Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) về một người họ hàng của em, trong đó có sử dụng ít nhất 3 tính từ.
Đoạn văn ngắn về một người họ hàng của em, có sử dụng ít nhất 3 tính từ
Đoạn văn ngắn về một người họ hàng của em, có sử dụng ít nhất 3 tính từ (mẫu 1)
Chị Nga là chị họ của em. Năm nay 15 tuổi và chị đang học tại trường trung học cơ sở ở Hà Nội. Chị Nga có dáng người mảnh mai, bước đi nhẹ nhàng. Sở thích của chị là nghe nhạc và học tiếng anh. Mỗi khi chị về, chị đều sang nhà em chơi và kể cho em nghe những câu chuyện thường ngày ở Thủ Đô nơi chị đang sinh sống. Em cũng mong vào một ngày nào đó có thể được lên Hà Nội chơi với chị. Em rất yêu quý chị Nga.
Đoạn văn ngắn về một người họ hàng của em, có sử dụng ít nhất 3 tính từ (mẫu 2)
Anh Thành là anh họ lớn tuổi nhất của em. Năm nay anh ấy đang học đại học năm ba ở Hà Nội. Anh Thành rất thích chơi thể thao, đặc biệt là môn đá bóng nên có dáng người cao ráo và chân tay rất khỏe mạnh. Chính anh Thành là người dạy em chơi bóng đá, giúp em yêu thích môn thể thao này. Em rất yêu quý và xem anh Thành như thần tượng của mình để noi gương theo.
Đoạn văn ngắn về một người họ hàng của em, có sử dụng ít nhất 3 tính từ (mẫu 3)
Dì Minh nhà em vừa sinh em bé trai. Bé tên là Khánh nhưng tên ở nhà mọi người hay gọi là Bo. Bo mới được có 3 tháng nên trông em còn bé xíu. Bo có đôi mắt tròn, to và sáng, em hay ngước nhìn mọi người, mọi thứ xung quanh với sự tò mò, hiếu kì. Tóc của Bo rất rậm và đen. Đôi tay nhỏ xíu hay nắm chặt lấy bàn tay em. Bo đang bắt đầu tập lẫy trông rất đáng yêu. Em rất yêu quý Bo.
Đoạn văn ngắn về một người họ hàng của em, có sử dụng ít nhất 3 tính từ (mẫu 4)
Mẹ em mới sinh em bé gái. Cả nhà đặt tên cho em là Khánh Linh. Khánh Linh vừa được đầy tháng nhưng trông em rất bụ bẫm. Đôi má tròn, hồng hồng trông rất đáng yêu. Mắt của em rất sáng và long lanh. Em rất hay cười tủm tỉm trông thật ngộ nghĩnh và dễ mến. Đôi bàn tay với bàn chân của em nhỏ xíu, đầy những ngấn. Em rất thích được bế Khánh Linh và chơi cùng em. Em mong Khánh Linh mau mau lớn và luôn khỏe mạnh.
Đoạn văn ngắn về một người họ hàng của em, có sử dụng ít nhất 3 tính từ (mẫu 5)
Anh Thế là anh họ lớn tuổi nhất của em. Năm nay anh ấy đang học đại học năm cuối ở Hà Nội. Anh thế rất thích chơi thể thao nên có dáng người cao ráo và khỏe mạnh. Chính anh Thế là người dạy em chơi bóng đá, giúp em giỏi môn thể thao này như vậy. Em rất yêu quý và xem anh Thế như thần tượng của mình.
Đoạn văn ngắn về một người họ hàng của em, có sử dụng ít nhất 3 tính từ (mẫu 6)
Bé Ngô là cháu họ của em. Bé vừa mới được hai tuổi, nên còn nhỏ lắm. Da bé trắng hồng, mềm mịn, khi chạm vào thấy mát lạnh và còn thơm mùi sữa nữa. Bé Ngô rất ngoan và đáng yêu. Mỗi khi thấy em, bé sẽ cười lên khoái chí, rồi dang tay ra xin được bế ngay. Em yêu quý bé Ngô lắm, nên thỉnh thoảng lại mua cho bé những cái nơ xinh, chiếc bờm tóc, cái vớ mới. Chờ Ngô lớn hơn, em sẽ dẫn bé đi chơi ở những nơi thú vị mà mình đã đến.
→ Tính từ trong đoạn văn: nhỏ, trắng hồng, mềm mịn, mát lạnh, thơm, ngoan, đáng yêu
Đoạn văn ngắn về một người họ hàng của em, có sử dụng ít nhất 3 tính từ (mẫu 7)
Cô Thu là em gái của bố em. Năm nay cô vừa tốt nghiệp đại học, nên có phong cách rất trẻ trung, năng động. Cô Thu có dáng người cao ráo, mảnh mai, kết hợp với mái tóc xoăn sóng nhẹ, trông đẹp như những người nổi tiếng ở trên tivi. Mỗi lần về thăm nhà, cô Thu sẽ mang cho em những món quà nhỏ rồi cả đồ ăn vặt mới lạ. Tình cảm ấy của cô lúc nào em cũng khắc ghi trong lòng
→ Tính từ trong đoạn văn: trẻ trung, năng động, cao ráo, mảnh mai, nhẹ, đẹp, nhỏ, mới lạ
Bác Lâm là anh trai của bố em. Bác ấy có dáng người cao lớn, vạm vỡ vì làm công việc đồng áng vất vả. Điều em ấn tượng nhất ở bác là nụ cười rạng ngời, tràn ngập sức sống. Lúc nào bác cũng truyền nguồn năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh mình. Em rất thích tính cách lạc quan và vui vẻ ấy của bác Lâm.
→ Tính từ trong đoạn văn: cao lớn, vạm vỡ, vất vả, rạng ngời, tích cực, lạc quan, vui vẻ
Bà Xưa là chị gái của bà nội em. Bà ấy có dáng người nhỏ nhắn, đi lại cũng rất nhẹ nhàng. Nhìn bà Xưa giống như những tiểu thư trong truyện mà em từng đọc. Từ nấu ăn đến thêu thùa, môn nào bà cũng tinh thông. Con cháu trong nhà ai cũng quý mến bà, bởi bà rất hiền lành, thương yêu con cháu. Chẳng bao giờ bà trách mắng nặng lời với ai bao giờ.
→ Tính từ trong đoạn văn: nhỏ nhắn, nhẹ nhàng, tinh thông, hiền lành, nặng
Gạch dưới các tính từ trong đoạn văn sau:
Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Chiếc máy xúc của tôi hối hả xúc những gầu đất chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính của buồng máy, tôi bắt gặp một người ngoại quốc cao lớn đứng sừng sững dưới đất. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác,... tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
a) Đặt một câu tả một cây hoa (hoặc một đồ vật, con vật,...). Gạch dưới tính từ trong câu đó.
Khung cảnh ngôi nhà xưa của ông bà nội được miêu tả như thế nào? Gạch dưới những từ ngữ phù hợp:
Ngôi nhà cũ của ông bà nội tôi nằm giữa một khu vườn rộng. Tôi nhớ mãi về căn nhà nhỏ này, nơi lưu giữ tuổi thơ yêu dấu. Ngôi nhà khung gỗ, có những cột gỗ lim lên nước đen bóng. Trong ngôi nhà mát dịu, ông nội tôi hay ngồi sau án thư bên cửa sổ, bắt mạch, kê đơn, châm cứu và bốc thuốc. Mỗi khi ông làm việc, chị em chúng tôi lại kéo nhau ra vườn chơi.
Tưởng tượng em là Thuận hoặc Liên trong câu chuyện trên. Hãy ghi lại sự việc diễn ra vào sáng thứ Sáu bằng 4 – 5 dòng nhật kí.
Đêm đêm, anh đom đóm làm công việc gì? Gạch chân chữ cái trước ý đúng:
a) Lên đèn đi gác.
b) Đi hóng gió mát.
c) Lặng lẽ mò tôm.
d) Đi rước đèn lồng. Chọn
Vì sao Hương lúng túng khi các bạn hỏi về cô Thu. Gạch chân chữ cái trước ý đúng:
a. Vì Hương không có người cô nào
b. Vì Hương đã tưởng tượng ra một người tên là Thu
c. Vì Hương chưa bao giờ gặp cô Thu
d. Vì Hương và cô Thu chưa bao giờ viết thư cho nhau
b) Em thích những chi tiết nào trong hai đoạn văn miêu tả các trò chơi ấy? Gạch dưới những chi tiết em thích:
Trò chơi các chị tôi chơi mãi không chán là bán hàng. Các chị lấy dây tơ hồng mọc trên hàng rào cây cúc tần, cắt khúc ngắn để giả làm bún, phở, lấy lá râm bụt nấu canh. Còn tôi, bé nhất hội, bán bánh đa làm từ khoai lang luộc. Tiếng mời chào, tiếng khen ngon, kêu nóng râm ran cả một góc vườn.
Khác với bọn con gái, lũ con trai – là anh Hải, con bác tôi và Sơn, Hữu – con cô tôi lại khoái trò chơi đánh trận. Anh Hải lớn nhất trong các anh chị em, luôn luôn nhận là tổng chỉ huy. Ba anh em đánh nhau tít mù khiến lá cây rơi lả tả. Thường là đến hồi bất phân thắng bại thì ông nội thò đầu ra cửa sổ, quát to: “Nghịch vừa vừa thôi!”.
Ý nghĩa (chủ đề) của câu chuyện này là gì? Gạch chân chữ cái trước ý đúng:
a) Khuyên các bạn nhỏ quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
b) Hướng dẫn các bạn nhỏ cách quét sân thế nào cho sạch.
c) Miêu tả mảnh sân chung giữa nhà Thuận và nhà Liên.
d) Giải thích vì sao mảnh sân chung giữa nhà Thuận và nhà Liên luôn sạch.
Chủ đề của bài thơ là gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Miêu tả đặc tính phát sáng trong đêm của loài đom đóm.
b) Miêu tả cuộc sống về đêm của các loài vật ở đồng quê.
c) Khen ngợi loài đom đóm giàu tình thương yêu hàng xóm, láng giềng.
d) Khen ngợi nhân vật anh đom đóm tận tuỵ với việc chung của xóm làng.
Qua đoạn 1, em hiểu vì sao cái sân chung như được chia thành hai nửa? Gạch chân chữ cái trước ý đúng:
a) Vì có một nét vạch chia đôi cái sân.
b) Vì mảnh sân trước nhà Liên cao hơn.
c) Vì thời gian quét sân của hai nhà khác nhau.
d) Vì nhà Thuận quét sân sạch hơn nhà Liên.
a) Mấy anh chị em chơi những trò chơi gì? Đánh dấu V vào ô trống trước những ý đúng:
|
Trò chơi khám bệnh. |
|
Trò chơi đánh trận. |
|
Trò chơi bán hàng. |
|
Trò chơi làm vườn. |
Em tán thành những cách ứng xử nào dưới đây giữa hàng xóm, láng giềng? Đánh dấu V vào những ô trống phù hợp:
Cách ứng xử |
Tán thành |
Không tán thành |
a) Hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau. |
|
|
b) Thương người như thể thương thân. |
|
|
c) Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại. |
|
|
d) Một điều nhịn chín điều lành |
|
|
e) Đèn nhà ai, nhà ấy rạng |
|
|
g) Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau |
|
|
Vì sao chăn dạ và áo len của bác Lợi không bị ướt? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Vì khu nhà bác Lợi ở không có mưa.
b) Vì bác Lợi đã kịp thời thu chăn dạ và áo
c) Vì Tuấn đã thu chăn dạ và áo len giúp bác. len.
d) Vì Tuấn đã cất chăn dạ và áo len vào nhà bác Lợi.
Những chi tiết nào thể hiện hình ảnh ông nội trong tâm trí các cháu vừa trang nghiêm vừa ấm áp? Viết lại các chi tiết trong bài đọc thể hiện điều đó:
a) Hình ảnh ông nội trang nghiêm: