Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành.
Top 10 bài Đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành 2024 SIÊU HAY
Đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành - Mẫu 1
Họ hàng nhà kiến lúc nào cũng chăm chỉ, hiền lành. Trời chuẩn bị mưa to nhưng đàn kiến vẫn hành quân thành một hàng đen kịt tha mồi về tổ. Lần theo dấu vết của đàn kiến mới thấy chúng đi kiếm ăn rất xa tổ, chúng kiếm ăn ở trên cây hồng xiêm mà tổ lại ở trên vách nhà, quãng đường đi phải đến chục mét, quá xa xôi với thân hình nhỏ bé ti ti của chúng. Thế mà đàn kiến vẫn nối đuôi nhau thành hàng đi sát vào mép tường sân. Trông chúng nhỏ bé, hiền lành nhưng lại rất kiên cường. Nếu một tên kiến bị trêu chọc thì những con xung quanh liền cùng nhau giơ càng lên phản ứng tự vệ.
Đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành - Mẫu 2
Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành. Bầy kiến con nào con nấy cũng giống nhau, chỉ bé bằng đầu tăm, toàn thân khoác lên mình màu đen bóng. Nhìn chúng nhỏ nhắn, yếu đuối, chỉ cần đè nhẹ một cái là sẽ chết, nhưng nhìn chúng kiếm ăn, em chợt nhận ra chúng có sức mạnh phi thường như thế nào. Đàn kiến rời khỏi tổ, mỗi con rẽ ra một hướng khác nhau, tỏa ra bốn phía tìm kiếm con mồi. Chú kiến nhỏ chăm chỉ đã tìm thấy thức ăn là xác một chú sâu béo ngậy, nhưng chú sâu ấy to hơn chú kiến hàng trăm lần, làm sao chú kiến có thể tha về được? Chú đã nhanh chóng gọi bạn bè đến giúp đỡ. Cách giao tiếp của những chú kiến rất đặc biệt. Chúng chạm những chiếc râu nhỏ xíu vào nhau, rung rung để truyền thông tin cho nhau. Hàng chục, hàng trăm chú kiến vây lại quanh xác con sâu, rồi từ từ, chúng hợp lực lại với nhau, khênh được xác con sâu khổng lồ lên, thẳng tiến về tổ. Em không khỏi ngạc nhiên. Làm thế nào mà trong thân xác nhỏ bé ấy, có thể chứa đựng được sức mạnh phi thường như vậy? Có lẽ là từ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau của chúng? Đàn kiến thẳng tiến về tổ, dường như chúng đang hào hứng mang chiến lợi phẩm về cho tổ mình. Trên đường về, chúng gặp những chú kiến khác cũng đang tha những miếng mồi nhỏ hơn về tổ, dự trữ thức ăn cho lúc cần thiết. Em đoán, nếu như hiểu được ngôn ngữ loài kiến, có lẽ sẽ nghe được chúng đang vui mừng vì một ngày bội thu. Quan sát loài kiến kiếm ăn đã cho em bài học về sự nỗ lực và sự đoàn kết. Em sẽ ghi nhớ bài học này và áp dụng vào cuộc sống.
Đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành - Mẫu 3
Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành. Kiến là một loài sinh vật nhỏ bé và gần như vô hại, mỗi con kiến li ti bình thường rất khó nhận ra nhưng khi cả một đàn kiến tập trung lại thì thành những đội quân đông đảo và hùng hậu. Hình ảnh đàn kiến hành quân tha mồi về tổ là một trong những hình ảnh đặc trưng cho sức mạnh đoàn kết và tập quán bầy đàn của chúng. Con đầu đàn là con kiến to nhất, nó dẫn cả đàn đi theo hướng về tổ, con đầu đàn đi như thế nào là toàn bộ những con phía sau sẽ đi đúng đường ấy, dù là đường thẳng hay đường cong vẫn luôn nối nhau thành một hành không đi lệch ra ngoài. Hôm nay có vẻ đàn kiến kiếm ăn rất bội thu, con nào con nấy bụng no căng lại tha trên mình mồi còn to gấp đôi kích thước cơ thể. Khi có con nào làm rơi mồi vì quá nặng là những con khác sẽ đến khiêng vác cùng, chúng sử dụng ngôn ngữ đặc biệt của mình ra hiệu cho nhau phải đoàn kết để có thể tha được nhiều mồi về tổ. Dù rất tập trung tha mồi nhưng đàn kiến cũng rất cảnh giác, khi đưa tay lại gần chúng sẽ dừng lại, đứng im giương cặp mắt li ti lên nhìn, khi thấy không có nguy hiểm mới tiếp tục cuộc hành trình. Nhìn vào những con kiến em học hỏi được rất nhiều điều, đó là bản tính chăm chỉ, chịu khó, cẩn thận trong làm việc và tính đoàn kết trong hoạt động tập thể.
Đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành - Mẫu 4
Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành. Từ bao đời nay, kiến vẫn luôn sống một cuộc đời cần mẫn như vậy. Mỗi ngày chúng đều kết thành đoàn đi ra ngoài kiếm mồi về tổ. Chúng không chỉ kiếm thức ăn theo ngày, mà còn biết dự trữ cho những ngày khó khăn. Đặc biệt, họ hàng nhà kiến cũng rất chú ý đến việc xây tổ. Nên tổ kiến lúc nào cũng vững chãi và thoải mái. Tuy đông đúc và rất đoàn kết. nhưng kiến rất lành. Chúng chẳng bao giờ chủ động tấn công hay làm hại ai. Có lẽ chính nhờ những phẩm chất đáng quý như vậy, mà họ nhà kiến thường đi vào các câu chuyện ngụ ngôn với những vai diễn tốt bụng, hiền lành và chăm chỉ.
Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành. Chúng là loài động rất nhỏ bẻ nhưng lại xây dựng nên được những chiếc tổ to lớn. Đó là vì chúng rất chăm chỉ, cần mẫn và đoàn kết. Ngày nào chúng cũng đi tìm thức ăn hay kiếm vật liệu xây tổ một cách kiên trì và nhẫn nại. Nhờ sức mạnh đoàn kết nên đàn kiến có một sức mạnh đáng nể trong thế giới côn trùng. Nhưng dù vậy chúng cũng không bao giờ bắt nạt hay cướp lương thực của con vật khác. Chỉ khi bị tấn công, chúng mới đáp trả lại. Và nếu kẻ địch rút lui thì chúng sẽ dừng lại ngay, không hề có ý định đuổi theo trả thù.
Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành. Các chú kiến có vẻ ngoài bé nhỏ, nhưng luôn đoàn kết và làm việc chăm chỉ, cần mẫn. Tổ kiến nào cũng được xây dựng khang trang với nhiều tầng, ổ. Đặc biệt, ngày nào cũng có những đoàn kiến đi kiếm ăn, vừa để ăn qua ngày vừa để dự trữ. Vì vậy, nếu có mưa bão thì chúng vẫn có thể sống tốt mà không phải ra ngoài kiếm ăn. Kiến cũng là loài vật hiền lành, không chủ động tấn công hay làm hại ai bao giờ. Nếu có tổ kiến bị vỡ hay thức ăn có kẻ khác tranh dành, chúng sẽ lại tiếp tục tìm một địa điểm mới để xây tổ lại từ đầu. Sự hiền lành, chịu khó lại nhẫn nhịn ấy khiến họ nhà kiến trở thành loài vật được yêu quý.
Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành. Chúng tuy là loài động vật nhỏ bé, sống thành đàn đông đúc trong những chiếc tổ lớn. Chúng rất chăm chỉ, làm việc suốt ngày đêm theo kế hoạch đã đặt ra. Bởi vậy mà lúc nào kiến cũng có cái tổ ấm áp, kiên cố và nhiều thức ăn cho cả bầy. Đã vậy, chúng còn hiền lành và lương thiện. Tuy có ưu thế về số lượng và sự đoàn kết nhưng không bao giờ kiến chủ động tấn công loài khác. Chúng chỉ dùng sức mạnh của mình để tự vệ mà thôi. Có lẽ bởi vậy, mà trong các câu chuyện ngụ ngôn về thế giới loài vật, kiến thường được khắc họa là nhân vật tốt cho trẻ em học tập.
Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành. Có đến sáu bảy chú, tốp sau đẩy tới, tốp trước kéo lui, làm cho hạt gạo xiên qua xẹo lại như một chiếc xe tải chạy chậm chạp, ì ạch trên con đường đất gồ ghề. Cả đàn kiến ngoằn ngoèo, thậm thượt chẳng khác chi sợi chỉ dài màu đỏ sẫm của ai đó đã bỏ quên nằm trên mặt đất. Rồi đến một chỗ dốc cao, em cố dõi theo xem chúng xử trí cách nào. Vài chú ở sau tới phụ trợ, hạt gạo nhích từ từ và từ từ lên cao. Nhưng chẳng may cát tuột xuống làm cho hạt gạo đổ lăn tròn kéo theo vài chú kiến vẫn còn bám chặt, chưa chịu buông ra, khiến em liên tưởng tới những pha đẹp mắt của những anh chàng thủ môn can đảm ôm quả bóng mà ngã lăn kềnh. Thế rồi tất cả bắt đầu lại. Hạt gạo đản dần được đưa lên hơn nửa dốc. Tuột nữa. Thật là quái ác, cái dốc vô tình đó sao mà chẳng biết cảm thông cho những con người lao động cần mẫn kia. Thôi, em đoán chúng nó phải chịu thua. Nhưng, đôi ba chú chạy loanh quanh, thỉnh thoảng chạm đầu vào nhau với đồng bọn như thông báo nhỏ điều gì để cầu cứu. Lần này số kiến đông hơn, hạt gạo vừa đến dính, thì đã có mấy chú từ trên chòm xuống thò chân kéo. Vài hạt cát, do trượt chân, sà xuống, nhưng chẳng hề hấn gì, hạt gạo ngang nhiên vượt đốc một cách dễ dàng. Thật ngộ nghĩnh cho giống sinh vật nhỏ bé li ti như vậy. Nhờ sự hợp quần, lòng kiên nhẫn mà chúng đã lôi được một vật to nặng gấp nhiều lần mình. Và con người chắc cũng nhờ ở đức tính ấy nên đã chiến thắng mọi gian lao thử thách để tạo ra biết bao điều kỳ diệu cho đời. Sự kiên trì của đàn kiến chính là một bài học quý giá cho những ai lười nhác và biếng học.
Trên sân nhà đang có một đoàn quân màu đen hành quân từ gốc cây sung vào trong chiếc lỗ nhỏ cạnh tường nhà, đó chính là họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành. Những con kiến đen bé tí nhưng khi chúng đi thành hàng lại nhìn rất rõ, những chú kiến này rất có quy củ đi rất thẳng hàng, chú nào chú nấy đi nối đuôi nhau không ai đi ra khỏi hàng. Hễ có chú kiến nào bị gió thổi ra ngoài là những con khác liền gọi vào hàng ngay lập tức, các chú kiến không hề chen lấn xô đẩy nhau mà đi rất trật tự. Đội quân nhà kiến đen hành quân quãng đường khá xa, từ gốc cây sung về đến tổ phải 5 mét, dưới trời nắng gắt các chú kiến vẫn hiên ngang hành quân không hề e ngại. Trên càng của mỗi chú kiến đều có chiến lợi phẩm thu được để tha về tổ, có con thì cắp một mẩu hạt, mẩu lá, có đoạn vài con chung đầu vào khiêng một cái xác con sâu nhỏ. Mỗi khi có cơn gió thổi ngang qua là những con kiến nằm rạp người sát xuống đất nhằm tránh bị gió thổi bay hay chiếc lá nào đó va vào cuốn đi mất. Đàn kiến cả trăm con nhưng con nào cũng thật chăm chỉ và thông minh, cần mẫn tha từng chút thức ăn về tổ. Đàn kiến là bài học cho những kẻ lười nhác không chịu làm mà chỉ muốn ăn, biếng học nhưng lại muốn được điểm cao.
Đề bài: Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (Thánh Gióng, An Dương Vương,...).
Đọc bài dưới đây và trả lời câu hỏi.
Trứng bọ ngựa nở
Cành chanh bên cửa sổ đung đưa, xanh mát sau cơn mưa. Mấy quả chanh non mới đậu nom đáng yêu lạ. Bỗng một sự việc xảy ra khiến tôi phải đặc biệt chú ý: trứng bọ ngựa nở.
Tôi đến tận gốc chanh chăm chú theo dõi. Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lỗ lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình... rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng, treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió. Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ ngoạy. Các chú càng cựa quậy thì sợi tơ càng dài ra, từ từ thả các chú xuống phía dưới.
Chú bọ ngựa con đầu đàn “nhảy dù” trúng một quả chanh non. Chú đứng hiện ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, võ sĩ, ngước nhìn từng loạt, từng loạt đàn em mình đang “đổ bộ” xuống hết sức chính xác và mau lẹ. Đàn bọ ngựa mới nở chạy chanh, mỗi con mỗi ngả bắt đầu một mình lắc lư theo kiểu tíu tít, lập tức dàn quân ra khắp cây chanh mỗi con mỗi ngả bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập.
(Theo Vũ Tú Nam)
a. Đoạn mở đầu giới thiệu sự việc gì?
b. Các chú bọ ngựa non được miêu tả thế nào qua từng khoảnh khắc dưới đây?
c. Em thích hình ảnh miêu tả nào trong bài? Vì sao?
Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
(Nguyễn Thái Vận)
b. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hoà nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng... Ngày mùa, cánh đồng lúa trông thật đẹp mắt.
(Theo Trúc Mai)
c. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đoá râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như được giội rửa. Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời. Mẹ gà mừng rỡ “tục, tục” dắt bầy con quây quanh vũng nước đọng trong vườn.
(Theo Vũ Tú Nam)
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:
Quê hương
Mùa xuân trở về. Nước biển ấm hẳn lên. Những con sóng không còn ầm ào nữa. Đại dương khe khẽ hát những lời ca êm đềm. Đàn cá hồi bỗng ngừng kiếm ăn, ngẩn ngơ nhớ tới quê hương...“Nơi chôn rau cắt rốn” của chúng là thượng nguồn của dòng sông.
(Theo Đặng Chương Ngạn)
Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Tìm câu trả lời đúng.
A. Chim ưng rất thông minh.
B. Chim ưng là bạn của người.
C. Ở hiền thì gặp lành.
D. Bác nông dân rất yêu quý các loài vật.
CON RẮN VUÔNG
Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:
– Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.
Vợ không tin nhưng tính trêu chồng một mẻ:
– Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như mình nói thế. Tôi nhất định không tin.
Chồng làm như thật:
– Thật quả có rắn như thế! Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.
Vợ lắc đầu:
– Cũng chẳng đến!
Chồng cương quyết:
– Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.
Vợ vẫn khăng khăng:
– Vẫn không dài đến mức ấy đâu!
Chồng rút lui một lần nữa:
– Lần này tôi nói thật nhé! Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.
Vợ bò lăn ra cười:
– Con rắn mình thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại bốn mươi thước không kém một phân, thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Từ ngữ
Thước: đơn vị đo độ dài cũ (khoảng nửa mét).
Em có suy nghĩ gì khi đọc tên câu chuyện?
Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây:
a. Mùa đông, bà tôi thường lấy những mảnh giẻ rách, bao tải cũ lót chỗ cho mèo nằm. Khi đi chợ, bà tôi mua cá nhỏ kho riêng trong một cái niêu đất xinh xắn, gọi là nồi cá mèo. Mỗi khi ăn cơm, bà tôi để riêng một cái đĩa nhỏ, xới ít cơm nóng và trộn chút cá kho vào cơm làm thức ăn cho mèo.
(Lê Phương Liên)
b. Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của các đoá đèn hoa.
(Theo Vích-to Huy-gô)
NGƯỜI NÔNG DÂN VÀ CON CHIM ƯNG
Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng núi nọ, có một bác nông dân hiền lành, tốt bụng, được mọi người yêu quý. Một ngày kia, trong lúc đi làm nương, bác trông thấy một con chim ưng bị thương nặng, nằm bẹp ở bìa rừng. Bác đỡ nó lên và vỗ về nó:
– Tao không muốn các con mày phải chịu khổ đâu, hãy mau lành để trở về với trời xanh đi!
Bác nông dân mang con chim ưng bị thương về nhà, tận tình chăm sóc, chữa chạy vết thương cho nó. Chẳng bao lâu, chim ưng khoẻ trở lại, bác nông dân thả cho chim trở về với bầu trời bao la.
Một hôm, sau khi làm việc quần quật, bác nông dân tựa lưng vào một bức tường để nghỉ cho lại sức, rồi thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng một con chim ưng từ đâu bay tới, quắp chiếc mũ của bác bay đi. Bác nông dân giật mình tỉnh giấc, đuổi theo chim để lấy lại mũ. Bác phát hiện ra đó chính là chú chim ưng mà mình đã cứu ngày nào. Vừa đuổi theo chim, bác vừa hét to:
– Này chim ưng, ta đã cứu mày, sao mày lại trêu chọc ta?
Bác chạy đuổi theo chim ưng một đoạn cách khá xa bức tường rào, nó mới chịu buông trả chiếc mũ cho bác. Bác nông dân cúi nhặt chiếc mũ của mình thì cũng là lúc bức tường lúc nãy bác vừa tựa lưng đổ ập xuống, đè nát tất cả các thứ ở bên dưới.
(Theo Ngụ ngôn Ê-đốp)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
Con chim ưng bị thương nằm ở đâu?