Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió.
Top 10 bài Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió 2024 SIÊU HAY
Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió - Mẫu 1
Đọc câu chuyện Người thu gió, em rất ngưỡng mộ nhân vật Uy-li-am. Tuy xuất thân từ một gia đình nghèo khó, đến mức không đủ điều kiện đến trường. Nhưng câu bé Uy-li-am không hề khuất phục số phận. Chỉ bằng vốn từ vựng ít ỏi, phải vừa đọc sách vừa tra từ điển, mà Uy-li-am đã tìm ra cách chế tạo máy phát điện. Và cậu đã tự chế tạo thành công chiếc máy phát điện chạy bằng sức gió từ các bộ phận của ô tô, máy kéo, xe đạp cũ. Thật tuyệt vời và đáng kinh ngạc biết bao nhiêu. Không chỉ như vậy, Uy-li-am đã không đem máy dùng riêng hay bán với giá cao, mà đem ra cho dân làng cùng sử dụng. Sự thông minh, sáng tạo và tấm lòng giàu tình yêu thương sẻ chia của Uy-li-am khiến em rất kính trọng cậu ấy.
Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió - Mẫu 2
Uy-li-am là nhân vật chính trong câu chuyện Người thu gió. Cậu ấy có một cuộc đời với những thành tựu khiến người khác phải nể phục. Uy-li-am sinh ra trong một gia đình nghèo đói ở châu Phi. Hoàn cảnh khó khăn khiến cậu phải nghỉ học từ sớm. Nhưng điều đó không ngăn cản khát vọng vươn lên trong cậu. Uy-li-am đã tự đến thư viện, dùng vốn tiếng Anh ít ỏi của mình để đọc sách. Thậm chí, cậu còn phải vừa tra từ điển vừa cố đọc, để có thể tìm thấy nguồn thông tin mà mình cần. Và rồi, bằng tri thức tiếp nhận được từ sách vở và trí thông minh, sáng tạo của mình. Uy-li-am đã biến các bộ phận của ô tô, máy kéo, xe đạp cũ thu thập được thành máy phát điện gió. Thật thần kì biết bao, khi một chiếc máy phát điện lại được tạo ra bởi một đứa trẻ chỉ biết vài con chữ, chẳng được đến trường cùng các nguyên liệu cũ, bỏ đi. Sáng chế của Uy-li-am đã trở thành cứu tinh cho cả ngôi làng của cậu. Bởi nó giúp người dân có thể dẫn nước về tưới tiêu cho ruộng đồng và có đủ nước để sinh hoạt. Không chỉ người dân trong làng, mà bản thân em cũng rất kính trọng, biết ơn người hùng Uy-li-am. Cậu ấy đã vượt qua những khó khăn của hoàn cảnh sống, để sáng tạo nên kì tích. Uy-li-am chính là thần tượng tuyệt vời cho các bạn trẻ như chúng em noi theo.
Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió - Mẫu 3
Cậu bé Uy-li-am trong câu chuyện" Người thu gió " phải sống trong cảnh nghèo đói và thiếu thốn. Bỏ học năm mười bốn tuổi vì không có tiền đóng học phí, nhưng cậu đã bất chấp sự nghèo khổ, thiếu thốn cùng với sự ham học hỏi của mình nên Uy-li-am có mới thể tự chế tạo ra chiếc máy điện gió thủ công. Nhờ sự chăm chỉ, cần cù cùng với lòng hiếu học của Uy-li-am mà cậu đã lọt vào danh sách người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. Uy-li-am là tấm gương sáng cho không chỉ sinh viên ở các trường đại học mà mọi người đều cần phải noi theo.
Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió - Mẫu 4
Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió là một cậu bé thông minh, nhanh trí và có trái tim tràn ngập tình yêu thương. Cậu sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở châu Phi. Cuộc sống ở đó vừa thiếu thốn, lại phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết. Uy-li-am nghỉ học từ năm 14 tuổi nhưng khát khao với tri thức trong cậu chưa từng bị dập tắt. Cậu tự mình học tập qua những cuốn sách tiếng anh tại thư viện làng. Với vốn từ vựng ít ỏi đã được học ở trường, Uy-li-am vừa đọc sách vừa tra từ điển. Nhờ vậy, mà cậu đã tìm được tài liệu về cách làm ra điện và thực sự tự tạo ra được một chiếc máy phát điện gió từ ống nhựa và các bộ phận của ô tô, máy kéo, xe đạp cũ. Điều đó đã khẳng định được trí tuệ và sức sáng tạo hơn người của Uy-li-am. Nhưng khi tạo thành công máy phát điện để giúp ích cho cuộc sống, Uy-li-am đã không dùng một mình mà còn tạo ra thêm ba chiếc máy khác để cho cả làng cùng sinh hoạt. Tinh thần chia sẻ, quan tâm đến người khác ấy của cậu thật vô cùng đáng nể. Với các phẩm chất tuyệt vời và đáng quý ấy, Uy-li-a đã được ghi tên vào danh sách Những người dưới 30 tuổi thay đổi thế giới. Em rất ngưỡng mộ và kính phục tài năng, trí tuệ và đạo đức hơn người ấy của Uy-li-am.
Uy-li-am trong câu chuyện" Người thu gió " đã bất chấp sự nghèo khổ, thiếu thốn với bản tính tò mò, và lòng ham học hỏi của mình, Uy-li-am đã vươn lên trong mọi việc. Câu chuyện" Người thu gió" đã cho thấy sự sáng tạo của con người cũng như sức mạnh của niềm tin để vượt qua nghịch cảnh. Uy-li-am chính là tấm gương về sự vượt khó luôn phấn đấu tìm tòi và học hỏi để chống lại nghịch cảnh.
Đọc câu chuyện Người thu gió, em rất ấn tượng và yêu thích nhân vật Uy-li-am. Uy-li-am là cậu bé được sinh ra và lớn lên ở làng quê nghèo cằn cỗi. Khi đó, khoa học kĩ thuật chưa phát triển, đời sống người dân luôn bị thời tiết khắc nghiệt cản trợ. Họ không thể trồng trọt, thiếu nước, thiếu ăn,... rất nhiều người đã thiệt mạng. Đứng trước tình cảnh đó, Uy-li-am đã tự học và chế tạo ra máy điện gió để bơm nước cho đồng ruộng. Nhờ vậy, hoa màu được tươi tốt, cuộc sống người dân được cải thiện. Tình yêu quê hương và tinh thần hiếu học đã giúp cậu bé Uy-li-am bé nhỏ vô danh trở nên nổi tiếng thế giới. Cậy ấy đã truyền cảm hứng cho không chỉ em mà nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới noi theo.
Cậu nhóc Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió là một cuốn tự truyện nhỏ dạt dào kỷ niệm của William Kamkwamba, được Bryan Mealer – một tác giả người Mỹ, chắp bút. Cuốn sách xoay quanh tuổi thơ của Uy-li-am, về cách cậu đưa điện về với thôn xóm và trên cả là hành trình chinh phục những điều tưởng như bất khả thi của cậu. Gấp lại cuốn sách này trong một buổi tối muộn đang bù đầu cùng bài vở, tự dưng em chợt nghĩ, có lẽ, chiếc cối xay gió mà William chế tạo không chỉ đưa điện về với làng xóm cậu, trên cả, nó còn kéo về cả ước mơ, hi vọng và nâng bước đưa cậu hướng về một ngày mai tươi sáng. Và có chăng, trong cuộc sống này, đôi khi ta cũng cần một chút khó khăn, một chút ngược hướng, để ta có thể nhận ra rằng, động lực từ ước mơ mãnh liệt đến nhường nào và sức mạnh của ý chí cũng có thể to lớn tới ra sao?
Em rất khâm phục cậu bé Uy-li-am trong câu chuyện "Người thu gió". Tuy sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, bị cản trở học tập nhưng niềm yêu học luôn chan chứa trong lòng. Nhìn thấy sự nghèo khó của quê hương, Uy-li-am luôn muốn làm gì đó để giúp đỡ mọi người có cuộc sống tốt hơn. Cậu quyết định chế tạo ra một máy điện gió để bơm nước từ dưới lòng đất lên tưới tiêu cho đồng ruộng. Chính tinh thần hiếu học, sáng tạo đã giúp Uy-li-am thay đổi bộ mặt của quê hương và thay đổi chính cuộc đời mình.
Em rất yêu mến cậu bé Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió. Bằng tinh thần hiếu học, đam mê tìm tòi sáng tạo mà Uy-li-am đã thay đổi cuộc sống của chính mình và của cả dân làng. Từ một cậu bé nhà nghèo phải bỏ học, cậu đã tìm cách chế tạo ra máy phát điện, bơm nước từ dưới lòng đất lên tưới tiêu đồng ruộng. Từ đó, Uy-li-am đã nổi tiếng, nhận học bổng đi học trở lại, tốt nghiệp đại học và trở thành người truyền cảm hứng cho giới trẻ. Dân làng và gia đình cậu cũng không còn đói ăn nữa. Những cánh đồng xanh tốt trở lại nhờ có máy phát điện chạy bằng gió của Uy-li-am. Đây quả thực là một câu chuyện cảm động, thúc đẩy tinh thần học tập của em tăng cao.
Em vô cùng hâm mộ nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió. Hành trình của Uy-li-am từ một thiếu niên sinh ra ở một vùng đất nghèo khó Châu Phi, đã dám mày mò chế tạo ra cối xay gió từ phế liệu để tạo ra điện, thay đổi cuộc sống cho toàn bộ cộng đồng cũng như bản thân mình đã truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khắp thế giới. Khi thành công và mang điện về cho làng quê nghèo, cậu bị chỉ trích vì có người cho rằng chính cối xay gió đã thổi gió đi xa, khiến toàn bộ vùng rơi vào hạn hán nặng. Sự nghèo nàn, lạc hậu, thiếu hiểu biết của dân làng là cản ngại lớn nhất khiến nhà phát minh nhí phiền lòng, chán nản. Nhưng niềm tin mãnh liệt và khao khát vươn lên đã tiếp thêm động lực cho cậu bé kiên trì thực hiện ước mơ của mình đến cùng, khiến mọi người thay đổi cách nhìn, cách nghĩ. Tác phẩm còn làm lay động lòng em khi khắc họa cuộc sống thiếu thốn, nghèo khổ của người dân châu Phi qua nạn đói, hạn hán, dịch bệnh… Em cảm thấy bản thân mình may mắn và trân trọng cuộc sống hơn.
Trong câu chuyện "Người thu gió", cậu bé Uy-li-am không chỉ thể hiện niềm đam mê học tập mà còn rất chăm chỉ, chịu khó sáng tạo để làm ra máy phát điện. Bắt đầu từ chiếc máy phát nhỏ, cậu đã thành công chế tác ra chiếc máy lớn, bơm nước cho cả đồng ruộng. Tình yêu quê hương chính là động lực để thôi thúc cho cậu bé nhỏ cố gắng tìm tòi học hỏi để tìm cách cứu lấy cả làng. Từ đó em nhận ra rằng khoa học kĩ thuật sẽ giúp con người thay đổi cuộc đời của chính mình và của cả một cộng đồng. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này lớn lên có thể trở thành nhà khoa học, có nhiều phát minh giúp ích cho xã hội.
Nghe và kể lại câu chuyện sau:
Cậu bé trung thực
Truyện dân gian Mê-hi-cô
Gợi ý
a) Nhà vua gặp cậu bé ở đâu? Cậu bé đang làm gì?
b) Vua khuyên cậu bé làm gì? Cậu bé trả lời thế nào?
c) Khi nghe nhà vua than thở củi khô bị bỏ phí, cậu bé đã nói gì?
d) Khi cậu bé được đưa vào hoàng cung, vua khen cậu bé thế nào?
e) Nhà vua đã thay đổi lệnh cấm của mình như thế nào?
Tìm danh từ trong các câu sau:
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
Đi làm nương
Ở làng người Thái và làng người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh. Cả làng đều đi làm nương; nương xa, nhiều khi lên tận ngọn suối. Con ngựa đeo tất cả đồ đạc và nông cụ trên lưng, có khi nó còn thổ thêm một chú bé ngồi vắt vẻo bên cạnh một cái nồi to. Mấy con chó thì lon ton, loăng quăng, lúc chạy trước, lúc chạy sau.
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Chẳng mấy chốc, khói bếp đã um lên. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Được mẹ địu ấm, có khi em bé vẫn ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó nhưng nhăng chạy, sủa om cả rừng.
Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người ngủ lại trong lều. Sương xuống mù mịt, lạnh buốt. Những bữa cơm tối, các gia đình quây quần ấm áp quanh đống lửa lớn đương bùng bùng cháy.
TÔ HOÀI
Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài đọc cho biết mọi người trong làng đều đi làm nương? Tìm các ý đúng:
a) Cả làng đều đi làm nương.
b) Trên nương, mỗi người một việc.
c) Trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh.
d) Con ngựa đeo tất cả đồ đạc và nông cụ trên lưng.
Đề bài: Em hãy viết đơn xin nghỉ buổi sinh hoạt ngoại khoá vì lí do sức khoẻ
Trao đổi về câu chuyện:
a) Cậu bé là người như thế nào?
b) Những chi tiết nào thể hiện tính cách tốt đẹp của cậu bé?
c) Việc làm của cậu bé đã ảnh hưởng tới nhà vua như thế nào?
d) Qua câu chuyện, em rút ra được điều gì?
Cách trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Những chi tiết nào trong bài đọc cho thấy cảnh làm nương diễn ra ở miền núi? Tìm các ý đúng:
a) Nương xa, nhiều khi lên tận ngọn suối.
b) Người lớn đánh trâu ra cày.
c) Mấy chú bé tìm chỗ bắc bếp thổi cơm ở ven suối.
d) Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô
Viết đoạn văn ngắn về một cây rau (hoặc món ăn) em thích. Gạch dưới một danh từ trong đoạn văn đó.
Viết một đoạn văn ngắn kể về những bộ phim hoạt hình mà em đã xem, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép.
Làng lụa Vạn Phúc
Làng lụa Vạn Phúc (hay làng lụa Hà Đông), nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 ki-lô-mét. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính của làng quê xưa như cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại bên cạnh khung dệt cơ khí hiện đại. Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa thủ công truyền thống. Lụa Hà Đông thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Lụa Hà Đông từng được chọn để may quốc phục cho các đời vua nhà Nguyễn.
Theo VŨ NGỌC KHÁNH
Tìm các danh từ riêng trong đoạn văn trên.
Chép lại câu sau, viết hoa các danh từ riêng:đà lạt là thành phố thuộc tỉnh lâm đồng, nằm trên cao nguyên lâm viên, thuộc khu vực tây nguyên của việt nam.
Qua câu cuối bài đọc, chúng ta thấy được điều gì? Tìm ý đúng:
a) Thời tiết lạnh giá ở rừng núi khi màn đêm buông xuống.
b) Tình cảm gắn bó, thân thiết giữa mọi người trong gia đình, làng xóm.
c) Cảnh lao động hăng say của mọi người trong gia đình, làng xóm.
d) Cảnh vắng vẻ ở bản làng trong mùa đi làm nương.