Đề bài: Mỗi vùng, miền trên đất nước đều gắn với một loại cây đặc trưng: dừa ở Bến Tre, bàng vuông ở Trường Sa, phượng ở Hải Phòng,... Viết bài văn tả một cây được trồng nhiêu ở địa phương hoặc nơi em ở.
Top 10 bài Bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở 2024 SIÊU HAY
Bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở - Mẫu 1
Những con phố cổ luôn có trong tâm tưởng của người Hà Nội. Và tự lúc nào, đầu mỗi con phố đều có một cây hoa sữa.
Những ngày hè nóng nực, cây như một chiếc ô xanh che mát cho mấy bác xích lô, những người khách bộ hành... Thân cây hoa sữa cao, mảnh dẻ nhưng sần sùi, thô ráp như có sự can thiệp cùa bàn tay khốc liệt là thời gian. Cành cây mảnh mai vươn dài xen lẫn trong đám lá xanh rì. Những chiếc lá nhỏ, dài mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng 5- 6 lá. Lá hoa sữa khá đặc biệt, mặt sau của lá không phải là màu xanh là màu trắng bàng bạc. Nói đến thân, cành, lá thì dĩ nhiên phải nói đến nhựa cây. Bởi chính nguồn nhựa sống ấy đã giúp cây trường tồn cùng thời gian. Mỗi lần ai đó bứt lá hay lũ trẻ nghịch ngợm nô đùa, bẻ gẫy cành cây thì dòng nhựa trắng đục ấy lại chảy ra như dòng máu nóng.
Những buổi chiều mùa đông, nếu có dịp tản bộ trên con đường Nguyễn Du, bạn sẽ ngửi thấy một mùi thơm thoang thoảng nhưng nồng nàn, đó chính là mùi thơm của hoa sữa đã nở rồi đấy. Không ngờ loài cây bình dị ấy lại có thể dâng cho đời một hương hoa thơm đặc biệt đến vậy. Hoa sữa nhỏ xinh, trắng ngà, kết với nhau thành từng chùm. Mỗi chùm hoa chỉ nhỏ bằng nắm tay tôi. Từ chùm hoa luôn toả ra mùi thơm ngây ngất. Hương của nó vừa quyến rũ lại vừa dịu êm, vừa thanh tao lại sang trọng như được tạo hoá ban tặng. Nếu ta đưa cả chùm hoa lên mũi ngửi thì sẽ thấy một mùi thơm sực nức.
Nhưng nếu ngửi hương hoa trong không khí, trong gió nhẹ thoảng qua thì mùi thơm ấy lại mát dịu, dễ đi vào lòng người. Ông tôi thường bảo rằng: “Hoa sữa không có sắc đẹp nhưng nó có hương thơm say nồng, quyến rũ đến lạ kỳ mà khó loài hoa nào có được”. Có lẽ vì thế mà hoa sữa luôn gắn liền với đất Hà Thành, với con người Hà Nội. Hoa sữa tô điểm cho Hà Nội một vẻ đẹp đáng yêu. Người Hà Nội, ai đi xa cũng để thương, để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình.
Hoa sữa tô điểm cho Hà Nội một vẻ đẹp đáng yêu. Người Hà Nội, ai đi xa cũng để thương, để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình.
Bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở - Mẫu 2
Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.
Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ. Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.
Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn.
Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nảy mầm, xanh tươi.
Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.
Bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở - Mẫu 3
Xung quanh nơi em sinh sống luôn tràn ngập sắc xanh của các loại cây. Sống ở một vùng quê yên bình, cây xanh luôn hiện diện bên mỗi con đường làng ngõ xóm, trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc với bất kì người con nào của quê hương. Trong tất cả các loại cây, em thích nhất là cây nhãn – loài cây đã gắn bó với em trong suốt những năm tháng ấu thơ.
Nhà em có trồng một cây nhãn ở vườn, phần để lấy bóng mát, phần để thưởng thức hương vị ngọt lành của trái nhãn lúc vào mùa. Nhìn từ xa, cây như một dũng sĩ đứng hiên ngang như đang canh giữ cho vùng đất. Cũng chẳng biết cây nhãn này được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em lớn lên thì cây nhãn cũng đã lớn lắm rồi. Bà em nói cây nhãn ấy đã gắn bó với gia đình em suốt cả một khoảng thời gian đã lâu lâu lắm. Thân cây to ngang phải 2 người ôm mới hết, từ ấy vươn ra những cành cây xum xuê, tán lá mở rộng như một chiếc dù khổng lồ dưới bầu trời cao rộng. Rễ cây lớn, nổi lên trên mặt đất như những con rắn đang uốn mình. Thân cây xù xì,đầy những mảng rêu phong vì bụi màu của thời gian. Từ thân cây ấy bong tróc ra những lớp vỏ cũ kĩ, nâu sồng mà lại rất cứng. Đó phải chăng chính là dấu vết của thời gian in lên trên thân gỗ, để ta có thể thấy được trăm năm của đời thảo mộc? Những cánh tay nhãn vươn lên vững chắc như muốn nâng đỡ cả đất trời. Tán cây xanh mươn mướt, nhất là sau những trận mưa lớn, tán cây lại khoác lên mình một màu xanh mướt như được phết lên một lớp dầu bóng. Lá nhãn thuôn dài, mượt mà như một nét mi. Lá dày nhưng không có chút gì của sự mềm mỏng. Ngay cả những cái lá non mới nhú cũng cho thấy sức sống của một loài cây khỏe. Chúng cứ mơn mởn trổ lá như thể đang phô diễn hết thảy cái sức sống mãnh liệt trời ban cho mình.
Mỗi dịp đầu hè là mùa hoa nhãn nở. Từng chùm, từng lớp thi nhau trổ ra làm vàng ươm cả một góc vườn. Hoa nhãn nhỏ li ti, kết lại thành từng chùm nom đẹp như những chùm sao. Nó báo hiệu cho một mùa nhãn được mùa. Khi cái nắng hè báo hiệu một mùa hè oi ả sắp đến, khi những tán cây đã dập dìu tiếng kêu văng vẳng của loài ve cũng chính là lúc nhãn kết trái ngọt. Khi cơn mưa hè dữ dội gột rửa sach những cái lá, khi chút nắng vàng ươm của mùa hè làm cho thịt vỏ săn lại, quả nhãn cứ to dần, to dần lên rồi chẳng mấy chốc mà thành quả ngọt chốn vườn. Trảy một vài chùm nhãn xuống, lắng nghe cái vị ngọt đang ứa ra trong từng lớp thịt, âu cũng đã là một sự thú vị rồi. Cùi nhãn dày, trắng đục nom đẹp như những viên ngọc trai. Hạt nhãn đen lay láy như ánh mắt của một người thiếu nữ đang độ xuân thì. Ăn một quả nhãn, cái vị ngọt ấy như chứa chan hết thảy cái nắng, cái gió của một mùa hè. Người ta nói, mùa nhãn tức là mùa hè đã chín quả là không sai.
Còn nhớ hồi em còn nhỏ, cây nhãn đã trải qua cùng gia đình em một trận bão lớn chưa từng có. Sáng ra khi cơn bão đã qua đi, cây nhãn đứng đó, trơ trụi lá, những cành to cũng rạp hết xuống gốc. Trông nó thảm hại và đáng thương biết bao, cứ tưởng sẽ chẳng qua nổi. Thế mà chỉ độ vài ngày sau, nhãn đã lấy lại cho mình sức sống thuở nào. Nó vươn lên đầy mạnh mẽ để rồi cho đến bây giờ vẫn luôn hoàn thành trọng trách của một kẻ gác vườn.
Cây nhãn đã gắn bó với em từ những ngày còn thơ bé đến khi đã trưởng thành. Vị ngọt của nhãn, sắc xanh ngọc tuyệt đẹp của loài cây ấy sẽ mãi mãi chiếm một phần trong trái tim em.
Bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở - Mẫu 4
Em sinh ra và lớn lên ở một xóm nhỏ ở tỉnh Bến Tre. Loại cây xuất hiện nhiều nhất ở nơi đây chính là những cây dừa xiêm lùn. Từ trong vườn nhà cho đến dọc đường đi, hai bên mé sông, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình dáng của loài cây này.
Cũng như tên gọi, cây dừa xiêm lùn là một trong các giống cây dừa nhưng có chiều cao khá là khiêm tốn. So với các anh chị em cao lớn chót vót của mình, thì những cây dừa xiêm lùn chỉ cao khoảng 3m đến 4m mà thôi. Tuy nhiên, bề ngang của cây thì lại chẳng hề kém cạnh các họ hàng khác, thậm chí là còn vượt trội hơn. Gốc dừa xiêm lùn to như gốc bàng, một người ôm chẳng xuể. Tuy lên đến ngọn thân cây sẽ nhỏ dần, nhưng dù vậy ở phần sát ngọn thân dừa vẫn còn bự lắm. Vì chiều cao thấp bé, nên khoảng cách giữa các khoanh tròn ở trên thân cây cũng khá gần nhau. Kết hợp với chiều cao khiêm tốn của cây, thì việc trèo lên để hái trái lại càng thêm đơn giản. Tuy cây thấp bé nhưng nhờ thân to lớn vững chãi, nên có thể gánh được những chiếc lá dừa vừa to lại vừa dài. Những tàu lá xanh ấy có khi dài đến cả hai mét, từng chiếc lá dài mọc đối xứng qua sống tàu lá cũng to bằng ba ngón tay, dài hơn 20cm. Sự đồ sộ đó khiến bộ lá của cây dừa to như là mái tóc xù của một cô bé nhỏ tuổi.
Một cây dừa xiêm lùn chỉ mất từ hai đến ba năm để phát triển hoàn toàn và bắt đầu cho trái. Cây rất năng suất, mỗi vụ cho từ ba đến năm buồng. Mỗi buồng có thể lên đến hơn chục trái. Trái dừa xiêm thì khỏi phải bàn về độ ngon rồi. Người dân ở địa phương em không chỉ ăn trực tiếp, mà còn lấy cùi dừa làm mứt. Rồi đem nước dừa chế biến đủ loại món ngon. Dù là kho hay nấu cà ri, nấu chè, làm bánh… đều cho nước cốt dừa vào để làm tăng thêm hương vị. Đó chính là sự minh chứng rõ nét nhất trong sự hiện diện của loài cây này ở địa phương em. Từ nhỏ, em đã quen với hình ảnh cây dừa xiêm lùn hiện diện ở mọi nơi. Chúng em chơi nhảy dây, đá cầu dưới bóng mát cây dừa. Chơi tàu trượt với tàu dừa vừa rụng. Phe phẩy cái quạt tay cắt từ bẹ dừa khô. Tập trèo lên cây và hái quả từ khi còn nhỏ xíu. Cứ là người con của mảnh đất này thì ai ai cũng thành thạo bổ dừa lấy nước. Nhà nào cũng có sẵn cái máy nạo dừa ở góc sân. Hình ảnh cây dừa xiêm lùn ấy còn đi vào lời ru ầu ơ của các bà, các mẹ trong những buổi trưa dài.
Em yêu lắm những cây dừa xiêm lùn ở quê hương của mình. Nó không chỉ là một loại cây trồng, mà còn là một người đồng hương gắn bó với biết bao thế hệ của người dân nơi đây.
Bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở - Mẫu 5
Phía sau nhà bà em có một cái giếng nhỏ. Vào mùa hè, giếng lúc nào cũng mát rười rượi, nhờ giàn hoa giấy được ông trồng ở ngay phía trên.
Giàn hoa giấy ấy, được tạo nên từ hai cây hoa giấy trồng ở hai bên giếng. Với tuổi tác cao, gốc cây rất to và cứng cáp. Em áng chừng, gốc và thân ở dưới cũng phải bằng bắp tay của em cơ. Lớp vỏ thân cây có màu nâu sẫm, nhưng láng chứ không hề gồ ghề, nhăn nheo như các cây cổ thụ nhiều tuổi. Từ cách mặt đất chừng một mét, cây bắt đầu đẻ ra các cành đơn. Các cành ấy ngay từ khi mới mọc đã được ông em khéo léo lồng ghép, uốn vào chân của giàn tre phía trên cho bò lên đấy. Nên theo thời gian, nó cứ bò lên trên mái, rồi đẻ ra vô số nhánh con. Nhánh con lại đẻ ra nhánh cháu, nhánh cháu đẻ ra nhánh chắt. Cứ thế, giàn tre biến thành giàn hoa giấy với cơ man là cành hoa chồng chéo lên nhau. Chúng dày đến mức dù là những ngày nắng gay gắt nhất của mùa hạ, nắng cũng không có cách nào xuyên qua được.
Trên các cành nhánh hoa giấy cũng có nhiều gai nhọn. Gai hoa giấy nhỏ và thưa thớt, rồi cũng không cứng được như hoa hồng. Nhưng cũng đủ để bảo vệ giàn hoa khỏi các loài động vật tò mò. Lá hoa giấy có dáng như lá trầu nhưng nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng cái muỗng con con. Bề mặt lá láng bóng và hơi khum khum vào. Tuy nhỏ nhưng lá mọc dày và nhiều cành nhỏ, nên giafn hoa giấy vẫn rất là xanh mượt. Đẹp nhất giàn thì đương nhiên là hoa giấy. Hoa giấy nở thành từng chùm. Chùm nhỏ độ ba đến năm bông, chùm lớn có khi cả mười bông. Hoa giấy nhỏ như cái chén trà, gồm ba cánh mỏng như là giấy chụm lại với nhau, che chở mấy cái nhị hoa bé xíu. Hình dáng như cái đèn lồng với ba ngọn nến bên trong. Hoa giấy nhà bà có màu cam rực rỡ, ngó dưới ánh nắng cứ như là màu đỏ. Hoa gần như nở quanh năm, kể cả mùa đông. Nên cả giàn cây lúc nào cũng sáng rực rỡ. Khiến ai nhìn thấy cũng phải xuýt xoa khen ngợi.
Mỗi lần sang nhà bà chơi, em luôn thích thú ra sau nhà, ngồi dưới bóng mát cây hoa giấy để đọc sách, ngắm hoa. Đây chính là địa điểm du lịch hấp dẫn mà dù đến chơi bao nhiêu lần em vẫn chẳng hề thấy chán.
Bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở - Mẫu 6
Ở quê em, mỗi nhà đều có một khu vườn nhỏ trồng rau, cây trái. Mỗi người với sở thích, nhu cầu khác nhau thì sẽ có những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là ở bất kì khu vườn nào trong xóm em cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối. Bởi đơn giản, giống cây này không chỉ dễ trồng, ít công chăm sóc, lại còn đem lại giá trị kinh tế cao.
Giống chuối được trồng nhiều nhất ở quê em là giống chuối lùn. Gọi là chuối lùn vì nó gần như là loại thấp nhất trong các giống chuối. Nhưng một cây chuối lùn trưởng thành cũng cao từ 1m6 đến 1m8. Thân cây chuối thẳng đuột, to tròn như cột nhà, với nhiều kích thước khác nhau. Cây nhỏ thì thân chỉ to như bắp đùi của người lớn, cây to thì thân phải to đến con nít ôm không xuể. Thân chuối thực ra được tạo từ nhiều lớp bọc sát vào nhau như bánh bông lan cuộn, chứ không đặc một khối như các loại cây thân gỗ khác. Các lớp bên ngoài, gần gốc có màu xám sẫm, càng lên cao chuyển sang xanh đậm, rồi xanh ngọc. Rễ của cây chuối là rễ chùm, tuy không to, dai, chắc như các cây ăn quả khác, nhưng nó vẫn giúp cây bám rất chắc vào mặt đất. Bởi nó còn có một phần gốc cắm xuống lòng đất, thường được gọi là củ chuối.
Cây chuối không mọc thành các cành, mà chỉ có lá thôi. Lá chuối mọc trực tiếp từ phần ngọn của thân cây chuối. Từng lá chuối to, dài như cánh quạt trần tỏa ra tầng tầng, lớp lớp. Mỗi lá chuối sẽ có sống lá to, nằm ở giữa, và phần lá tỏa ra hai bên, liền thành một tảng chứ không chẻ thành nhiều phần nhỏ như lá dừa. Lá chuối càng ở dưới thấp thì sẽ càng to và có màu xanh sẫm hơn lá ở trên. Lá chuối non ban đầu dựng thẳng như thân cây, cuốn chặt như một phong thư chưa được mở. Sau nó sẽ lớn hơn, đậm màu hơn, cứng cáp hơn mà mở bung ra, duỗi thẳng.
Cây chuối kết trái không có thời gian cố định. Cứ khi tích lũy đủ chất, hấp thu đủ tinh hoa đất trời thì nó sẽ ra trái. Từ ngọn cây chuối nhú ra chồi hoa. Khi hoa nở ra, bên trong nó là các lớp nhụy hoa, Từng lớp thụ phấn thành từng nải chuối, kéo dãn dài ra tạo thành cả một buồng chuối to. Tất nhiên, cũng không có giới hạn nào cho một buồng chuối cả. Có buồng chỉ có vài ba nải, có buồng đã ghi nhận đến cả gần trăm nải. Mỗi quả chuối dài và cong cong như lưỡi liềm, thường to bằng tay lái xe máy. Mỗi cây chuối lùn, cả cuộc đời chỉ cho ra quả một lần. Sau lần đó, nó sẽ không thể ra hoa kết trái nữa. Mà dành sức dưỡng lên những cây con mọc sát cạnh mình, chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo. Những cây con đó, được mọc lên từ phần rễ, phần gốc của cây chuối ban đầu. Đó chính là lý do mà cây chuối thường mọc thành bụi, thành cụm.
Đối với người dân quê em, thì cây chuối không có bộ phần nào là bỏ phí cả. Quả chuối lúc chín ăn thơm, ngọt, bùi. Khi còn xanh thì có thể làm món chuối chiên ngào đường, hay làm nộm, ăn với gỏi cuốn. Hoa chuối khi đã kết trái xong, thái mỏng trộn với rau sống ăn bún, phở. Lá chuối thì dùng để gói bánh, bọc xôi, còn phần thân thì làm thức ăn cho gia súc. Thế là chẳng để thừa cái gì.
Từ bé, hình ảnh những tàu lá chuối rung rinh trong gió như những cánh chim khổng lồ đã in sâu vào trong tâm trí của em. Em mong rằng, rồi mai đây, dù kinh tế phát triển, cuộc sống có đổi thay như thế nào, thì cây chuối vẫn sẽ được người dân quê em yêu quý, gắn bó như hiện tại.
Bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở - Mẫu 7
Cây chuối là một loại cây quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Trong vườn cây mỗi nhà chắc hẳn sẽ có một khóm chuối. Mẹ em cũng trồng chuối ở khu vườn sau nhà. Em rất thích cây chuối nhà em.
Chao ôi! Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc quạt khổng lồ với những cánh quạt xanh lả lướt trong gió. Cây chuối cao lắm, cao hơn một mét rưỡi. Thân chuối là những bẹ xanh xếp khít vào với nhau. Những bẹ ở ngoài màu nâu sẫm, khô héo, những bẹ trong xanh non, đẫm nước xếp khít vào nhau như ôm ấp nhau. Thân chuối tròn, nhẵn, mịm và nhìn rất mướt. Chuối có nhiều tàu lá. Lá chuối xanh, to bản, với đường gân xanh to chia lá làm hai nửa. Mặt trên phiến lá màu xanh đậm, mặt dưới lá có nhiều phấn trắng. Có những phiến lá bị gió tạt, có nhiều chỗ rách trông xa như chiếc lược ai vô tình bỏ quên. Có những chiếc lá non cuộm tròn như một cuốn thư, chỉ chờ gió sớm sương đêm là sẽ bừng mình tỏa rộng.
Chuối là loại cây ra hoa đậu quả sớm. Hoa chuối màu tím tím, như một nụ sen với những bẹ hoa chuối ôm lấy nhau bảo vệ nải chuối non bên trong. Theo thời gian, hoa chuối già và nhô ra buồng chuối xanh với những nải chuối chi chít quả trông thích mắt. Quả chuối cong cong như một vầng trăng non. Đây là giống chuối ngô nên quả dài, cong và to. Chuối chưa chín có màu xanh đậm, khi chín chuyển sang màu vàng với những đốm đen mà mọi người hay gọi là chuối chín trứng cuốc.
Chuối không mọc riêng lẻ và đứng theo bụi, theo khóm. Cây chuối mẹ trồng một mình giờ đã lớn và xung quanh mọc lên những cây chuối non. Trông nó hạnh phúc như người mẹ đang ôm ấp những đứa con thân yêu của mình. Chuối dễ trồng, nhanh lớn và có rất nhiều công dụng. Quả chuối là loại quả ngọt lành, giàu chất dinh dưỡng. Chuối xanh có thể dùng để nấu canh. Lá chuối để gói bánh. Thân chuối có thể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Em rất thích cây chuối nhà em. Em hi vọng cây lớn nhanh, mọc tốt để cho ra những buồng chuối sai trĩu quả.
Bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở - Mẫu 8
Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nổi tiếng về nhãn lồng vì vậy mà đâu đâu cũng thấy có rất nhiều cây nhãn. Trong vườn nhà trồng nhãn đã đành, thậm chí dọc cả hai bên đường cũng trồng nhãn. Vì vậy mà đối với em hình ảnh cây nhãn đã trở nên thân quen vô cùng.
Trong vườn nhà em cũng có một vài gốc nhãn. Bố mẹ em trồng nhãn vừa để cho gia đình thưởng thức, vừa để góp phần nâng cao kinh tế cho gia đình. Chính vì vậy mà bố mẹ chăm sóc những gốc nhãn cẩn thận lắm. Khi mùa xuân gõ cửa, những hạt mưa xuân đổ xuống vườn nhãn. Những cái lá cây thon dài cũng vươn mình ra hứng những hạt mưa xuân. Sớm ra, những hạt sương vẫn còn đọng lại trên lá, cảm giác như cây nhãn muốn hứng lấy tất cả những gì tinh khôi nhất của đất trời.
Khi mùa hè sang, cái nắng oi ả của ngày hè chẳng làm cây nhãn nản lòng. Thậm chí, nó còn nở ra những bông hoa vàng đẹp tuyệt. Hoa e ấp trong nắng và dường như trong chúng có một khát khao cháy bỏng rằng sẽ được chuyển mình thành những quả ngon. Quả thực chỉ một thời gian ngắn sau, người ta đã nhìn thấy những quả nhãn lủng lẳng trên cây. Quả nhãn không mọc riêng lẻ mà chúng mọc thành từng chùm với rất nhiều quả. Em nhìn chùm nhãn và nghĩ có lẽ chúng cũng muốn thể hiện tinh thần đoàn kết của mình. Những quả nhãn với cùi trắng rất dày, những hạt nhãn đen và tròn là loại quả ưa thích của nhiều người vào những ngày hè.
Năm nào nhãn sai quả và được giá là những người dân quê em lại vui như tết vậy. Em chỉ mong sao trời thương cho năm nào nhãn cũng sai quả như vậy để người dân quê em không còn phải lo lắng quá nhiều.
Bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở - Mẫu 9
Ở khu phố của em nhà nào cũng trồng cây hoa giấy. Nhờ hàng cây hoa giấy nở đẹp rực rỡ suốt bốn mùa tạo đã nên những bức tường đầy màu sắc, thu hút bao ánh mắt của người đi đường. Mùa xuân đến, giàn hoa giấy hồng đậm trước mái hiên nhà em cũng đã bắt đầu trổ bông.
Cây hoa giấy là loại cây leo, thân mềm và nhỏ bằng chiếc đũa ăn cơm, có màu nâu sậm. Dây leo vươn dài bám lên dàn tre và chiếc cổng sắt để leo lên cao và lan rộng hơn. Đang là đầu xuân nên những bông hoa giấy nhà em đã ra hoa màu hồng đậm rất đẹp, đặc biệt khi được ánh nắng mặt trời chiếu vào lại càng trở nên lung linh và rực rỡ hơn.
Lá của cây hoa giấy màu xanh thẫm có viền răng cưa và những đường vân ngoằn ngoèo trên mặt lá. Những chiếc lá của cây xếp chồng lên nhau tạo thành chiếc ô kín không cho ánh nắng chói chang chiếu xuống. Hoa giấy thường nở theo chùm, từng chùm có từ sáu đến bảy bông, màu hồng đậm rất đẹp.
Cánh hoa giấy mỏng, mềm và nhẹ bẫng như nhung. Khi sờ vào những cánh hoa, cảm giác vừa mịn vừa mát quả thật rất thích. Hoa giấy không có nhiều cánh như hoa hồng hay hoa đào, hoa giấy chỉ có bốn cánh khum khum chụm vào nhau, che chở cho nhụy hoa bé nhỏ ở bên trong.
Cây hoa giấy tỏa ra che kín khắp mái hiên nhà em khiến cho mái hiên trở nên vô cùng mát mẻ và thoáng đãng. Em thích nhất là buổi tối được ngồi đây vừa nghe bà kể chuyện vừa ngắm nhìn giàn hoa giấy.
Em rất thích cây hoa giấy này. Hình ảnh của nó đã khắc sâu vào trong tâm trí em một cách nhẹ nhàng mà vô cùng mãnh liệt khiến em không thể nào quên. Dù sau này đi đâu, làm gì em cũng sẽ luôn nhớ về giàn hoa giấy ấy.
e. Trong câu “Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào.”, tác giả sử dụng cách nhân hoá nào?
• Sử dụng từ ngữ vốn dùng tả đặc điểm của người để tả vật
• Sử dụng từ ngữ vốn dùng tả hoạt động của người để tả vật
• Cho vật tự xưng hoặc trò chuyện, tâm tình với vật như với người
• Sử dụng từ ngữ vốn dùng gọi người để gọi vật
Đọc bài và thực hiện yêu cầu
Bạn nhỏ trong rừng
Lán địa chất của bố tôi ở trong rừng cây sau sau. Trong hốc một cây sau sau cách lần không xa, có một cái tổ sóc. Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào.
Một hôm, khi tìm quả cầu giấy đá rơi vào chỗ gốc cây sau sau, tôi phát hiện ra ở gốc cây có một lỗ hủm, lá khô và rác che phủ bên ngoài. Tôi kéo mở cỏ rác ra thì thấy rơi vãi những hạt dẻ và quả gắm già, cả mấy quả trám khô và ít hạt ngô nữa. Tôi cho là tổ của một loài gì đấy và cũng không để ý đến nữa. Những ngày nắng ấm chẳng kéo dài được lâu. Một đợt rét mới lại xô đến. Hai ngày liền, khu rừng vắng bóng chú sóc. Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bò ra. Chú leo xuống chỗ cái hủm ở gốc cây, bởi bởi, cào cào, chạy ra chạy vào một lúc rồi leo lên chạc cây, đôi mắt ngơ ngác nhìn về phía chúng tôi như có ý hỏi xem có phải chúng tôi đã đụng đến cái hủm ở gốc cây kia không? Tôi chợt hiểu: thì ra cái hủm đó chính là kho dự trữ thức ăn của chú. Thế mà tôi đã phá mất cái kho ấy! Lòng tôi bỗng dâng lên một niềm hối hận.
Tôi vào rừng nhặt ít quả trám rụng và kiếm thêm một nắm ngô. Tôi bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm, một nửa trải ra quanh gốc cây cho chú sóc dễ nhận thấy. Tôi lánh mặt đến gần tối mới đến gốc cây sau sau. Một số quả trám và nhiều hạt ngô không còn đấy nữa. Tôi đoán chú bạn nhỏ trên cây đã không từ chối món quà, cũng là lời xin lỗi của tôi.
— Toóc! Toóc! Toóc!
Kìa! Sóc bụng đỏ đã ra kia rồi! Chào chú!
Theo Ngô Quân MiệnChọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Chú sóc bụng đỏ sống ở đâu?
• Ở trong cái lán địa chất
• Ở cái tổ nằm trong gốc cây
• Ở lỗ hủm dưới gốc cây
• Ở sau cái lần địa chất
g. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ ngữ in đậm trong câu "Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bò ra."?
• ấm nóng
• đầm ấm
• ấm áp
• ấm hơn
d. Hối hận vì hiểu ra chính mình đã phá mất cái kho dự trữ thức ăn của sóc, bạn nhỏ đã làm gì?
• Vào rừng nhặt trám rụng và một nắm ngô
• Lấy lá khô và rác rải vào cái hủm
• Bỏ ngô và trám vào cái hủm
• Bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm và trải một nửa quanh gốc cây
b. Bạn nhỏ đã thấy gì ở trong lỗ hủm dưới gốc cây?
• Lá khô và rác
• Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và ngô
• Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và rác
• Mấy hạt ngô và quả gắm
c. Chi tiết chú sóc dự trữ thức ăn trong hủm cây nói lên điều gì?
• Chú rất chăm chỉ
• Chú rất biết lo xa
• Chú rất sợ trời lạnh
• Chú rất thích thời tiết ấm áp
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
h. em thích nhất chi tiết nào trong bài? Vì sao?
i. Theo em, vì sao món quà cho chú sóc cũng là lời xin lỗi của bạn nhỏ?
k. Qua bài đọc, em có suy nhĩ gì về việc bảo vệ rừng?
l. Đặt câu nói về một sự việc được kể trong bài, trong đó có sử dụng trạng ngữ.