Câu hỏi:

08/10/2024 353

Đề bài: Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Top 10 bài Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật 2024 SIÊU HAY

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 1

Tê giác Java, còn được gọi là tê giác Sunda, là một loài tê giác đặc biệt có sừng đôi trên mũi. Điều này làm cho chúng trở nên độc đáo và khác biệt so với nhiều loài tê giác khác chỉ có một sừng duy nhất. Sừng đôi của tê giác Java không chỉ là một đặc điểm nổi bật về ngoại hình, mà còn có ý nghĩa về sự tiến hóa và sinh thái học. Tê giác Java có thể sử dụng sừng đôi của mình để cọ sát và gợi ra tiếng ồn để báo hiệu về mối nguy hiểm hoặc để tìm kiếm bạn đồng loại.

undefined (ảnh 1)

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 2

Theo mình biết, một con mèo cọ cọ vào cơ thể người không chỉ để bày tỏ tình cảm mà còn để đánh dấu lãnh thổ bằng các tuyến phát xạ mùi hương quanh mặt của nó. Khu vực đuôi và các chân cũng mang mùi hương của mèo. Theo các nhà khoa học, mèo ngủ trung bình khoảng 2/3 số thời gian trong một ngày. Ngoài ra, một nguyên nhân khiến mèo con ngủ quá nhiều là do một hoóc môn tăng trưởng chỉ được giải phóng trong giấc ngủ.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 3

Trong thế giới động vật, có một loài bướm tên là Greta oto. Loài bướm này nổi tiếng với cánh trong suốt độc đáo của nó, khiến cho chúng có khả năng thay đổi từ màu trong suốt thành màu sắc rực rỡ khi chúng mở cánh ra. Điều này giống như một phép màu tự nhiên, và chúng thực sự là một trong những loài bướm đẹp và thú vị trong thế giới tự nhiên.

undefined (ảnh 2)

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 4

Có một loài ếch tên là ếch có răng. Khác với ếch thông thường, chúng có răng nhỏ ở hàm trên và dưới. Những răng nhỏ này giúp chúng bắt được côn trùng và thậm chí là cá. Điều này thật là đặc biệt vì hầu hết các loài ếch không có răng.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 5

Trong thế giới động vật. Lửng là một loài động vật đặc biệt. Nó có lông màu sáng trên lưng và sẫm màu ở bụng, trái ngược với các con vật khác. Điều đó khiến nó không thể ngụy trang hay lẩn trốn. Loài vật này có thể kháng độc từ rắn, lại rất lì lợm và nghịch ngợm, có thể chọc phá cả sư tử.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 6

 

Trong thế giới động vật, có một loài bọ cánh cứng tên là Gyrinidae. Chúng còn được gọi là “bọ cánh cứng đua nước” vì chúng thường sống ở nước và có khả năng di chuyển trên mặt nước một cách nhanh chóng. Tiếng kêu “cọp-cọp” mà chúng tạo ra là một cách giao tiếp trong quá trình tìm kiếm bạn đồng loại và trong việc thu hút bạn bọ cánh cứng khác để hình thành đàn.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 7

Trong thế giới động vật, có một loài lạc đà có tên khoa học là Camelus dromedarius. Chúng còn được gọi là lạc đà một bướu. Điều thú vị về loài lạc đà một bướu này chúng có thể uống máu của mình để duy trì sự sống khi không có nước uống. Điều này thể hiện khả năng sống còn và thích nghi của chúng trong môi trường khắc nghiệt.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 8

Bụng của kiến có hai dạ dày: một dạ dày chứa thức ăn cho bản thân và dạ dày thứ hai là kho chứa thực phẩm chia sẻ với những con kiến ​​khác. Theo các nhà khoa học, tuổi thị trung bình của của một con kiến ​​là 45 – 60 ngày.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 9

Mắt của loài bạch tuộc không có điểm mù. Tính trung bình, não của một con bạch tuộc có 300 triệu tế bào thần kinh. Khi bị căng thẳng cực điểm, một số con bạch tuộc thậm chí ăn cả những chiếc vòi của nó.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 10

Các dấu vân tay của gấu túi (koala) hầu như không mấy khác biệt với dấu vân tay của con người. Điều đó khiến chúng có thể gây nhầm lẫn tại một hiện trường vụ án.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 11

Kền kền đi tiểu lên chính chân và bàn chân của chúng để giải nhiệt vào những ngày nắng nóng, một quá trình có tên khoa học là urohydrosis. Nước tiểu của chúng cũng giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, thứ chúng dẫm phải khi đi qua xác động vật hoặc đậu trên động vật chết.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 12

Phần lớn cá mập Greenland bị mù do nhiễm một loại ký sinh trùng đặc biệt. Chúng sẽ ăn mắt con cá và thay thế vị trí đó. Nhưng người ta cho rằng điều này thực sự có ích, vì thị lực của lũ cá dù sao cũng kém, và ký sinh trùng phát sáng như mồi nhử, trong khi lũ cá mập này khá chậm và đây rõ ràng là một cách tốt để săn mồi.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 13

Dạ dày của một con cá sấu là một nơi cứng như đá vì một trong những lý do sau. Trước hết là vì hệ thống tiêu hoá của cá sấu có thể chứa mọi thứ từ rùa, chim đến hươu, bò, sư tử và thậm chí cả những con cá sấu (khi cá sấu có chiến tranh nội bộ). Ngoài ra, bụng cá sấu có thể đựng đá khi những con cá sấu này thích bơi lặn dưới nước.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 14

Với chiếc cổ cao trung bình khoảng 5,5 m những chú hươu cao cổ có thể nhìn tới một khoảng cách khá xa mà không phải con vật nào cũng có thể nhìn được. Nhưng cổ cao cũng là một bất lợi cho chúng. Vì với chiếc cổ cao, hệ thống mạch máu của những chú hươu cao cổ phải hoạt động mạnh hơn 2 lần so với những loài khác thì mới đảm bảo đưa máu lưu thông lên đến đỉnh.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 15

Với cặp mắt kém phát triển và cuộc sống dưới lòng đất, chuột chũi thường được coi là động vật bị mù. Tuy nhiên, sự thật lại không phải vậy. Chuột chũi dùng mắt để phán đoán sự thay đổi của không khí hiện thời. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng chuột chũi có một yếu điểm không thích nhìn, có thể chúng sợ những động vật ăn thịt khác, chính vì vậy chúng thường tránh ánh nắng và thường đào đất trốn chui lủi.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 16

Mặc dù không hiểu gì, chúng ta vẫn thường thấy loài chó vẫy đuôi và chăm chú “ngắm tivi”. Thực chất nhiều loài chó rất thích xem tivi, thậm chí là có thể xem cả ngày, tuy nhiên cách chúng xem rất đặc biệt và hoàn toàn khác với con người chúng ta. Mặc dù khả năng nhận biết màu khá hạn chế nhưng chó bị thu hút vì tivi liên tục xuất hiện các hình ảnh khác nhau. Thay vì xem tivi để biết tin tức, xem phim và có cảm xúc như con người thì thực ra chó chỉ thích ngắm hình ảnh chuyển động liên tục trên màn hình mà thôi.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 17

Những chú voi có bộ não lớn nhất, khoảng 11 pound (khoảng gần 4kg). Voi thường hay quên một cách ngớ ngẩn nhưng độ thông minh của chúng lại được so sánh với con người và loài tinh tinh. Thông thường, chỉ số não bộ trung bình của voi là 1,88 (con người là từ 7,33 – 7,69, và loài tinh tinh trung bình 2,45 – 0,27). Các nhà nghiên cứu nhận định, trí thông minh và trí nhớ của voi dù đi cùng nhau, nhưng trí nhớ của voi thường vẫn mắc “sai lầm” trong khi trí thông minh của chúng thực sự khá tốt.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 18

“Lời nói” của vẹt thường mang tính chất bắt chước con người. Không giống như loài chim khác, nếu được dạy nói thì vẹt thường nói nhiều hơn kêu. Những từ vẹt có thể nói là những từ ngắn gọn, dễ hiểu và được dạy một cách rõ ràng. Trong một cuộc họp nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu còn gợi ý dung phương pháp học nói của vẹt để áp dụng phát triển kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nói cho những chú robot.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 19

Cấu tạo mắt khiến tầm nhìn của loài lợn trở nên hạn hẹp và sự thật đáng buồn là chúng không thể nhìn thấy bầu trời. Nguyên nhân phần lớn dẫn đến điều này là do cấu trúc mắt của lợn khá đặc biệt và một phần do thể chất ì ạch nên lớn không thể làm được việc đó, cách duy nhất để chúng có thể “nhìn ngắm” được bầu trời chính là nhìn vào vũng nước. Mặc dù thường bị gắn mác “ngu như lợn” nhưng thực chất lợn là một trong những loài ăn tạp thông minh nhất thế giới. Chúng có năng lực nhận thức cực kì thông minh tương tự như các loài cá heo, tinh tinh và voi. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng các loài lợn nuôi ở nhà có thể tìm thức ăn qua gương. Ngoài ra, lợn còn có trí nhớ khá tốt và có thể tìm được lối thoát khi bị bỏ vào một mê cung.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 20

Gấu Koala là loài động vật đặc biệt chỉ sống tại châu Úc, có vẻ ngoài đáng yêu, là 1 trong những biểu tượng của nước này, bên cạnh chim kiwi và chuột túi kangaroo. Một vài năm trở lại đây, loài động vật này đã gây bất ngờ lớn cho giới khoa học khi họ phát hiện ra rằng, chúng sở hữu dấu vân tay gần giống với con người nhất và phát triển độc Dấu vân tay này giống đến mức kính hiển vi điện tử quét SEM cũng khó có thể phân biệt được. Nghiên cứu về vấn đề này, giới chuyên gia cho rằng, đặc điểm trên đầu ngón tay của gấu Koala phát triển chủ yếu trong giai đoạn tiến hóa gần đây, bởi họ hàng gần của loài này như chuột túi và chuột kangaroo không có dấu vân tay. Trong nhiều thập kỉ qua, các nhà giải phẫu học đã tranh cãi quyết liệt về mục đích của việc ngón tay có dấu vân tay.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 21

Loài cáo luôn thích sống và làm việc một mình. Hầu hết loài cáo thường đơn độc khi kiếm ăn và kể cả khi đi ngủ, trừ khi trong giai đoạn nuôi con mới đẻ thì chúng mới sống cùng với gia đình của mình trong các hang nhỏ. Thông thường, cáo hoạt động một mình mạnh nhất vào ban đêm, đôi mắt của loài cáo có khả năng nhận dạng rất tốt trong bóng tối để rình rập và bắt con mồi. Nói về khả năng săn mồi, cáo biết tận dụng từ trường của Trái Đất để định hướng con mồi. Theo kiểm chứng của các nhà khao học, họ nhận thấy rằng cáo một khi đã nhìn thấy những con mồi đang ẩn nấp thì sẽ luôn nhảy theo hướng Đông Bắc. Xác suất những lần nhảy về hướng đó lúc đó hầu như lúc nào cũng giúp cáo hoàn thành quá trình “thu phục” con mồi so với các hướng khác.

Trao đổi với bạn về một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật - Mẫu 22

Loài ngựa vằn không thể ngủ nếu nó ở một mình. Theo tập tính, chúng thường sống theo bầy đàn và chính vì vậy, lúc ngủ chúng cũng cần có đồng loại ngay bên cạnh để cảm thấy an toàn hơn. Không những không thể ngủ một mình, ngựa vằn còn có một đặc điểm thú vị khác là thường ngủ đứng thay vì ngủ nằm như các loài trâu, bò. Đây chính là tập tính của hầu hết các loài ngựa sống nơi hoang dã, chúng phải ngủ trong tư thế đứng để lúc cũng sẵn sàng bỏ chạy khi gặp những đợt tấn công từ con người hay các loài săn mồi khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngựa vằn cũng ngủ đứng. Trong những trường hợp cần ngủ sau để lấy lại sức, chúng vẫn ngủ nằm như các loài khác và tất nhiên cũng ngủ theo bầy đàn. Lúc này sẽ có một chú ngựa nhận nhiệm vụ canh gác kẻ thù trong khi đồng loại của mình chợp mắt.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tìm các động từ theo mẫu.

a. Chứa tiếng “yêu" M: yêu quý

b. Chứa tiếng “thương” M: thương mến

c. Chứa tiếng “nhớ” M: nhớ mong

d. Chứa tiếng “tiếc" M: tiếc nuối

Xem đáp án » 22/07/2024 1 K

Câu 2:

Kể cho người thân nghe câu chuyện Con vẹt xanh và chia sẻ với người thân cảm nghĩ của em về câu chuyện.

Xem đáp án » 23/07/2024 1 K

Câu 3:

Sắp xếp các câu dưới đây thành đoạn văn tóm tắt nội dung câu chuyện Con vẹt xanh.

a. Một ngày, vẹt bắt chước tiếng nói của Tú khiến Tú rất vui.

b. Tú nhận ra mình đã không lễ phép với anh và rất hối hận về điều đó.

c. Nhưng khi vẹt nói nhiều hơn, Tú thấy vẹt toàn bắt chước những lời Tú nói trống không với anh trai.

d. Có một chú vẹt nhỏ bị thương ở cánh được Tú yêu thương và chăm sóc cẩn thận.

Xem đáp án » 17/07/2024 518

Câu 4:

Nêu tâm trạng, cảm xúc của Tú trong mỗi tình huống dưới đây:

Xem đáp án » 18/07/2024 348

Câu 5:

Xếp các mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp.
Media VietJack
Media VietJack

Xem đáp án » 21/07/2024 243

Câu 6:

Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện Cô bé Lọ Lem.

Xem đáp án » 21/07/2024 229

Câu 7:

CON VẸT XANH

Một hôm, trong vườn nhà Tú xuất hiện một con vẹt nhỏ bị thương ở cánh. Thương vẹt, Tú chăm sóc nó rất cẩn thận. Anh của Tú bảo, vẹt có thể bắt chước tiếng người nên Tú rất háo hức được nghe nó nói.

Đi học về, Tú chạy đến bên con vẹt nhỏ. Nhận ra Tú, vẹt nhảy nhót há mỏ đòi ăn. Tú vừa cho ăn, vừa nói với nó như nựng trẻ con:

- Vẹt à, d!

Vẹt xù lông cổ, rụt đầu, gù một cái, không thành tiếng dạ, nhưng Tú cũng xuýt xoa:

- Giỏi lắm!

Chợt anh của Tú gọi:

- Tú ơi!

Tú phụng phịu:

- Cái gì?

- Anh gọi mà em trả lời vậy à? Ra phụ anh đi.

Tú buồn bực, vừa đi vừa lẩm bẩm:

- Kêu chi kêu hoài!

Lần nào Tú cũng phụng phịu như thế với anh khi đang chơi với vẹt. Vẹt mỗi ngày một lớn, lông xanh óng ả, biết huýt sáo lảnh lót nhưng vẫn không nói tiếng nào. Một hôm, Tú gọi:

- Vt à!

Ngờ đâu một giọng the thé gắt lại:

- Cái gì?

Trời ơi, con vẹt nói! Tú sướng quá, nhảy lên reo hò. Tú khoe khắp nơi. Hôm sau, mấy đứa bạn tới nhà. Tú hãnh diện gọi:

- Vt à, dạ!

Vẹt đáp the thé:

- Cái gì?

Các bạn ngạc nhiên thích thú, cười ầm lên. Tú và nghiêm mặt:

- Anh chăm sóc vẹt cực khổ, vậy mà anh gọi, vẹt trả lời “cái gì” à?

- Kêu chi kêu hoài!

Các bạn cười bò, tranh nhau gọi vẹt. Nhưng Tú sửng sốt ngồi lặng thinh. Bạn về rồi, Tú vẫn ngồi lặng như thế. Tú nhớ lại bao lần anh gọi, Tú đã trả lời “Cái gì?” và cằn nhằn “Kêu chi kêu hoài". Tú hối hận quá, chỉ mong anh gọi để Tú dạ” một tiếng thật to, thật lễ phép. Con vẹt nhìn Tú, dường như cũng biết lỗi nên xù lông cổ, rụt đầu, gù một cái nghe như tiếng:"Dạ!”.

(Theo Lý Lan)

Tú đã làm gì khi thấy con vẹt bị thương trong vườn nhà?

Xem đáp án » 17/07/2024 220

Câu 8:

Tìm động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc thay cho bông hoa (mỗi từ chỉ dùng một lần).

Mẹ ơi!

Con ....... mẹ quá! Sao mẹ đi công tác lâu thế? Tối nào em Chi cũng khóc đòi mẹ. Con ....... em lắm. Chúng con rất mong mẹ về.

Hôm nay con vừa giành được giải Nhất cuộc thi cờ vua mẹ ạ. Ai cũng ....... con. Còn con, con rất ......... bác Dũng đã dạy con học cờ. Thế mà hồi xưa khi mới học cờ, con ........ môn này thế. Con còn ....... mẹ vì mẹ cứ thuyết phục con học. Bây giờ thì con ........ cờ vua lắm.

Mai con lại nhắn tin tiếp cho mẹ nhé. Con ........ mẹ!

Xem đáp án » 17/07/2024 197

Câu 9:

Đoạn kết của câu chuyện cho biết Tú đã nhận ra điều gì và sẽ thay đổi như thế nào?

Xem đáp án » 17/07/2024 180

Câu 10:

Những chi tiết nào cho thấy Tú yêu thương vẹt?

Xem đáp án » 23/07/2024 154

Câu 11:

Sử dụng động từ dưới đây để đặt câu phù hợp với tranh.
Media VietJack

Xem đáp án » 20/07/2024 153

Câu 12:

Xác định kiểu kết bài của mỗi đoạn dưới đây:
Media VietJack

Xem đáp án » 19/07/2024 127

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »