Đề bài: Em hãy viết đoạn văn hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em.
Top 10 bài Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em 2024 SIÊU HAY
Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em - Mẫu 1
Hướng dẫn sử dụng máy sấy tóc
- Trước khi sử dụng: Kiểm tra máy sấy: dây diện có bị đứt, hở,....
- Trong khi sử dụng:
Bước 1: Bật máy sấy, lựa chọn chế độ sấy vừa phải.
+ Thông thường máy sấy thường có 3 chế độ nhiệt: sấy mát, sấy ấm, sấy nóng. Và 3 chế độ gió: nhẹ, vừa, mạnh. Sử dụng các nút bấm trên thân máy để lựa chọn chế độ sấy phù hợp.
+ Không nên sấy tóc ngay sau khi vừa gội đầu xong. Tốt nhất nên lau khô tóc bằng khăn mềm trước rồi mới sấy.
+ Nên sử dụng tốc độ thấp nhất khi sấy khô tóc, tầm 57 độ là tốt nhất. Nhiệt độ này sẽ giúp tóc vẫn còn duy trì độ ẩm thích hợp, tóc sẽ mềm mượt và không bị gãy rụng. Nếu máy sấy có chế độ thổi mát thì nên sử dụng chế độ này.
Bước 2: Duy trì khoảng cách giữa máy sấy và tóc.
Nên để máy cách xa tóc từ 15-20cm và để máy nghiêng một góc từ 30-45 độ để tránh luồng hơi nóng từ máy trực tiếp tác động đến tóc.
Bước 3: Liên tục đảo chiều luồng sấy khí sấy.
Để tóc luôn thẳng mềm và óng mượt, tốt nhất không nên tập trung sấy một chổ quá lâu mà nên sấy đều xung quanh theo từng phần (đoạn) tóc.
Lưu ý:
+ Đa phần các loại mấy sấy tóc có trang bị bộ phận bảo vệ chống quá nhiệt, sẽ tự động tắt khi máy quá nóng. Lúc xảy ra tình trạng này, nên tắt máy, tháo phích điện và để máy nguội trong vài phút rồi mới sử dụng lại.
Bước 4: Tắt máy sấy.
Bấm các nút bấm về vị trí ban đầu.
- Sau khi sử dụng: Vệ sinh máy sấy
Dùng bàn chải vệ sinh bộ phận thổi khí và bộ phận hút khí mỗi tháng một lần vì bụi bẩn hay tóc mắc kẹt lại sẽ làm giảm hiệu suất làm khô hay sấy, dễ gây hư hỏng máy.
Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em - Mẫu 2
1. Trước khi nấu cơm
Đổ gạo đã vo vào lòng nồi.
- Dùng khăn lau khô mặt ngoài lòng nồi trước khi đặt vào nồi.
Không nên vo gạo trong lòng nồi để bảo vệ lớp chống dính.
2. Khi nấu cơm
- Đóng chặt nắp nồi.
Cắm điện và nhấn nút nấu.
Không mở nồi trong suốt quá trình nấu.
3. Sau khi nấu cơm
Lấy hết cơm ra khỏi lòng nồi.
Dùng vật liệu mềm để làm sạch các bộ phận của nồi. Nếu dùng vật liệu cứng như kim loại sẽ làm trầy xước nổi.
Chúc bạn và gia đình sử dụng nồi cơm điện đúng cách và luôn có những bữa cơm ngon miệng.
Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em - Mẫu 3
Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần thử mũ trước để chọn mũ phù hợp, vừa với kích cỡ đầu của mình. Chúng ta không nên đội mũ quá rộng hoặc quá chật so với vòng đầu của mình.
Mũ phù hợp là khi đội lên bạn sẽ cảm thấy phần lót vừa với đầu của mình ở mọi khía cạnh phần trước, sau, hai bên và trên đỉnh đầu. Mũ không gây đau nhức, khó chịu hoặc dễ dàng đẩy về phía sau.
- Bước 2: Sau khi đã chọn được nón bảo hiểm vừa với mình thì bạn đội mũ lên đầu sao cho vành trước của nón song song với chân mày. Phần đầu nón nên cách chân mày khoảng 2 ngón tay là đạt chuẩn.
- Bước 3: Điều chỉnh quai nón sao cho phù hợp với gương mặt. Bạn cài quai nón sau cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm. Hai bên quai ôm sát với thùy tai của bạn.
- Bước 4: Kiểm tra lại quai nón bằng cách đưa hai ngón tay vào giữa cằm và quai nón.
+ Nếu đưa hai ngón tay vào vừa là bạn đã đội mũ đúng cách.
+ Nếu bạn không nên cài quai quá chật hoặc quá lỏng để tránh gây khó chịu và tránh cho nón có thể bị văng ra ngoài.
* Một số lưu ý khi đội mũ bảo hiểm
- Nên chọn nón vừa với cỡ đầu. Nón không được rộng quá cũng không được quá chặt.
- Nón bảo hiểm không đội tụt về phía sau đầu cũng không đội trùm lên phía trước.
- Khi điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông thì chỉ đội mũ bảo hiểm, không được đội mũ bảo hiểm bên ngoài bất kỳ loại nón nào khác để đảm bảo an toàn.
- Dây nón cần được điều chỉnh phù hợp.
- Không đội mũ hở phần sau khi buộc tóc cao sau đầu. Nó không đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
- Mũ nếu đã qua va chạm mạnh dù không bị vỡ hay nứt thì cũng không nên sử dụng lại.
- Không nên treo mũ trên tay lái dễ gây trầy xước hay làm hỏng quai mũ.
- Không dùng nước nóng, nước muối hay các chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh để lau chùi dễ làm hỏng mũ,...
- Dùng các chất tẩy nhẹ như dầu gội đầu, nước rửa chén,... để lau, sau đó rửa bằng nước và lau khô bằng vải mềm.
Viết hướng dẫn sử dụng một đồ dùng quen thuộc với em - Mẫu 4
HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG MÁY SẤY TÓC
Máy sấy tóc là một đồ dùng quen thuộc và phổ biến trong mọi gia đình. Đây vừa là một món đồ tiện lợi lại rất dễ sử dụng và dễ mang theo khi đi du lịch. Để sử dụng máy sấy tóc, chúng ta cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Cắm phích cắm (dây điện) của máy sấy tóc vào nguồn điện để đảm bảo máy có năng lượng để hoạt động
Bước 2: Bật máy sấy
Bước 3: Điều chỉnh các chế độ của máy sấy
- Nhóm 1: Điều chỉnh mức gió
- Nhóm 2: Điều chỉnh nhiệt độ
Bước 4: Tắt máy sấy
Với các bước hướng dẫn chi tiết trên, chúng ta có thể sử dụng máy sấy tóc một cách hiệu quả và an toàn. Đảm bảo máy sấy tóc hoạt động đúng cách và bền bỉ.
HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG TIVI
Tivi là một đồ dùng vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Đó là một món đồ giúp giải trí tiện lợi và dễ sử dụng. Để thao tác một chiếc tivi, chúng ta cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Cắm dây tivi vào nguồn điện để đảm bảo tivi có thể hoạt động
Bước 2: Khởi động tivi
Bước 3: Khi tivi đã được bật, thì chọn các kênh cần xem theo sở thích bằng cách:
Bước 4: Điều chỉnh âm lượng theo nhu cầu nghe theo hai cách:
Hướng dẫn sử dụng máy giặt
Bước 1: Xử lý quần áo trước khi giặt:
Phân loại quần áo, lấy hết những vật dụng còn sót lại trong quần áo, cho quần áo vào những túi giặt riêng lẻ, xử lý sơ qua những vết bẩn “cứng đầu”.
Bước 2: Sau khi bỏ đồ giặt vào, bật nguồn (ấn nút Bật/Tắt) On/Off.
Bước 3: Chọn chế độ giặt. Tùy thuộc vào đồ giặt và mức độ giặt bạn sẽ có những sự lựa chọn khác nhau.
Bước 3: Chọn vào nút khởi động/ tạm dừng. Lúc này, mâm giặt sẽ hoạt động (trong lồng giặt vẫn chưa có nước) để đo lượng đồ giặt (khoảng 5 giây) và từ đó cân chỉnh mực nước tự động.
Bước 4: Đổ chất giặt tẩy vào: Tùy thuộc vào số lượng quần áo, mực nước và hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì chất giặt tẩy mà bạn lựa chọn được số lượng cần cho vào.
Bước 5: Đóng nắp lại: Sau khi đã cho chất giặt tẩy vào, bạn tiến hành đóng nắp lại, quá trình giặt tẩy sẽ kết thức khi có tiếng “bíp bíp” báo hiệu.
Lưu ý:
- Nếu chất giặt tẩy khó hòa tan, bạn hãy hòa vào nước ấm trước khi cho vào máy giặt, điều này giúp tránh được hiện tượng vón cục hoặc không tan khi cho vào máy.
- Nếu có quá nhiều bọt, hãy giảm lượng chất giặt tẩy cho vào hoặc đổi loại chất giặt tẩy phù hợp hơn.
Vận dụng:
Bài 1 (trang 29 VBT Tiếng Việt 4 KNTT – Tập 2): Chia sẻ với người thân phiếu đọc sách em đã viết. Ghi lại những góp ý của người thân về phiếu đọc sách của em.
Đề bài: Viết 2 – 3 câu về tình yêu thương giữa con người với con người (hoặc giữa con người với loài vật) được thể hiện trong bài em đã đọc.
Đọc mở rộng
Bài 1 (trang 28 VBT Tiếng Việt 4 KNTT – Tập 2): Đọc bài thơ về tình yêu thương giữa con người với con người (hoặc giữa con người với loài vật) và viết thông tin vào phiếu đọc sách:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
||
Tên bài thơ: |
Tác giả: |
Ngày đọc:
|
Hình ảnh thể hiện tình yêu thương
|
||
Cảm nghĩ của em sau khi đọc các bài thơ:
|
||
Mức độ yêu thích: ü ü ü ü ü |
Bài 3 (trang 28 VBT Tiếng Việt 4 KNTT – Tập 2): Đọc soát bài làm của em.
|
Có |
Không |
Bài làm của em có viết đúng trình tự các bước không? |
|
|
Bài làm có hướng dẫn rõ các bước sử dụng sản phẩm không? |
|
|
Trong mỗi bước có nêu rõ những việc cần làm không? |
|
|
Cách dùng từ, viết câu có phù hợp hay không? |
|
|
Bài làm có mắc lỗi chính tả không? |
|
|