Đề bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị
Top 10 bài Cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị 2024 SIÊU HAY
Cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị - Mẫu 1
Đọc câu chuyện Làm chị, em rất ấn tượng và yêu mến nhân vật Hồng. Hồng là một cô bé nhỏ tuổi và cũng là một người chị gái. Trước đây, Hồng rất trẻ con, thường đôi co với em trai và không nhường nhịn em bao giờ. Cô bé cũng thường tỏ ra lười biếng, ỷ lại mẹ, nên không được em trai kính trọng. Tuy nhiên, từ lúc mẹ trở nên bận rộn, Hồng bỗng ý thức hơn về vai trò của bản thân trong gia đình. Cô bé trở nên chăm chỉ, ngoan ngoãn, chủ động làm việc nhà để giúp đỡ mẹ. Không chỉ vậy, Hồng còn quan tâm em trai hơn trước, chủ động nhắc nhở và dạy cho em các điều hay. Như vậy, cô bé Hồng đã thực sự ra dáng một người chị gái mẫu mực cho em trai noi theo. Vì thế, bỗng nhiên em trai trở nên ngoan ngoãn và kính trọng chị gái hơn trước. Sự thay đổi đó, xuất phát từ chính những hành động của Hồng hằng ngày. Bây giờ, Hồng đã là một người chị gái chăm chỉ, hiền lành và yêu thương em trai. Cô bé ấy có những phẩm chất thật đáng quý.
Cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị - Mẫu 2
Nhân vật Hồng trong câu chuyện làm chị đã ý thức được trách nhiệm làm chị của mình. Từ đó, Hồng đã biết giúp đỡ mẹ trông em và làm việc nhà.
Cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị - Mẫu 3
Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị đã nhận ra được trách nhiệm của một người chị trong gia dình. Làm chị rất thú vị, tuy nhiên nó cũng đi kèm với trách nhiệm to lớn. Từ đó, Hồng đã nhận ra trở thành một người chị tốt để em nhỏ đang noi theo tấm gương của mình.
Cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị - Mẫu 4
Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị đã nhận ra được trách nhiệm của một người chị trong gia dình. Làm chị rất thú vị, tuy nhiên nó cũng đi kèm với trách nhiệm to lớn. Từ đó, Hồng đã nhận ra trở thành một người chị tốt để em nhỏ đang noi theo tấm gương của mình.
Dựa theo quy tắc bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
Hãy đóng vai chim sâu, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật “chiếc lá” trong câu chuyện trên.
Viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.
Trẻ em có bổn phận sau đây: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn; thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Tìm danh từ trong các câu sau:
Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
Theo Trần Hoài Dương
Viết đoạn văn (hoặc 4 – 6 dòng thơ) theo một trong hai nội dung sau:
a) Con giáp mà em thích.
b) Con giáp là tuổi của em.
Hãy trang trí bài viết bằng tranh hoặc ảnh con vật đó.
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về những đức tính tốt của em, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.
Hãy nêu cảm nghĩ của em về đặc điểm của các nhân vật trong những câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1.
a) Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.
d) Nhân vật Minh trong câu chuyện Vết phấn trên mặt bàn.
Dấu gạch ngang trong bảng sau được dùng làm gì?
NHÂN VẬT TRONG CÁC CÂU CHUYỆN, BÀI THƠ ĐÃ HỌC
- Bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
- Hồng trong câu chuyện Làm chị.
- Bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.
- Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn.
- Bạn nhỏ trong câu chuyện Những vết đinh.
Chiếc lá
- Lá ơi, hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu!
- Tôi không tin! Bạn đừng có giấu! Nếu vậy, sao bông hoa kia có vẻ rất biết ơn bạn?
- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
- Chưa. Chưa có một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suối đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật! Cuộc đời bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện!
- Tôi không bịa tí nào đâu! Mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi: những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia.
(Theo Trần Hoài Dương)
Vì sao chim sâu muốn biết về cuộc đời của chiếc lá? Tìm ý đúng:
a) Vì chim sâu thấy chiếc lá rất đẹp.
b) Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá.
c) Vì chim sâu thấy chiếc lá muốn giấu bí mật.
d) Vì chim sâu thấy bác gió kể nhiều về chiếc lá.
Tìm các từ chỉ sự vật trong những câu sau:
a) Mẹ giao cho Hồng chăm sóc cửa nhà, quét tước, dọn dẹp.
Theo Bích Thuận
b) Chích bông năng nhặt sâu, bắt mối phá mùa màng và cây cối.
Tô Hoài
c) Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại.
Theo Tính Lê và Nguyễn Cường.
Dựa vào kết quả tìm ý và sắp xếp ý ở tiết trước, hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong một câu chuyện đã học (hoặc đã đọc, đã nghe).
Em hiểu “vết đinh” trong câu “Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn” chỉ điều gì?
* Nội dung chính Vệt phấn trên mặt bàn: Câu chuyện kể về Minh và người bạn mới quen tên Thi Ca. Mỗi Lần viết bài, Minh hay bị Thi Ca huých vào tay khi viết bài, cậu đã lấy phấn kẻ một đường trên mặt bàn. Khi hiểu rõ sự tình về bàn tay mặt của Thi Ca, Minh đã hối hận với hành động của mình.
Vệt phấn trên mặt bàn
Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới thật vui vẻ.
Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm Minh bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót từng dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên:
- Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè!
Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn:
- Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé!
Thi Ca nhìn đường phấn trắng, gương mặt thoáng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần.
Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Cô giáo nói:
- Hi vọng lần này bác sĩ sẽ giúp chữa lành cánh tay mặt để bạn không phải viết bằng tay trái nữa!
Lời cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi ca hay giấu bàn tay mặt trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn, xóa vệt phấn trên mặt bàn.
“Mau về nhé, Thi Ca!” – Minh nói với vệt phấn chỉ còn là một đường mờ nhạt trên mặt gỗ lốm đốm vân nâu.
Theo Nguyễn Thị Kim Hòa.
Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý?