Câu hỏi:

14/10/2024 634

Đề bài: Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học. a. Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần.; b. “Những hạt thóc giống” là câu chuyện kể về một cậu bé trung thực.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Top 10 bài Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học 2024 SIÊU HAY

Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (lần thứ hai và lần thứ ba), Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Năm 1285,ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh khuyển khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang ba vạn quân phục kích đán địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lí Quán và Lí Hằng. Tướng quân họ Phạm đã bốn lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao; hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng.

Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (mẫu 2)

Phạm Ngũ Lão được biết đến là một con người văn võ toàn tài. Ông là một trong những tác giả nổi tiếng của thời đại nhà Trần. Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, mất năm 1320. Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Theo sách “Tông phả kỷ yếu tân biên” của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu đời thứ tám của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh.

Từ khi còn nhỏ, cậu bé Ngũ Lão đã tỏ ra khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ Tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng ông thì không. Đến khi người mẹ hỏi, Ngũ Lão thưa với mẹ: “Chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm”.

Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng tài giỏi thời nhà Trần, được Hưng đọa đại vương Trần Quốc Tuân tin tưởng và gả con gái cho. Thuở nhỏ ông đã có chí khí khác thường, tính tình khẳng khái. Ông là người có tài, không chỉ giỏi về việc triều chính mà ông còn sáng tác nhiều bài thơ hay. Một trong những bài thơ để lại tiếng vang nhiều nhất đó là bài thơ Tỏ lòng. Bài thơ Tỏ lòng thể hiện niềm tự hào về con người, đất nước, khí thế và phong thái oia phong của dân tộc ta và nó đến chí làm trai, khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ Quốc bị xâm lăng. Bài thơ này cũng chính là nỗi niềm mà ông muốn nhắc nhở chính mình. Phạm Ngũ Lão đã rất tài năng khi chỉ qua bốn câu thơ mà truyền đạt tới mọi người những quan điểm tư tưởng của một con người của trời đất của vũ trụ, của một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất.

Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (mẫu 4)

Tương truyền, Hưng Đạo Vương cùng tuỳ tùng đi ngang qua Đường Hào thấy Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đang đan sọt. Quân lính kéo đến, dẹp lối đi Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi thản nhiên, như không để ý đến ai cả. Quân lính cầm giáo đâm vào đùi chảy máu mà ông vẫn không nhúc nhích. Thấy vậy Vương dừng lại hỏi, bấy giờ Phạm Ngũ Lão mới trả lời rằng đang nghĩ một câu trong binh thư nên không để ý. Biết người có tài, Trần Hưng Đạo cho ông ngồi cùng kiệu đưa về kinh. Từ đó Phạm Ngũ Lão trở thành môn khách của Trần Hưng Đạo.

Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (mẫu 5)

TOP 10 mẫu Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

 

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng tài giỏi thời nhà Trần. Thuở nhỏ ông đã có chí khí khác thường, tính tình khẳng khái. Ông là người có tài, không chỉ giỏi về việc triều chính mà ông còn sáng tác nhiều bài thơ hay. Một trong những bài thơ để lại tiếng vang nhiều nhất đó là bài thơ Tỏ lòng. Bài thơ Tỏ lòng thể hiện niềm tự hào về con người, đất nước, khí thế và phong thái oia phong của dân tộc ta và nó đến chí làm trai, khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ Quốc bị xâm lăng. Bài thơ này cũng chính là nỗi niềm mà ông muốn nhắc nhở chính mình. Phạm Ngũ Lão đã rất tài năng khi chỉ qua bốn câu thơ mà truyền đạt tới mọi người những quan điểm tư tưởng của một con người của trời đất của vũ trụ, của một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất.

Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (mẫu 6)

“Những hạt thóc giống” là câu chuyện kể về một cậu bé trung thực. Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình

Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (mẫu 7)

“Những hạt thóc giống” là câu chuyện em đã học hồi đầu năm, kể về một cậu bé trung thực. Không vì sợ xử phạt, vốn thực tế những hạt thóc giống không thể nảy mầm. Cậu đã đem sự thật vốn có này tâu với vua trước sự bàng hoàng, không dám mở miệng trình bày như vậy với vua của người dân. Đánh đổi giữa chịu phạt và sự thật, cậu bé đã chứng minh sự vô lí về những hạt thóc giống bị luộc chín và không thể nảy mầm. Đây là bài học về lòng trung thực, luôn có người nhìn ra phẩm chất này ở mỗi chúng ta.

Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (mẫu 8)

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần. Tuy xuất thân là con nhà nông, nhưng từ nhỏ ông đã tỏ ra thông minh, sáng dạ hơn người, đặc biệt tinh thông chuyện binh pháp. Có lần, ông ngồi đan sọt bên vệ đường, do quá tập trung suy nghĩ việc nước mà không nghe thấy lệnh của quân lính mở đường cho Hưng Đạo Vương đi qua. Thấy lạ, Hưng Đạo Vương dò hỏi ông vài vấn đề về kinh sử, nhưng Phạm Ngũ Lão đều đáp trôi chảy. Sau lần đó, Phạm Ngũ Lão được Hưng Đạo Vương đưa về kinh đô, gia nhập quân đội nhà Trần. Trong quân, ông được binh lính nể phục bởi trí tuệ và cả khả năng đánh võ hơn người. Sau này, ông lập được rất nhiều chiến công hiển hách khi tham gia chiến đấu chống giặc Nguyên nên được phong làm tướng quân và được nhà vua gả công chúa cho.

undefined (ảnh 1)

Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (mẫu 9)

“Những hạt thóc giống” là câu chuyện em đã học hồi đầu năm, kể về một cậu bé trung thực. Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình.

Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (mẫu 10)

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần. Năm đó, trong một lần tình cờ khi ông đang ngồi đan sọt bên vệ đường thì đã gặp đoàn quân của Hưng Đạo Vương đi qua. Thấy chàng thanh niên trẻ mải mê suy nghĩ đến không hay biết gì về xung quanh, Hưng Đạo Vương đã đích thân xuống ngựa để dò hỏi. Nhờ vậy, Hưng Đạo Vương nhận ra đây là một người rất thông minh, tinh thông binh pháp và quyết định dẫn anh ta về kinh. Đó chính là bước chân đầu tiên của Phạm Ngũ Lão trên hành trình trở thành một vị tướng tài ba dưới triều đại nhà Trần.

Kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học (mẫu 11)

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng tài giỏi thời nhà Trần. Dù xuất thân bình dân nhưng với tài năng quân sự kiệt xuất, Phạm Ngũ Lão biết phát huy sở trường đặc biệt của mình là khả năng chiến đấu và chiến trận bằng tập kích để trở thành vị tướng suốt đời bất bại, khiến giặc phải kiêng nể, còn các vị vua Trần đều kính trọng. Ông được sử sách đánh giá là danh tướng văn võ toàn tài bậc nhất. Trong suốt cuộc đời huyền thoại của mình, Phạm Ngũ Lão đã lập nhiều chiến công xuất sắc, tiêu biểu phải kể đến hai lần đánh tan giặc xâm lược Nguyên – Mông, nhiều lần đánh dẹp quân Ai Lao và quân Chiêm Thành cũng như các tù trưởng phản loạn nơi biên giới.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

b) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

Xem đáp án » 23/07/2024 1.2 K

Câu 2:

Gạch dưới câu chủ đề trong các đoạn văn sau:

a) Trong những câu chuyện đã đọc gần đây, em thích nhất là truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Truyện kể về người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản. Quốc Toản còn nhỏ tuổi mà rất sốt sắng lo việc nước. Chàng đã tập hợp sáu trăm tráng sĩ thành một đội quân dưới lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Đội quân của người thiếu niên anh hùng đã lập được nhiều chiến công vang dội, góp phần đánh thắng giặc Nguyên hung hãn. Truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” để lại cho em ấn tượng rất sâu sắc về lòng yêu nước của thiếu nhi Việt Nam.

Xem đáp án » 18/07/2024 1 K

Câu 3:

Đề bài: Viết đoạn văn (4 - 5 câu) kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết.

Xem đáp án » 14/10/2024 634

Câu 4:

b) “Dế Mèn phiêu lưu kí” kể lại những cuộc phiêu lưu sóng gió của chàng Dế Mèn. Không cam chịu cảnh sống tù túng, lí thủ, đầy quanh quán, nhạt nhẽo, tầm thường, Dế Mèn cất bước đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Gặp biết bao khó khăn, trải qua những vấp vào sai lầm, thậm chí có lúc thất bại đau đớn, nhưng Dế Mèn không nản lòng, không chịu lùi bước và cuối cùng đã đạt được ước mỗ của mình. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, qua mỗi chặng đường, tầm mắt của Dế Mèn được mở rộng, đồng thời, Dế Mễn cũng thu được những bài học bổ ích.

Xem đáp án » 18/07/2024 428

Câu 5:

Gạch dưới câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau:

a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sắt, mình mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em rất thích câu chuyện này vì hình ảnh Thánh Gióng nói lên sức mạnh k diệu của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Xem đáp án » 18/07/2024 325

Câu 6:

Tìm câu mở đoạn, kết đoạn trong đoạn văn nói về câu chuyện “Chiếc ví”. Điền từ ngữ trong ngoặc đơn vào vị trí phù hợp:

(mở đoạn, kết đoạn)

Câu…………..“Chiếc ví” là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc.

Câu…………... Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.

Xem đáp án » 22/07/2024 283

Câu 7:

Viết thêm câu chủ đề phù hợp vào các đoạn văn sau:

Câu chủ đề: Ngày xưa, có hai vị thần là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh; Yết Kiêu là một người có tài bơi lặn.

a) ………………………………………………………………………

Nghe tin quân Nguyên xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vờ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.

Xem đáp án » 18/07/2024 283

Câu 8:

Hãy nêu cảm nghĩ của em về ông Yết Kiêu. Viết tiếp để hoàn thành câu trả lời của em:

Ông Yết Kiêu là người:………………………………………………………..

Xem đáp án » 18/07/2024 278

Câu 9:

b) ………………………………………………………………………

Sơn Tinh có thể dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng lũ. Thuỷ Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả bầu trời.

Xem đáp án » 20/07/2024 265

Câu 10:

Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của. Gạch dưới những tên gọi đó:

Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới. Rất nhiều sản phẩm nông nghiệp được nông dân gắn liền với tên của ông một cách thân thiết: dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của,... Còn bạn bè trìu mến gọi ông là “nhà bác học của đồng ruộng”.

Xem đáp án » 18/07/2024 253

Câu 11:

Những chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc như thế nào? Nối đúng:

A

 

B

a) Là viện trưởng một viện nghiên cứu nhưng ông vẫn làm việc trong một căn phòng rất đơn sơ.

1) Ông luôn vận dụng sáng tạo những thành tựu khoa học tiên tiến vào thực tiễn.

b) Ngoài giờ lên lớp, ông thường xắn quần, lội trên những cánh đồng thí nghiệm.

2) Ông là nhà khoa học gắn với đồng ruộng.

c) Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.

3) Ông là người rất giản dị.

Xem đáp án » 18/07/2024 235

Câu 12:

Em hiểu câu tục ngữ “Người ta là hoa đất” như thế nào? Gạch chân chữ cái trước ý em thích:

a) Con người là những bông hoa của Trái Đất.

b) Con người là vốn quý của đất trời.

c) Ý kiến khác (nếu có):

Xem đáp án » 18/07/2024 205

Câu 13:

Nội dung của bài đọc là gì? Gạch chân chữ cái trước ý trả lời đúng.

a) Giới thiệu cách thức thi cử thời nhà Mạc và nhà Lê.

b) Ca ngợi vẻ đẹp và sự thông minh của bà Nguyễn Thị Duệ.

c) Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ.

d) Ca ngợi tám danh nhân của đất nước Việt Nam.

Xem đáp án » 23/07/2024 201

Câu 14:

Yết Kiêu dùng cách nào để đánh giặc? Gạch chân chữ cái trước ý đúng:

a) Yết Kiêu lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu.

b) Yết Kiêu dùng cọc vót nhọn làm tàu giặc bị đắm.

c) Yết Kiêu chỉ huy quân lính liên tục tấn công tàu giặc.

d) Yết Kiêu dùng ống nhòm tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu.

Xem đáp án » 18/07/2024 189

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »