Đề bài: Giới thiệu về một sản phẩm mà em tự tay làm ra
Top 10 bài Giới thiệu về một sản phẩm mà em tự tay làm ra SIÊU HAY
Giới thiệu về một sản phẩm mà em tự tay làm ra - Mẫu 1
Mô hình vòng tuần hoàn của nước
Vòng tuần hoàn của nước chính là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trên bầu khí quyển của Trái Đất. Nước được chuyển hóa từ thể này sang thể khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Mặt trời làm nóng nước từ các đại dương, hồ, sông sau đó nước biến thành hơi nước qua quá trình bốc hơi. Thực vật cũng bị mất nước ở dạng hơi nước từ lá của chúng vào không khí do quá trình thoát hơi nước. Khi hơi nước bay lên không trung gặp khí lạnh tạo thành các hạt nước nhỏ, cùng với hàng tỉ các hạt nước nhỏ khác tạo thành các đám mây. Và những hạt nước nhỏ ấy kết hợp với bụi, kim loại nặng, chất bẩn trong không khí nếu chúng rơi xuống mặt đất sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Nên những đám mây nhân tạo ở phía trên sẽ làm nhiệm vụ hút, lọc những chất bẩn đó và trực tiếp loại bỏ các chất làm ô nhiễm môi trường không khí sau đó chỉ còn những hạt mưa ít chất bẩn rơi xuống đất. Quá trình này được gọi là quá trình ngưng tụ. Khi những đám mây trở nên nặng và không thể giữ được những hạt nước chúng sẽ rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa, mưa đá hoặc tuyết. Quá trình này được gọi là sự kết tủa. Một số lượng nước rơi xuống ngấm vào lòng đất tạo thành các mạch nước ngầm mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Số lượng nước còn lại rơi xuống hồ, sông và biển. Sau đó mặt trời lại tiếp tục làm nóng lượng nước này một lần nữa. Sự luân chuyển này được gọi là vòng tuần hoàn nước.
Giới thiệu về một sản phẩm mà em tự tay làm ra - Mẫu 2
Đèn ông sao
Đây là chiếc đèn ông sao do em tự làm. Chiếc đèn có hình ngôi sao năm cánh rất đẹp. Để làm được chiếc đèn này, chúng ta cần chuẩn bị thanh tre vót nhọn, giấy bóng kính, giấy màu, keo dán và dây thép li cố định. Đầu tiên, em vót các mảnh tre thành 5 que cho 1 mặt của ông sao và 10 que cho 2 mặt. Chẻ 4 que ngắn khoảng 15cm để đỡ cho 2 mặt của ông sao. Sau khi đã tạo ra 2 ông sao từ các thanh tre đã vót nhẵn sẵn, bằng nhau, em buộc chặt các góc để thành hình ông sao. Sau khi khung ngôi sao được chắc chắn, em lấy keo phết lên bề mặt của từng cánh sao để dán giấy bóng kính lên. Em sử dụng giấy bóng kính màu đỏ cho phần ngoài và màu vàng cho phần giữa để tượng trưng cho lá cờ Tổ quốc. Sau khi đã làm xong, em trang trí hoa tùy thích. Điểm đặc biệt nhất của chiếc đèn chính là nó có thể cho đèn led hoặc nến vào chính giữa đèn. Khi đèn sáng trông rất đẹp. Em rất thích chiếc đèn của em.
Giới thiệu về một sản phẩm mà em tự tay làm ra - Mẫu 3
Đồng hồ cát
Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng, bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, đồng hồ cát còn tượng trưng cho thời gian trong cuộc đời mỗi con người, phần trên là tương lai, bên dưới là quá khứ, mỗi hạt cát rơi là mỗi giây phút trôi qua. Vì vậy, bạn cần trân trọng và sống sao cho cuộc đời mình thật ý nghĩa. Chế một chiếc đồng hồ cát để trên bàn làm việc hay bàn học hoặc nơi bạn thường xuyên ngồi để chiêm ngưỡng và luôn trân trọng cuộc đời là một điều thật tuyệt vời.
Giới thiệu về một sản phẩm mà em tự tay làm ra - Mẫu 4
Mình xin giới thiệu một sản phẩm đặc biệt mà mình đã tự tay làm ra - đó là một bộ sổ tay handmade. Đây không chỉ là một cuốn sổ tay thông thường, mà còn là một tác phẩm thủ công đầy tình cảm và cá nhân.
Để tạo ra bộ sổ tay này, mình đã bắt đầu với việc lựa chọn chất liệu. Mình chọn những tờ giấy có chất lượng cao và thích hợp để làm bìa, với màu sắc và họa tiết phù hợp với sở thích cá nhân. Bên trong sổ tay, mình sử dụng các tờ giấy nền để viết ghi chú, vẽ tranh, hoặc dán những ảnh và kỷ niệm quý báu.
Việc may và đan thủ công để tạo ra bìa sổ tay là một quá trình tốn thời gian và tinh xảo. Mình đã tự tạo ra một bìa độc đáo bằng cách kết hợp các tấm giấy và vải để tạo nên một thiết kế độc lạ. Bên cạnh đó, mình cũng sử dụng dây thừng hoặc dây thắng để kết nối các tờ giấy nền thành một cuốn sổ tay.
Mỗi bộ sổ tay handmade của mình có một cái góc riêng biệt, thể hiện cá tính và tình cảm của mình thông qua từng chi tiết tinh tế. Đây không chỉ là một công cụ để ghi chép mà còn là một tác phẩm nghệ thuật cá nhân, thể hiện sự tận tâm và sáng tạo của mình. Nó có thể trở thành một món quà độc đáo và ý nghĩa cho người thân hoặc bạn bè, hoặc là một cách để tự thể hiện sự sáng tạo và tình yêu với nghệ thuật thủ công.
Tôi rất tự hào được giới thiệu về một sản phẩm mà tôi đã tự tay sáng tạo. Đó là một chiếc bình hoa thủ công độc đáo.
Chiếc bình hoa này là một tác phẩm nghệ thuật tự làm, được tạo ra bằng tâm huyết và sự sáng tạo của tôi. Để tạo ra nó, tôi đã sử dụng các nguyên liệu và công cụ đơn giản như một lọ thủy tinh trong suốt, cây cỏ tự nhiên, và một chút sợi dây tre.
Đầu tiên, tôi đã lựa chọn cây cỏ tự nhiên như hoa lá, cỏ dại, hoặc cành cây khô có hình dạng và màu sắc đa dạng để tạo nên lớp cỏ cho bình hoa. Tôi đã sắp xếp chúng một cách tinh tế và sáng tạo để tạo nên một sự kết hợp hài hòa và độc đáo.
Sau đó, tôi đặt lớp cỏ này vào lọ thủy tinh trong suốt, tạo nên một bình hoa tự nhiên và tinh tế. Tôi có thể tùy chỉnh bình hoa bằng cách thêm thắt một ít sợi dây tre xung quanh lọ thủy tinh để tạo nên một nét độc đáo và tự nhiên hơn.
Sản phẩm này không chỉ là một chiếc bình hoa đẹp mà còn là một tác phẩm nghệ thuật thủ công độc đáo thể hiện tinh thần sáng tạo của tôi. Nó là một phần của không gian trang trí nội thất của tôi và mang đến một cảm giác thanh bình và tươi mới cho môi trường xung quanh. Tôi tin rằng sản phẩm này sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để làm quà tặng cho người thân và bạn bè hoặc để trang trí trong nhà.
Mình muốn giới thiệu về một sản phẩm độc đáo và sáng tạo mà mình đã tự tay làm ra - chiếc bàn làm việc gỗ tự nhiên. Đây không chỉ là một món đồ trang trí, mà còn là một sản phẩm hữu ích và thể hiện sự tận tâm trong việc tự chế tạo.
Chiếc bàn làm việc này được làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên, với chất lượng và sự tỉ mỉ trong từng chi tiết. Mình đã tự thiết kế và xây dựng nó từ những tấm gỗ gốc nguyên khối, chọn lựa kỹ càng để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ. Bàn được hoàn thiện bằng việc xử lý và mài bóng, tạo ra một bề mặt mịn màng và bóng loáng.
Mình đã tích hợp nhiều tính năng tiện ích vào chiếc bàn này, bao gồm các ngăn kéo, kệ để sách và tủ để lưu trữ đồ. Các chi tiết như các khớp nối và quả bóng gỗ đã được tạo ra với sự tỉ mỉ, tạo nên sự hoàn hảo và sự kết hợp tốt với tự nhiên của gỗ.
Chiếc bàn làm việc gỗ tự nhiên này không chỉ là một nơi làm việc hiệu quả mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo trong ngôi nhà của mình. Nó thể hiện tinh thần tự chế tạo và sự đầu tư tâm huyết của mình trong mỗi khía cạnh. Ngoài ra, nó còn là một sự kết hợp hoàn hảo giữa chức năng và thẩm mỹ, giúp tạo ra không gian làm việc hoàn hảo và độc đáo.
Đakrông là một huyện miền núi với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Chứng kiến cảnh các bạn học sinh đến trường với những quyển sách, quyển vở trên tay mà không có tiền mua cặp xách, đặc biệt là các em học sinh tiểu học còn rất nhỏ, sách thì nhiều mà tay em lại bé, ôm không xuể; em đã có ước muốn là làm sao có thể giúp cho các em có được một cái cặp để đi học. Thật may mắn, tình cờ em nhìn thấy bà cụ đang ngồi đan một cái gùi, mà người dân bản gọi là A Chói – dùng để gùi đồ, thế là em suy nghĩ ngay đến việc dùng các loại nguyên liệu này để làm chiếc cặp đi học. Và cuộc hành trình sáng tạo bắt đầu.
Đầu tiên, em đã tiến hành chuẩn bị nguyên liệu là 2,5kg mây; 2,5m dây đồng; 2,5m dây cước, nút khóa và đi tìm mây, vót mây; sau đó em chuẩn bị dây cước, dây đồng, nút khóa. Đối với em, việc tìm mây, vót mây là công việc tương đối khó khăn vì phải tìm đúng loại mây thích hợp có độ dẻo dai, bền chắc vừa đủ. Sau khi tìm được mây, em tiến hành chẻ mây và vót thành sợi mảnh dưới sự hướng dẫn của ông Hồ Văn Số. Như vậy phần chuẩn bị coi như tạm ổn.
Và lúc này là công việc chính: Đan chiếc cặp. Với những sợi mây mảnh đã vót em tiến hành đan và tạo hình. Bắt đầu với việc đan phần đáy cặp, những sợi mây dài được uốn lên tạo các nếp gấp vuông góc với đáy và tiếp tục đan dần lên xung quanh như vậy cho đến khoảng 23cm và cố định phần trước. Phần lưng cặp thì em tiếp tục kéo dài lên và làm thành nắp chiếc cặp. Hai bên hông chiếc cặp thì em đan chéo lên để làm thành quai đeo. Trong quá trình làm em đã sử dụng dây cước để trang trí cho sản phẩm thêm đẹp mắt, dây đồng để cố định các mũi đan ở xung quanh và làm móc khóa. Đến đây công việc làm chiếc cặp đã hoàn thiện.
Như vậy, em đã hoàn thành ý tưởng của mình. Với chiếc cặp được làm từ nguyên liệu chủ yếu là mây, các em nhỏ có thể dùng nó để đến trường khi gia đình không có tiền để mua. Mặt khác, với những tiềm năng sẵn có ở địa phương như: nguyên liệu phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm đan lát dày dặn, nên nếu có thể nhân rộng mô hình sáng tạo này thì nó sẽ mang lại lợi ích kinh tế vô cùng lớn cho bản thân và gia đình chúng ta.
Khi sử dụng chiếc cặp này vào mùa mưa, học sinh có thể dùng thêm túi ni-lon để đựng sách vở và khi bị ướt, các em có thể hong khô bên bếp lửa của nhà mình.
Đây là chiếc cặp bằng mây tre do nhóm em tự tay làm ra. Đầu tiên, chúng em đã tiến hành chuẩn bị nguyên liệu là 2,5kg mây; 2,5m dây đồng; 2,5m dây cước, nút khóa và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bạn trong nhóm: Bạn Linh, bạn Hân đi tìm mây, vót mây; còn em chuẩn bị dây cước, dây đồng, nút khóa. Sau khi tìm được mây, chúng em tiến hành chẻ mây và vót thành sợi mảnh dưới sự hướng dẫn của ông nội em. Với những sợi mây mảnh đã vót chúng em tiến hành đan và tạo hình. Bắt đầu với việc đan phần đáy cặp, những sợi mây dài được uốn lên tạo các nếp gấp vuông góc với đáy và tiếp tục đan dần lên xung quanh như vậy cho đến khoảng 23cm và cố định phần trước. Phần lưng cặp thì chúng em tiếp tục kéo dài lên và làm thành nắp chiếc cặp. Hai bên hông chiếc cặp thì chúng em đan chéo lên để làm thành quai đeo. Trong quá trình làm chúng em đã sử dụng dây cước để trang trí cho sản phẩm thêm đẹp mắt, dây đồng để cố định các mũi đan ở xung quanh và làm móc khóa. Đến đây công việc làm chiếc cặp đã hoàn thiện. Em rất thích chiếc cặp này vì nguyên liệu để làm ra nó chủ yếu là mây, rất dễ tìm trong tự nhiên. Do đó các em nhỏ có thể dùng chiếc cặp mây tre để đến trường dù gia đình không có tiền mua cặp sách.
TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG
Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Chuẩn bị.
a. Lựa chọn câu chuyện yêu thích.
b. Lựa chọn một phương án viết đoạn văn tưởng tượng.
Ví dụ: Sự tích cây vú sữa
Nói.
Giới thiệu sản phẩm em đã làm (chú ý sử dụng các tính từ, hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm của sản phẩm đó).
Nội dung chính Đồng cỏ nở hoa:
Văn bản đề cập đến Bống là một cô bé có tài hội họa. Điều đáng chú ý là Bống vẽ rất giống. Không chỉ vậy Bống còn có trí tưởng tượng rất phong phú. Nhờ vậy những bức tranh của em rất sinh động và được ông họa sĩ Phan khen.
Nếu có thời gian rảnh rỗi, em sẽ làm gì? (vẽ, sáng tác thơ, làm đồ chơi,...). Vì sao em thích làm việc đó?
ĐỒNG CỎ NỞ HOA
Bống là một cô bé có tài hội hoạ. Người phát hiện ra điều này trước nhất là bác Lan, chị gái của bố Bống. Thực ra, lúc đầu bác Lan chỉ thấy hơi là lạ, vì con bé mới học tiểu học mà sao nó lại mê vẽ thế. Nó vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe. Nó vẽ các nàng tiên, các cô công chúa, các chàng công tử.
Cái Bống rất hay vẽ, nhưng đáng chú ý hơn là nó vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu. Cây cau ra cây cau. Bố Lít nó ra bố Lít. Mẹ Phít nó cũng chẳng lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng xu với hai con mắt lá răm.
Bác Lan đưa tranh của Bống cho ông hoạ sĩ Phan xem để hỏi ý kiến. Ông hoạ sĩ xem cả xấp tranh vẽ con chó, con mèo, cây cau, chân dung bố và mẹ Bống thì tặc tặc lưỡi trầm trổ: “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa! Vẽ được lắm, được lắm!”. Đoạn, ông nói: “Còn những bức nào nữa, cho ông xem với nào!”. Bống đưa cho ông cả tập tranh giấu trong cặp. Ông trố mắt, chỉ từng bức:
- Sao dưới bụng con gà mái mẹ lại có một hàng chấm chấm?
- Đó là tí của nó ạ. Không có tí, gà con bú mẹ sao được ạ.
- Thế con chuột nhắt đứng cạnh cái vòng tròn có hai chóp nhọn là cái gì?
- Là lưng con mèo. Ý cháu là... hỡi tên chuột kia, mi hãy giờ hồn, mèo chưa quay đầu lại đâu!
(Theo Ma Văn Kháng)
Từ ngữ
- Mắt lá răm: mắt một mí nhưng trong to, đuôi mắt dài và sắc trông như đuôi của lá rau răm.
- Xấp tranh: nhiều bức tranh cùng loại, xếp chồng lên nhau một cách ngay ngắn.
- Giờ hồn: có ý nói phải coi chừng, mang tính đe doạ.
Tài năng hội hoạ của Bống được giới thiệu như thế nào ở đoạn mở đầu?
Đặt 1 – 2 câu với từ ở cột A, bài tập 1.
M: Nhà thơ Phạm Hổ sáng tác nhiều bài thơ hay cho thiếu nhi.
Em hiểu thế nào về nhận xét của ông hoạ sĩ Phan đối với tranh Bổng vẽ: “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa!"? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Khen tranh của Bống vẽ rất sinh động, tự nhiên.
B. Khen Bống có năng khiếu vẽ tranh.
C. Dự đoán Bống sẽ là một hoạ sĩ tài năng trong tương lai.
Trao đổi, góp ý.
Trao đổi, góp ý về nội dung, cách nói, cử chỉ, điệu bộ,... khi nói. Ghi lại những góp ý của bạn hoặc cách làm một sản phẩm em yêu thích.