Câu hỏi:

21/07/2024 9.7 K

Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn tháng này của trường em là: “Vẻ đẹp của những bài thơ”. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Đề bài: Chủ đề bản tin học tập Ngữ văn thánqg này của trường em là: “Vẻ đẹp của những bài thơ”. Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin.

Đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 1

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.

Đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 2

“Sang thu” của Hữu Thỉnh là một bài thơ vô cùng hấp dẫn viết về chủ đề thiên nhiên đất trời vào thu. Nét độc đáo của bài thơ này không chỉ là những dòng thơ hay mà còn thể hiện qua những cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan, nhiều góc độ, nhiều hình ảnh mới lạ như “hương ổi, gió se, sương, dòng sông” hay như những đám mây trời vắt nửa mình sang thu. Đây cũng là những hình ảnh gợi lên bài thơ sang thu một nét độc đáo. Không những thế, tác giả còn cảm nhận thu bằng đầy đủ các giác quan như: thính giác, khứu giác, thị giác. Đặc biệt, nhà thơ còn cảm nhận mùa thu từ xa (hương ổi) đến gần (sương) từ cáI vô hình (gió se, hương ổi) đến cái hữu hình (dòng sông). Thật biết ơn nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một bài thơ khác lạ so với những bài thơ thu trước đó.

undefined (ảnh 1)

Đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 3

Bài thơ "Con chim chiền chiện" được nhà thơ Huy Cận viết vào năm 1967, in trong tập "Hai bàn tay em". Khung cảnh thiên thiên bao la, tươi đẹp là tấm nền để cánh chim bay cao vút trong không gian, cất cao tiếng hót ngọt ngào. Chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến, chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do trên bầu trời quê hương đất nước. Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng được vẽ lên qua những từ ngữ, hình ảnh đầy ấn tượng: "Bay vút, vút cao", "Cánh đập trời xanh - Cao hoài, cao vợi", "Chim bay, chim sà", "Bay cao, cao vút - Chim biến mất rồi"... Tiếng hót của chim chiền chiện đã mở ra một khung cảnh bình yên, tươi đẹp cho đất nước, làm say mê lòng người đọc. Bài thơ không chỉ là miêu tả khung cảnh quê hương, đất nước tươi đẹp dưới tiếng hót, dưới cánh chim chiền chiện mà qua đó còn bộc lộ tình yêu đất nước, yêu thiên của tác giả, là khao khát về một cuộc sống tự do, hòa bình.

Đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 4

Bài thơ “Một mùa xuân nho nhỏ” đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ Thanh Hải. Không chỉ vậy, bài thơ còn được sáng tác trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, đó là khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời. Có lẽ bởi vì vậy mà tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước mới dâng trào một cách mạnh mẽ, cháy bỏng trong lòng nhà thơ. Tình yêu quê hương, đất nước đó như được truyền tải qua từng lời thơ đi sâu vào lòng người. Tất cả được thể hiện thông qua bức tranh thiên nhiên của xứ Huế đẹp, thơ mộng và đầy trữ tình. Nó như chạm đến trái tim của từng người con đất Việt, thôi thúc họ thêm yêu và tự hào về đất nước mình hơn. Để rồi khi đọc xong bài thơ, trong đầu em vẫn văng vẳng lời thơ như tiếng hát:

                                          “Một mùa xuân nho nhỏ

                                            Lặng lẽ dâng cho đời

                                            Dù là tuổi hai mươi

                                            Dù là khi tóc bạc…”

undefined (ảnh 2)

Đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 5

 Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu". Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Vậy là chỉ hai câu thơ tưởng như đơn giản, mà có tới hai tầng ý nghĩa. Điều đó đã cho thấy sự cô đọng, gợi cảm trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.

Đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 6

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh giúp người đọc thấy được sự biến chuyển đầy tinh tế của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Mùa thu được nhà thơ cảm nhận qua từng giác quan như khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Từ đó, những tín hiệu đặc trưng nhất của mùa thu cũng lần lượt xuất hiện. Dưới mặt đất, dòng chảy của con sông trở nên chậm hơn, không cuồn cuộn như lúc hè về. Trên bầu trời, từng đàn chim sải cánh bay bắt đầu trở nên vội vã, âu lo tìm về phương nam tránh cái lạnh. Đám mây của mùa hạ nay đã “vắt nửa mình sang thu”, nửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại nghiêng về mùa thu. Dường như, những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên. Thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Triết lí mà nhà thơ muốn gửi gắm là những con người từng trải khi gặp phải sóng gió sẽ biết cách đối diện, đương đầu một cách bình thản, trưởng thành hơn. Như vậy, bài thơ đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Và từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời.

Đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 7

Bài thơ “Con chim chiền chiện” của Huy Cận đã đem đến cho tôi nhiều cảm nhận. Hình ảnh trung tâm của bài thơ - con chim chiền chiện được nhà thơ khắc họa thật chân thực và sống động. Cánh chim bay vút trên trời, với tiếng hót long lanh giống như cành sương chói, hình ảnh so sánh kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng hót giờ đây không chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà còn có thể nhìn thấy bằng thị giác - đầy long lanh, giống như hình ảnh giọt sương trên cành cây được nắng chiếu sáng. Những câu thơ tiếp theo khiến chúng ta có cảm thấy dường như chim chiền chiện đang trò chuyện với con người. Chúng đang làm tốt nhiệm vụ của mình, gieo những niềm vui đến với thế gian, cánh chim bay mãi đến trời xanh dường như không biết mệt mỏi. Với những dòng thơ trong trẻo, đẹp đẽ của mình, nhà thơ cũng muốn gửi gắm một bức thông điệp ý nghĩa rằng con người cần có giao hòa, gắn bó với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thêm yêu mến, trân trọng thiên nhiên.

Đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 8

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo gửi gắm tình cảm sâu sắc. Nhân vật trữ tình trong bài là người con, đang ở trong hoàn cảnh đã xa nhà nhiều năm. Bỗng nhìn thấy hình ảnh lá cơm nếp, nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Để rồi từng hình ảnh của mẹ hiện về trong tâm trí người con - mẹ nhặt lá về đun bếp, thổi nồi cơm nếp. Chắc hẳn, mỗi người sẽ thấy cảm động trước hình ảnh tảo tần của mẹ - người mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh cả cuộc đời vì con. Hai khổ cuối, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho mẹ hiền, cho đất nước. Trái tim con chia đều cho mẹ, cho đất nước - đó là một hình ảnh giàu tính biểu tượng. Đến những sự vật thiên nhiên còn hiểu được lòng của con, mà thơm mãi. Như vậy, “Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm giản dị, mà sâu sắc.

Đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 9

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã giúp tôi hiểu hơn về hình ảnh người bộ đội cụ Hồ. Nhà thơ đã kể lại câu chuyện về người lính từ lúc mới vào chiến trường cho đến khi chiến tranh đã qua, họ đã hy sinh. Khi còn trẻ tuổi, người lính còn hồn nhiên, chưa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống - chưa một lần yêu, cà phê chưa biết uống. Nhưng họ có một trái tim nhiệt huyết, luôn tin tưởng vào cách mạng, nên đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc để lên đường đi chiến đấu. Cuộc đời của họ đã trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn - hành trang mang theo chỉ là chiếc ba lô con cóc, với tấm áo lính màu xanh; phải chịu căn bệnh nguy hiểm là sốt rét rừng nhưng vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Điều này giúp tôi thêm khâm phục về tinh thần, nghị lực của những người thanh niên trẻ tuổi, trẻ lòng đó. Và rồi, chiến tranh khốc liệt đã khiến họ ra đi mãi mãi. Người còn sống vẫn nhớ về họ với tấm lòng trân trọng, yêu mến - đó là đồng đội, là nhân dân. Mùa xuân của người lính hay chính là mùa xuân của đất nước đã trở nên bất tử. Bài thơ đã mang đến cho tôi nhiều cảm nhận sâu sắc về một thế hệ con người đáng tự hào của dân tộc.

Đoạn văn cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - mẫu 10

“Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo là một tác phẩm gây cho tôi nhiều ấn tượng. Bài thơ là câu chuyện của một người con đã xa nhà nhiều năm, nhìn thấy lá cơm nếp nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ. Hình ảnh “lá cơm nếp” giống như một vật khơi gợi kí ức, gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về. Người mẹ giản dị, tần tảo sớm hôm đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp” hiện lên khiến tôi cảm thấy thật xúc động. Người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ của mình: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Đối với người con, tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ đoạn văn trên, em hãy xác định các đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn hoặc năm chữ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Tác giả có dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc hay không?

- Tác giả đã thể hiện những cảm xúc nào về bài thơ?

- Nội dung câu mở đoạn là gì?

- Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì?

- Nêu nội dung câu kết đoạn.

Xem đáp án » 16/07/2024 587