Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) nói về những việc em làm hằng ngày ở nhà hoặc ở trường và niềm vui của em khi làm những việc ấy. Gạch dưới các động từ em dùng trong đoạn văn.
Đoạn văn nói về những việc em làm hằng ngày ở nhà hoặc ở trường và niềm vui khi làm những việc ấy
Đoạn văn nói về những việc em làm hằng ngày ở nhà hoặc ở trường và niềm vui khi làm những việc ấy (mẫu 1)
Chiều chủ nhật tuần trước, em có một trải nghiệm thú vị. Em đã được giúp mẹ nấu ăn. Mẹ sẽ nấu món sườn xào chua ngọt, canh rau ngót và đậu rán. Em được phân công phụ trách việc nhặt rau. Em đã cẩn thận nhặt rau theo hướng dẫn của mẹ. Sau đó, em còn rửa rau giúp mẹ. Mẹ cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt.
Đoạn văn nói về những việc em làm hằng ngày ở nhà hoặc ở trường và niềm vui khi làm những việc ấy (mẫu 2)
Lúc rảnh rỗi, em thường làm việc nhà. Em giúp mẹ quét nhà sạch sẽ. Thỉnh thoảng, em còn nhặt và rửa rau. Không chỉ vậy, em còn giúp chị rửa bát. Mọi người trong gia đình khen em chăm chỉ, ngoan ngoãn. Em cảm thấy rất vui vì được làm việc nhà.
Đoạn văn nói về những việc em làm hằng ngày ở nhà hoặc ở trường và niềm vui khi làm những việc ấy (mẫu 3)
Thứ bảy tuần trước, mẹ phải sang nhà bà ngoại. Em đã giúp mẹ trông bé Phương. Hai chị em chơi rất vui vẻ. Em còn cho Phương uống sữa. Đến lúc mẹ về đã khen ngợi em. Em cảm thấy rất sung sướng.
Đoạn văn nói về những việc em làm hằng ngày ở nhà hoặc ở trường và niềm vui khi làm những việc ấy (mẫu 4)
Ờ nhà, em thường giúp mẹ nhiều việc. Hôm nay, mẹ đã dạy em cách nấu cơm. Mẹ hướng dẫn em làm từng bước một. Từ đong gạo, vo gạo đến lấy nước. Em chăm chú quan sát mẹ làm. Buổi tối, em đã được thực hành dưới sự quan sát của mẹ. Bữa ăn hôm đó, em cảm thấy rất vui khi được cả nhà khen.
Vào mỗi chủ nhật hàng tuần, em thường giúp mẹ làm việc nhà. Buổi sáng, em phơi quần áo. Sau đó, em sẽ quét nhà. Tới giờ trưa, em giúp mẹ nhặt rau, rửa rau. Sau khi ăn xong, em giúp mẹ rửa bát đũa. Em cảm thấy rất vui khi được phụ giúp mẹ những công việc ở nhà.
Lúc rảnh rỗi, em thường làm việc nhà. Em giúp mẹ quét nhà sạch sẽ. Thỉnh thoảng, em còn nhặt và rửa rau. Không chỉ vậy, em còn giúp chị rửa bát. Mọi người trong gia đình khen em chăm chỉ, ngoan ngoãn. Em cảm thấy rất vui vì được làm việc nhà.
Mỗi tối, sau khi ăn cơm xong, em sẽ bắt đầu học bài. Ngày nào cũng vậy, việc đầu tiên mà em làm là đọc thời khóa biểu và kiểm tra sổ tay, xem cần chuẩn bị sách vở cho những môn học nào vào ngày mai. Sau đó mới làm bài tập, học thuộc lòng theo lời dặn dò của thầy cô giáo. Dù còn sớm hay đã khuya thì lúc nào em cũng cố gắng làm xong bài tập rồi mới đi ngủ. Nhờ sự kiên trì và nỗ lực đó, mà em luôn là tấm gương chăm học được thầy cô khen ngợi.
Lúc ở trường, em thích nhất là giờ lịch sử. Cô giáo sẽ kể lại những trận chiến oai hùng của cha ông cho chúng em nghe. Vừa kể, cô vừa giải thích, phân tích rõ bối cảnh lịch sử và nguyên nhân của từng chiến dịch, để chúng em hiểu rõ hơn. Nghe cô kể, em như được tận mắt chứng kiến những trang sử hào hùng của dân tộc mình. Em yêu lắm những giờ lịch sử ý nghĩa như thế.
Mỗi ngày, cứ đến bảy giờ sáng là em bắt đầu xuất phát đến trường. Đến nơi, em sẽ nhanh chóng cất cặp, rồi ra tưới nước cho mấy chậu hoa nhỏ ở hành lang trước cửa lớp. Sau đó, mới về chỗ của mình để lấy sách vở ra, đọc lại bài và chuẩn bị cho tiết học sắp đến. Một ngày học ở trường của em đã luôn bắt đầu như thế đó.
Khi ở nhà, em thích nhất là được ngồi trước sân để đọc sách. Ngồi dưới bóng mát của cây khế già, em co chân lên chiếc ghế gỗ, đọc cuốn tiểu thuyết dài tập mượn được ở thư viện. Trong bầu không khí yên tĩnh, chỉ nghe thấy tiếng lá xào xạc và tiếng lật sách sột soạt của em mà thôi. Nhờ vậy mà em thoải mái đắm chìm vào thế giới tưởng tượng của mình. Đó là khoảng thời gian vui vẻ mỗi buổi chiều sau khi đi học về của em.
Mỗi tuần một lần, em sẽ dành toàn bộ ngày thứ bảy để dọn dẹp vệ sinh nhà cửa. Buổi sáng, em lau bụi trên bàn ghế, tủ kệ, rồi quét nhà và lau nhà cho sạch sẽ. Đến chiều, em ra vườn hoa cạnh sân để nhổ cỏ dại, tỉa cành và nhặt lá khô rụng từ cây lộc vừng trước cổng. Tuy mệt, nhưng em rất vui vì đã giúp ngôi nhà của mình trở nên sạch sẽ, gọn gàng.
Đề bài: Viết đoạn văn kể về một giấc mơ đẹp của em. Gạch dưới các động từ em đã dùng trong đoạn văn đó.
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào? Chúng bổ sung ý nghĩa gì?
a) Tin-tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé thứ nhất: Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên Trái Đất.
MÁT-TÉC-LINH
b) Những tính toán của Ca-tơ-rin thật sự hoàn hảo, đã góp phần đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng rồi quay trở lại Trái Đất an toàn.
PHAN HOÀNG
Đề bài: Chọn 1 trong 2 đề sau: a. Hãy viết một đoạn văn tưởng tượng cảnh Tin-tin và Mi-tin (trong vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai”) bước vào khu vườn kì diệu.; b. Tưởng tượng em là cánh diều bay lượn trên bầu trời, hãy viết một đoạn văn tả cánh diều được tự do bay lượn và cảm xúc của em khi đó.
Dựa vào đoạn văn ở phần Nhận xét, em hãy tưởng tượng cảnh Tin-tin và Mi-tin bước vào khu vườn kì diệu ở Vương quốc Tương Lai. Ghi lại các ý đó.
Đọc và trả lời câu hỏi:
Hoa sầu riêng
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngả. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
MAI VĂN TẠO
Lá bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
ĐOÀN GIỎI
a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?
b) Các câu tiếp theo có quan hệ như thế nào với câu mở đoạn?
c) Trình tự miêu tả của hai đoạn văn trên khác nhau như thế nào?
* Nội dung chính Theo đuổi ước mơ
Ước mơ luôn ẩn chứa những động cơ và những con đường để hiện thức hoá. Điều quan trọng nằm ở mỗi chúng ta, cần một sự quyết tâm, thông minh, kiên trì và theo đuổi tới cùng ước mơ đã chọn.
Theo đuổi ước mơ
Ca-tơ-rin là một cô bé cực kì thích đếm. Cô đếm số bước chân đi trên đường. Cô đếm số đĩa bát khi rửa. Và khi nhìn lên bầu trời, Ca-tơ-rin luôn tự hỏi: "Cần bao nhiêu bước để có thể lên được Mặt Trăng?". Cô nhủ thầm: “Nhất định sẽ có ngày mình tính được cách lên Mặt Trăng, nhất định như vậy!”.
Niềm mơ ước ấy khiến Ca-tơ-rin say mê với môn Toán, đặc biệt là hình học. Ca-tơ-rin có thể giải được những bài toán vô cùng hóc búa. Bạn bè âu yếm gọi cô là “chuyên gia toán học".
Năm 34 tuổi, Ca-tơ-rin lúc đó đang là một giáo viên – đọc được thông tin về việc tổ chức NASA tuyển người để giải các bài toán. Ca-tơ-rin lập tức nộp đơn vì cô nghĩ, đó có thể là con đường để đạt được ước mơ từ thời thơ ấu của mình. Nhưng ở lần nộp đơn đầu tiên, Ca-tơ-rin bị từ chối. Không bỏ cuộc, năm sau, Ca-tơ-rin lại nộp đơn và lần này cô được nhận. Những nỗ lực không ngừng đã giúp cô trở thành thành viên trong dự án không gian của NASA.
Năm 1962, Hoa Kỳ quyết định đưa người lên Mặt Trăng. Đó là một thử thách cực kì lớn với loài người. Với niềm mơ ước được ấp ủ từ nhỏ và năng lực tuyệt vời, Ca-tơ-rin đã sử dụng toán học để tìm ra các con đường cho tàu vũ trụ quay quanh Trái Đất và hạ cánh trên Mặt Trăng. Những tính toán của Ca-tơ-rin thật sự hoàn hảo, đã góp phần đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng rồi quay trở lại Trái Đất an toàn.
Ca-tơ-rin làm việc ở NASA hơn 30 năm. Khi nghỉ hưu, bà thường đến các trường học để nói chuyện với học sinh. Thông điệp lớn nhất mà Ca-tơ-rin gửi tới các em là: “Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của bạn!”.
PHAN HOÀNG
Đề bài: Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về ước mơ.
* Nội dung chính Cánh diều tuổi thơ
Cánh diều tuổi thơ chứa chan biết bao là tình cảm, ước mơ và khát khao. Cánh diều bay cao, bay xa, vươn tới những khoảng không mà tuổi thơ còn tò mò, thích thú. Là kỉ niệm và cũng là những hoài bão của tuổi thơ một thời.
Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diễu đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, chảy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trên trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
Theo TẠ DUY ANH
Nội dung bài văn là gì? Tìm ý đúng:
a) Tả các loại sáo diều: sáo đơn, sáo kép, sáo bè,..
b) Kể về những buổi thả diều của học sinh thành phố.
c) Giới thiệu trò chơi thả diều và ích lợi của trò chơi ấy.
d) Viết về cảm xúc của đám trẻ mục đồng với trò chơi thả diều.
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể thêm những địa điểm thú vị khác ở Vương quốc Tương Lai (lớp học, sân bóng, nhà hát,...) mà Tin-tin và Mi-tin sẽ đến thăm.
Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong những câu dưới đây:
a) Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.
TÔ HOÀI
b) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.
MAI VĂN TẠO
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tin-tin và Mi-tin dừng lại trước một cánh cửa rất lớn. Hai anh em chưa biết mở bằng cách nào thì cánh cửa đã từ từ mở ra. Một luồng ánh sáng mát dịu lan toả. Tin-tin nhìn quanh. Cậu chưa bao giờ được thấy một gian phòng rộng lớn và đẹp lộng lẫy đến như vậy. Những bức tường được ghép từ những viên đá trắng muốt, điểm những viên hồng ngọc lấp lánh. Một mái vòm ngọc bích toả ánh sáng xanh dịu xuống những bông hoa khổng lồ, đủ màu sắc, đang xoè nở hết cỡ. Trên mỗi bông hoa là một em bé tí hon xinh đẹp đang mải mê làm việc. Mi-tin nhìn thấy một em bé tóc nâu đang chăm chú lắp ghép đôi cánh màu xanh biếc. Ở bông hoa bên cạnh, một bé gái tóc vàng ngắm nghĩa những chiếc bình pha lê chứa đầy chất lỏng màu hồng. Mi-tin giật tay anh: “Mình qua đó hỏi chuyện các bạn nhỏ đi!”.
ĐỖ ANH KHOA
a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?
b) Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?
c) Tìm trong đoạn văn những chi tiết hoàn toàn do người viết tưởng tượng ra.
Tìm động từ trong các câu sau:
a) Cánh diều như đang trôi trên dải Ngân Hà.
b) Khát vọng cứ cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi.
Đề bài: Viết một đoạn văn (của bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý) tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định.