu 5
Trong đoạn trích “Đi lấy mật” có rất nhiều chi tiết thú vị, nhưng em thích nhất là đoạn tác giả miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên của rừng tràm khi “ban mai dần dần biến đi”. Theo lời kể của An, khi mấy cha con ăn cơm xong thì bóng nắng mới bắt đầu lên, gió cũng bắt đầu thổi rao rao cùng với vô vàn ánh sáng vàng gieo xuống mặt đất. Đó quả thật là một khoảnh khắc đáng quý đầu tiên khi một ngày mới bắt đầu. Ở nơi rừng tràm hoang sơ ấy, tiếng chim hót líu lo trên rặng cây, nắng làm bốc hương hoa tràm lên ngây ngất, gió đưa mùi hương lan ra khắp rừng. Chao ôi! Thử hình dung về một vẻ đẹp tinh khôi đến thế, lòng người mới cảm thấy nhẹ bâng, như được gột rửa hết bao muộn phiền. Đặc biệt hơn cả, chúng ta không thể không kể đến hình ảnh của mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, chúng luôn luôn biến đổi màu sắc không ngừng mỗi khi có biến động nào đó và hàng nghìn con chim đủ các loại đang vỏt cánh bay lên. Chi tiết mô tả vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng thực sự đã để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc.
Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật - mẫu 6
Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, chi tiết người dân vùng U Minh “thuần hóa” ong rừng là một chi tiết thú vị. Trong khi các nơi khác nuôi ong bằng những chiếc tổ nhân tạo bằng những vật liệu khác nhau như tổ bằng đồng hình chiếc vại, tổ bằng đất nung, tổ bằng sành… thì người dân vùng U Minh nuôi ong kiểu tổ hình nhánh kèo. Vì biết tập tính của loài ong rừng, họ biết rằng không phải ngẫu nhiên mà ong đóng trên một cành cây nào đó nên họ đã định sẵn cho chúng một nơi để đóng tổ. Qúa trình dựng tổ cho ong cũng rất tỉ mỉ vì chúng không đóng chỗ rợp, ong chúa thì kị, không bao giờ đóng tổ ở những nơi còn mùi sắt của con dao chặt kèo. Sự độc đáo, mới lạ trong cách nuôi ong rừng đã khiến nơi đây trở nên khác biệt, không nơi nào xứ nào giống như vậy.
Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật - mẫu 7
Trong đoạn trích Đi lấy mật, em để ý nhiều nhất đến chi tiết mấy con kì nhông đổi màu để ngụy trang. Cái nhìn, cảm nhận về khu rừng không chỉ là cái nhìn của nhân vật An mà còn là cái nhìn của tác giả. Chính cái nhìn đó đã cho ta thấy được vẻ đẹp của khu rừng: có hương thơm cây trái, có cả sự đa dạng của các loài động vật. Người đọc đồng thời bàng hoàng về vẻ đẹp thiên nhiên, đồng thời bàng hoàng về sự cảm nhận tỉ mỉ, tinh tế của người viết. Đoạn trích Đi lấy mật quả thực đã giúp em thấy được những vị mật khác của khu rừng phương Nam.
Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật - mẫu 8
Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với chi tiết nói về cách người dân vùng U Minh “thuần hóa ong rừng”. Trước hết, nhà văn đã liệt kê hàng loạt cách “thuần hóa” ong của những vùng đất khác nhau: người Mã Lai nuôi ong trong những chiếc tổ bằng đồng hình chiếc vại, người Mễ Tây Cơ làm tổ nuôi ong bằng đất nung, người Ai Cập nuôi ong trong những tổ bằng sành… Từ đó, tác giả đã kể lại cách nuôi ong rừng của người dân vùng U Minh - nuôi ong kiểu tổ hình nhánh kèo. Không phải ngẫu nhiên mà mà loài ong đóng trên một cành cây nào đó. Những kèo ong do con người tạo ra, để định sẵn một nơi cho bầy ong về đóng tổ. Cũng chính sự độc đáo, mới lạ trong cách nuôi ong rừng đã khiến tôi thêm tò mò về vùng đất U Minh.
Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật - mẫu 9
Khi đọc đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với cuộc trò chuyện giữa người má nuôi và An. Má nuôi đã giảng cho An nghe về cách gởi mật. Người thạo nghề phải quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật, rồi mới gác kèo. Cách gác kèo cũng thật khó, và kì công. Lời giải thích rất cụ thể, chi tiết giúp cho An hiểu được công việc lấy mật không hề đơn giản, mà đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm, có kiến thức mới làm được. Từ đó, người đọc cũng hiểu hơn về công việc của người dân ở vùng đất U Minh.
Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy.
Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?
Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác…)? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An.
So sánh sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh.
Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn…). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?
Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?