Câu hỏi:

11/10/2024 2.5 K

Đề bài: Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Top 10 bài Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ 2024 SIÊU HAY

TOP 10 mẫu Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 1

Câu chuyện: Hai Bà Trưng

- Đoạn mở bài gián tiếp: Đất nước ta từ xưa đến nay đã sinh ra không kể hết những vị anh hùng hào kiệt lừng lẫy. Trong đó không phân biệt người già người trẻ, người trai, người gái. Ai ai cũng tài giỏi, xuất chúng. Tuy nhiên, em vẫn dành nhiều hơn sự kính trọng của mình cho hai vị nữ vương mạnh mẽ của nước ta: Hai Bà Trưng. Và để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau nghe câu chuyện “Hai Bà Trưng”.

- Đoạn kết bài mở rộng: Tấm gương của Hai Bà Trưng đã khiến em vô cùng kính nể và ngưỡng mộ. Em quyết sẽ học tập, rèn luyện thật chăm chỉ để xứng đáng với những gì mà hai bà và những người anh hùng khác đã hi sinh cho tổ quốc.

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 2

Mở bài:

Truyện cổ tích Việt Nam rất đa dạng và phong phú, mỗi câu chuyện lại lại cho nhiều bài học khác nhau như lòng dũng cảm, lòng nhân hậu, trí thông minh,... Một trong những câu chuyện ca ngợi trí thông minh của con người mà em thích nhất là chuyện cổ tích “Trí khôn của ta đây”

Kết bài:

Truyện Trí khôn của ta đây đã để lại một bài học thật đáng quý về trí khôn của con người. Qua câu chuyện, em rút ra nhiều bài học quý giá. Đó là phải học tập và rèn luyện trí khôn để có thể đoán được những ý đồ xấu đằng sau những cử chỉ tử tế của kẻ xấu. Chúng ta luôn phải rèn luyện trí khôn vì đã có trí khôn rồi thì có thể ứng phó với các tình huống hiểm nguy khó khăn trước mắt.

undefined (ảnh 1)

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 3

Mở bài:

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc đấu tranh để giữ nước và đòi lại độc lập chủ quyền. Chính vì vậy nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân của họ từ chính những người dân bình thường. Hai Bà Trưng cũng vậy. Họ ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40 – 43). Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man, bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị chống lại kẻ thù. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”

Kết bài:

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 4

Mở bài:

Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng

“Bà Trưng quê ở Châu Phong,

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.

Chị em nặng một lời nguyền,

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.”

Là con dân đất Việt, chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe danh tiếng của Bà Trưng được nhắc đến trong câu thơ. Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng bất khuất, gan dạ trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.

Kết bài:

Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử đất nước ta. Để tưởng nhớ công ơn hai bà, dân ta đã lập đền thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm, cứ độ xuân về, vùng Mê Linh lại rộn ràng tiếng chiêng, tiếng trống đón hội. Hai bà quả thực là những vị nữ tướng dũng cảm, anh hùng, đáng cảm phục.

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 5

Mở bài: Từ xưa đến nay, nước ta đã nổi tiếng là xứ sở với nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nức tiếng nước Nam. Nguyễn Hiền không những nổi tiếng vì đậu Trạng nguyên năm 13 tuổi mà Nguyễn Hiền còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Thái Tông.

Kết bài: Câu chuyện về thần đồng Nguyễn Hiền đúng là một minh chứng đầy thuyết phục cho lời khuyên nhủ của cổ nhân "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 6

Mở bài: Thần đồng là những chú bé ngay từ tuổi nhỏ đã bộc lộ tài năng lớn của mình. Nói đến những thần đồng ở nước ta xưa nay, mọi người thường nghĩ đến Nguyễn Hiền, một chú bé nhà nghèo tự học đã đỗ Trạng nguyên lúc vừa 13 tuổi vào đời vua Trần Thái Tông.

Kết bài: Câu chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi làm em vô cùng cảm phục tài năng và ý chí của Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Nam. Nguyễn Hiền chính là tấm gương sáng minh chứng cho câu nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim."

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 7

Mở bài: Từ xưa đến nay, nước ta nổi tiếng là nơi có nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi. Nguyễn Hiền không những đậu Trạng năm mười ba tuổi mà còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Thái Tông.

Kết bài: Qua câu chuyện ông trạng thả diều em học tập được một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, nhẫn nại và giàu nghị lực trên đường học vấn. Đồng thời em cũng rút ra cho mình một bài học: "Ai luôn nỗ lực vươn lên thì người ấy sẽ đạt được điều mà mình mong muốn"

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 8

Mở bài: Thần đồng là những chú bé ngay từ tuổi nhỏ đã bộc lộ tài năng lớn của mình. Nói đến những thần đồng ở nước ta xưa nay, mọi người thường nghĩ đến Nguyễn Hiền, một chú bé nhà nghèo tự học đã đỗ Trạng nguyên lúc vừa 13 tuổi vào đời vua Trần Thái Tông.

Kết bài: “Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên khi vừa tròn mười ba tuổi. Đây là vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử dân tộc. Danh vị mà ông đã đạt được xuất phát từ lòng ham học, học mọi lúc, mọi nơi. Ông là một tấm gương sáng về nghị lực và lòng say mê học tập rất đáng cho muôn thế hệ hôm nay và mai sau noi theo”.

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 9

Mở bài: Các bạn có biết ai là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta không? Đó chính là Nguyễn Hiền đây. Ông đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi. Tại sao ông lại có thể làm được điều đó, tôi sẽ kể cho bạn nghe.

Kết bài: Câu chuyện này giúp tôi thấm thìa hơn lời khuyên của người xưa: "Có chí thì nên". Ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước.

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 10

Mở bài: Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề “100 truyện cổ tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất là câu chuyện “Cô bé Lọ Lem".

Kết bài: Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn. Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp xứng đáng.

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 11

Mở bài gián tiếp: Tối nào cũng vậy, bằng giọng ấm áp, bà lại kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa. Trong những câu chuyện bà kể, em nhớ mãi câu chuyện Cô bé Lọ Lem với bao nhiêu phép biến hoá nhiệm màu.

Kết bài mở rộng: Lọ Lem đã thực sự trở thành nàng công chúa và nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc đó, nàng là một tấm gương với những phẩm chất tốt đẹp để mọi người cùng học tập, có thể cuộc đời sẽ phải trải qua những đau khổ, khó khăn nhưng cứ cố gắng vượt qua rồi sẽ đến ngày chúng ta nhận lại hoa thơm, trái ngọt.

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 12

Mở bài gián tiếp: Tuổi thơ của em cũng như bao bạn nhỏ khác luôn tràn ngập những câu truyện cổ tích li kì, hấp dẫn, trong số những truyện mà em đã đọc, em thích nhất là truyện cổ tích "Cô bé Lọ Lem", cứ mỗi lần nhắc đến truyện này em lại tưởng tượng ra dáng vẻ xinh đẹp, nhân hậu của cô bé Lọ Lem.

Kết bài mở rộng: Dù chỉ là câu chuyện cổ tích, nhưng mỗi nhân vật, dù là chính diện hay phản diện, đều mang đến cho người đọc một ý nghĩa và bài học riêng. 'Cô bé Lọ Lem" thực sự là câu chuyện cổ tích thú vị đáng đọc của mỗi người.

Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ - Mẫu 13

Mở bài gián tiếp: Những giấc mơ tuổi thơ của em gắn liền với những nàng công chúa xinh đẹp: nàng Bạch Tuyết, nàng Aurora, hay công chúa dưới thủy cung Ariel,…Nhưng trong số đố em ấn tượng nhất là nàng Cinderella-Lọ Lem.

Kết bài mở rộng: Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp xứng đáng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ghi chép lại các sự việc chính của câu chuyện.

Ghi chép lại các sự việc chính của câu chuyện.    (ảnh 1)

Xem đáp án » 21/07/2024 640

Câu 2:

Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người?

Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người?   (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/07/2024 541

Câu 3:

Chia sẻ với bạn về một câu chuyện em thích dựa vào gợi ý:   

a. Câu chuyện có những nhân vật nào?

b. Diễn biến của câu chuyện ra sao?

c. Những việc làm nào của nhân vật thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh?

Xem đáp án » 22/07/2024 377

Câu 4:

Nói 2-3 câu về một món ăn em thích.

Xem đáp án » 21/07/2024 255

Câu 5:

Thi kể tên món ăn làm từ hoa, quả.

M: sấu dầm, trà hoa cúc.

Xem đáp án » 21/07/2024 207

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »